Căn bệnh n.hiễm t.rùng hiếm gặp này đã “ăn dần” họng, phổi, đường thở của Jade, khiến các mô trong cơ thể cô bé b.ị h.oại t.ử.
Yêu thích cưỡi ngựa và hoạt động ngoài trời, những cuộc phiêu lưu của Jade Owen, 14 t.uổi, có vẻ mới chỉ bắt đầu. Nhưng một căn bệnh n.hiễm t.rùng nấm hiếm gặp đã cướp đi mạng sống cô bé.
Jade bắt đầu phàn nàn về chứng đau đầu và những triệu chứng giống bị cúm từ hồi tháng 5. Mẹ c.ô b.é đưa con đi khám bác sĩ. Jade được chẩn đoán bị “n.hiễm t.rùng ngực nhẹ”.
Tuy nhiên, ngày hôm sau, bệnh tình của Jade chuyển biến xấu. Bà cô bé, một y tá, gợi ý đưa cháu tới phòng khám cấp cứu địa phương ngay khi thấy Jade thở dốc và trông “nhợt nhạt” hẳn đi.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, Jade bị nhiễm toan ceton do tiểu đường (diabetic ketoacidosis). Đây là chứng bệnh được Mayo Clinic định nghĩa “biến chứng phức tạp của tiểu đường xảy ra khi cơ thể sản sinh hàm lượng axit m.áu cao, gọi là ceton”. Chứng bệnh này là kết quả điển hình của việc cơ thể không có khả năng sản sinh ra lượng insulin thích hợp.
Jade Owen, 14 t.uổi, khi còn khỏe mạnh.
Jade sau đó được chẩn đoán bị tiểu đường tuýp 1. Gia đình cô bé không chắc về việc con gái bị căn bệnh mãn tính này trước khi được chính thức chẩn đoán.
“Jade trông rất yếu và không hề khỏe lên suốt cả tuần. Chúng tôi đã tới bác sĩ và nghĩ rằng, đó chỉ là một bệnh n.hiễm t.rùng nào đó thôi. Kết quả đúng là như vậy”, mẹ Jade, cô Louise, 35 t.uổi, chia sẻ với SWNS. “Tôi không hề biết bệnh tình sẽ chuyển biến nghiêm trọng đến vậy. Cơ thể Jade đã ngừng sản sinh ra insulin và cơ bắp của con bắt đầu suy yếu”.
2 ngày sau, Jade được chuyển tới Bệnh viện Nhi Manchester. Cô bé không đáp ứng tốt với insulin. Do đó, bác sĩ tại đây quyết định thực hiện thủ thuật đưa Jade vào trạng thái hôn mê nhân tạo. Vào 27/5, Jade tỉnh dậy và có vẻ đã trở lại bình thường. Cô bé còn đòi mẹ đồ ăn.
Mẹ Jade nhớ lại: “ Cảm giác thật nhẹ nhõm biết bao bởi chúng tôi đã được thông báo rằng, bệnh tình của con rất nghiêm trọng. Chúng tôi đã nghĩ có thể sẽ mất con. Jade được chuyển ra phòng thường, không phải nằm trong khoa chăm sóc đặc biệt nữa. Thật tuyệt vời, con đã tỉnh táo và còn tự tắm được nữa cũng như làm mọi việc khác. Lúc đó, chúng tôi tràn trề hi vọng con sẽ sớm về nhà”.
Nhưng 2 tuần sau, một lần nữa, bệnh tình của Jade lại chuyển biến xấu. Buổi sáng 11/6, Louise nhận được cuộc gọi từ mẹ mình – bà giục Louise phải đưa Jade vào viện càng nhanh càng tốt.
Ngay khi tới viện, gia đình Jade được đưa vào một căn phòng. Tại đây, bác sĩ thông báo, Jade ho ra m.áu và các nhân viên y tế đang nỗ lực hết sức để ổn định sức khỏe cho cô bé. Sau đó, bác sĩ xác nhận với gia đình Jade rằng, cô bé mắc bệnh n.hiễm t.rùng nấm hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm có tên mucormycosis. Mucormycetes là một nhóm nấm mốc thường thấy trong đất, phân bón và chất thải động vật, gây ra bệnh n.hiễm t.rùng mucormycosis. Mặc dù những loại nấm mốc này vẫn luôn tồn tại trong môi trường, người có hệ miễn dịch yếu sẽ đối mặt với nguy cơ bị bệnh n.hiễm t.rùng do nấm mốc cao hơn.
Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nhấn mạnh: “N.hiễm t.rùng nấm mốc thường chủ yếu tác động tới xoang hay phổi sau khi hít phải các nang nấm từ không khí hoặc chúng xâm nhập da qua một vết rách, bỏng hay các dạng chấn thương ở da khác”.
Bệnh n.hiễm t.rùng nấm mốc đã thừa thời cơ hệ miễn dịch của Jade bị suy yếu để tấn công cô bé.
Căn bệnh n.hiễm t.rùng hiếm gặp này đã “ăn dần” họng, phổi, đường thở của Jade, khiến các mô trong cơ thể cô bé b.ị h.oại t.ử.
Mẹ Jade chia sẻ: “Bệnh n.hiễm t.rùng nấm mốc đã thừa thời cơ hệ miễn dịch của Jade bị suy yếu do bệnh tiểu đường để tấn công con. Chúng tôi thậm chí không hay biết con bị tiểu đường. Không một ai khác trong gia đình chúng tôi bị bệnh này. Vì thế, chúng tôi không biết phải tìm kiếm manh mối ở đâu. Giá mà biết về các dấu hiệu, chúng tôi đã có thể làm gì đó. Tôi cảm giác có lỗi với con”.
Mặc dù vẫn không rõ Jade đã tiếp xúc với các nang mốc như thế nào, có khả năng cô bé hít phải chúng khi ở chuồng ngựa.
Mẹ cô bé nghẹn ngào nói, sẽ không bao giờ quên hình ảnh Jade dần rời xa vĩnh viễn thế giới này: “Tôi sẽ nhớ mái hình ảnh ấy, khi bước vào phòng và chứng kiến con gái bê bết m.áu. Các mạch m.áu trong họng con nổ tung và con đã c.hảy m.áu cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. Jade bị ngạt thở bởi chính m.áu của mình. Con ho cả ra m.áu. Cảnh tượng kinh hoàng sẽ mãi ám ảnh tôi.
Mỗi ngày qua đi, tôi đều nhớ tới con. Cuộc sống của chúng tôi không bao giờ còn như xưa nữa khi không có con. Phải trải qua những gì chúng tôi đã trải qua thật khủng khiếp. Tôi không muốn bất cứ cũng phải chịu đựng tình cảnh như vậy”.
Theo ước tính của CDC, tại Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh n.hiễm t.rùng nấm mucormycosis hàng năm là 1,7 ca/1 triệu người.
Theo Helino
Cứu sống sản phụ viêm màng não nặng, suy thai cấp chuyển dạ sinh non
Viêm não, viêm màng não là một dạng bệnh n.hiễm t.rùng của màng não và có thể xảy ra ở bất kỳ lứa t.uổi nào.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng co giật liên tục do viêm màng não
Các bác sĩ tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cấp cứu thành công cho cho sản phụ Bùi Thị Hoà (23 t.uổi, trú tại KCN Đình Trám, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Sản phụ nhập viện trong tình trạng vật vã kích thích, sốt cao mất ý thức và co giật liên tục được chẩn đoán viêm màng não nặng. Sản phụ cũng đang mang thai tuần 37 vỡ ối chuyển dạ có dấu hiệu suy thai chuyển dạ sinh non.
Theo gia đình bệnh nhân, trước khi nhập viện Sản Nhi Bắc Giang, sản phụ Hoà được người nhà chuyển vào Trung tâm Y tế huyện Việt Yên trong tình trạng ối vỡ sớm, kích thích vật vã và co giật từng cơn. Tại đây các bác sỹ đã cấp cứu cho sản phụ theo phác đồ chống co giật nhưng không cắt được cơn sản giật nên đã chuyển sản phụ Hoà lên Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.
Bác sỹ CKII Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (Phó Khoa Đẻ, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang