Người ‘bắt’ ung thư nằm im 36 năm

HÀ NỘI – Phát hiện bị ung thư tuyến giáp khi vừa tròn 20 t.uổi, Dung bàng hoàng, đầu óc trống rỗng rồi tự hỏi “ung thư là gì”.

Khi ấy là năm 1983, Dung đi khám vì nuốt vướng, đau họng. Đến viện khám, bác sĩ chẩn đoán u lành. Thời điểm đó, nhận thức về bệnh ung thư của cô cũng như nhiều người khác vẫn còn chủ quan.

“Ngày đó xem phim mới biết có bệnh ung thư nhưng chẳng ai lường được cuộc chiến không s.úng ống này lại gian khó đến như vậy”, cô nói.

Ba tháng sau, khối u lớn dần và chèn ép thực quản. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u để đảm bảo an toàn.

Ca phẫu thuật kéo dài 4 tiếng, gây mê 2 lần. Sau mổ, khối u sinh thiết cho kết quả cô mắc ung thư tuyến giáp. “Tôi không tin cho đến khi cầm tờ kết quả, trong lòng rối bời vì không biết nên bắt đầu đối diện với nó thế nào”. Rồi Dung ôm lấy mẹ, òa khóc. Mọi thứ dường như quá sức với cô gái 20 t.uổi.

Sau ca mổ, Dung bị thủng thực quản do khối u nằm ở vị trí khó, cần bóc tách kỹ. Hàng ngày, mẹ cô phải nấu cháo rồi dùng xilanh bơm vào để ăn. Cô bị mất tiếng, muốn nói chuyện phải viết giấy rồi dùng cử chỉ bằng tay để nói chuyện với mọi người.

Lúc đó, Dung tự nhủ bản thân sẽ “chấp nhận nhưng không đầu hàng”. Sau 6 tháng, cô bỗng bật lên thành tiếng. Câu đầu tiên cô nói là “Mẹ ơi”.

Đón nhận tin bị ung thư, cô nói “đích thì ai cũng phải đến, chỉ là đến sớm hay muộn”. Ảnh: Thùy An

Bị ung thư, Dung xác định không lấy chồng. Nhiều năm sau, cô tình cờ gặp anh Sử, chồng cô hiện tại. Khi đó, cô không giấu giếm mà cởi mở nói về bệnh tình của mình. Khác với tưởng tượng, anh vẫn quyết kết hôn và cùng vợ chiến đấu đến cùng.

Năm 1992, con trai đầu lòng của vợ chồng anh chào đời. Hai năm sau, gia đình có thêm một b.é t.rai. Kể từ đó, cô có thêm bạn đồng hành trong chuỗi ngày không đầu hàng bệnh tật.

Năm 2009, bác sĩ nói khối u tái phát. Đắn đo có nên điều trị, Dung quyết định dành thêm thời gian chăm sóc cho các con trước rồi mới phẫu thuật.

Cơn ho ngày càng dày buộc cô phải đến viện để kiểm tra. Kết quả chọc tế bào sinh thiết 4 lần tại các bệnh viện khác nhau đều lành tính. Về nhà, cô nghe mọi người nói “uống thuốc nam để làm teo khối u” nên cũng thử. Thế nhưng, chỉ sau một tháng, men gan tăng 4 lần, hồng cầu giảm, bạch cầu giảm, urê tăng. Khối u lúc đó đã di căn hạch và phổi, có u ở trung thất.

Sau khi sức khỏe ổn định, cô Dung học vẽ để tinh thần thoải mái. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ca mổ lần thứ hai vào 7/2014 khiến cô bị liệt dây thanh quản. “Ăn, uống, ngủ là ba cực hình”, cô nói. Những đợt điều trị iốt cùng ăn kiêng không iốt khiến cơ thể cô bị tích nước, mặt nặng dẫn đến khó thở, thiếu oxy, chân tay co quắp và không cầm nắm được thứ gì, sức khỏe cứ thế đuối dần.

“Khi tôi thức không ai biết nhưng khi ngủ thì ai cũng nghe thấy tiếng rít dài. Thậm chí, tôi đã nói với chồng những lời sau cùng”, Dung nói.

Cầm cự 8 tháng, cô đến kiểm tra ở chuyên khoa Tai Mũi họng. Bác sĩ đã đặt ống nội khí quản cố định ở cổ để thở còn “mũi chỉ để đủ bộ phận”. Cô phải chung sống với ống thở cả đời.

Để che đi, cô thường dùng khăn quấn ngang cổ. Người không biết nghĩ cô làm điệu, mùa hè thì lại nói cô có vấn đề nhưng lâu dần cũng quen. Cô không còn quan tâm đến lời bàn tán của người ngoài.

Khi nói chuyện, cô phải lấy tay bịt lại chỗ mở khí quản để không khí đi qua, rung dây thanh âm mới có thể nói. Nó khiến giọng nói của cô bị khàn chứ không trong như người bình thường.

Cô Dung (ngoài cùng bên phải) tham gia câu lạc bộ yoga dành cho bệnh nhân ung thư để có thêm niềm vui sống. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Gần 40 năm điều trị ung thư, cô Dung trang bị cho bản thân nhiều kiến thức về bệnh. Cô luôn tự nhủ “ung thư như bệnh mạn tính, mà đã là bệnh thì phải chữa” nên không cho phép mình được bỏ cuộc.

Người phụ nữ 56 t.uổi là thành viên tích cực trong câu lạc bộ yoga, tập vẽ, tổ chức nhiều buổi dã ngoại… “Nếu gặp ở ngoài, khó ai có thể đoán cô đang vướng căn bệnh đáng sợ và khó chữa nhất loài người”, Đặng Quỳnh Nga, 33 t.uổi, huấn luyện viên lớp yoga nói. “Năng lượng từ cô giúp tôi có niềm tin và động lực để sống ý nghĩa hơn”, Nga nói.

Bên cạnh đó, cô còn vận động mọi người tham gia các hoạt động tình nguyện, phát mũ miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Hàng ngày, cô tự chuẩn bị bữa ăn và ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không ăn kiêng theo “thực đơn mạng” hay truyền tai nhau khiến cơ thể thiếu hụt chất.

“Khi bạn nhìn thấy cái đích mà bạn phải đến, bạn sẽ biết cách để sống những ngày còn lại một cách ý nghĩa và trọn vẹn nhất”, cô Dung nói.

Thùy An

Theo VNE

N.am s.inh 23 t.uổi đau ngực, ho ra m.áu, phát hiện loét thực quản chỉ vì uống thuốc theo cách này

Một số người có thói quen cho viên thuốc vào cổ họng rồi nuốt chửng, không uống nước hoặc uống không đủ nước. Đây chính là cách uống thuốc thiếu khoa học, gây hại lớn tới sức khỏe.

Ngày nay, mỗi khi con người bị ốm đều sử dụng thuốc Tây, để giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh, tuy nhiên nhiều người cho rằng uống thuốc không cần uống nước cũng có thế nuốt, động tác này thực sự rất nguy hiểm. Bác sĩ T.iền Chính Hoằng, thuộc Khoa gan mật tại một bệnh viện ở Đài Bắc có chia sẻ với Ettoday. Bác sĩ đã gặp một n.am s.inh viên 23 t.uổi, vì bị đau ngực, ho ra m.áu nên đến bệnh viện để chẩn đoán.

Nhiều người cho rằng uống thuốc không cần uống nước cũng có thế nuốt, động tác này thực sự rất nguy hiểm.

Thông qua nội soi kiểm tra, phát hiện trong thực quản của n.am s.inh này xuất hiện một vết loét màu trắng kèm theo c.hảy m.áu rất nhiều, ban đầu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu của ung thư thực quản, nhưng sau khi sinh thiết phát hiện không có gì bất thường. Trong quá trình tìm hiểu, bác sĩ hỏi tỉ mỉ về t.iền sử của bệnh nhân, mới phát hiện n.am s.inh do nuốt phải viên nang dẫn đến loét thực quản.

Bác sĩ T.iền Chính Hoàng giải thích, n.am s.inh này thời gian dài uống thuốc cảm, nhưng uống thuốc với lượng nước không đủ, thậm chí là nuốt khô với số lượng nhiều viên thuốc cùng lúc, dẫn đến các viên nang khi xuống thực quản bị dính trên niêm mạc, theo thời gian các viên này gây tổn thương thực quản, thậm chí còn c.hảy m.áu. Sau đó, bệnh nhân được các bác sĩ điều trị trong 2 tuần, phần loét thực quản dần hồi phục.

Bác sĩ T.iền Chính Hoằng cũng chia sẻ thêm một trường hợp tương tự, một cô gái 17 t.uổi lúc đầu cũng vì đau ngực, đau họng, khi nuốt thức ăn phát hiện thực phẩm đến thực quản càng khó chịu. Cô gái cho rằng chỉ là do mình ăn quá nhanh, tuy nhiên triệu chứng kéo dài đến 2-3 ngày đều không có chuyển biến tốt nên mới đến bệnh viện.

Bác sĩ loại trừ khả năng trào ngược axit dạ dày và ung thư thực quản, hoài nghi là do hóc xương cá, nhưng đến khi nội soi, phát hiện có một vết loét khoảng 1cm trên thực quản, tương ứng chiều dài của một viên nang, loại vết loét đối xứng này, là một đặc điểm điển hình của loét thực quản do uống thuốc.

Một số nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy việc uống thuốc không dùng nước có thể làm giảm tác dụng của thuốc.

Trước câu hỏi của bác sĩ, cô gái thừa nhận rằng cô có thói quen uống thuốc trị mụn trước đó, và trong số đó có vài viên thuốc là bao con nhộng (viên nang). Vì không uống đủ nước, khiến viên nang dính trên niêm mạc, tan thông qua nhiệt, nên không thể quan sát thấy. Thời gian dài gây tổn thương niêm mạc, cộng thêm với việc sau khi ăn cơm mới uống thuốc, hoặc gần đi ngủ mới uống thuốc, sẽ làm tăng khả năng viên nang dính trên thực quản, gây tổn thương thực quản cũng cao hơn.

Thông qua 2 ví dụ điển hình, bác sĩ T.iền Chính Hoằng còn giải thích thêm, một số nghiên cứu lâm sàng còn cho thấy việc uống thuốc không dùng nước có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Bởi về cơ chế, thuốc cần được nghiền nát trong dạ dày rồi mới theo m.áu hấp thụ vào cơ thể. Do đó khi uống với nước sẽ giúp đẩy thuốc đi qua cổ họng và thực quản, đến dạ dày nhanh hơn, từ đó thúc đẩy quá trình hấp thụ vào cơ thể, nâng cao hiệu quả của thuốc.

Vì vậy, các nhà khoa học khuyên mọi người nên dùng nước để uống thuốc và phải uống cho đủ nước. Tốt nhất hãy dùng nước lọc, hạn chế dùng nước ngọt có gas hoặc các loại nước trái cây khi uống thuốc.

(Nguồn: Ettoday)

Theo helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *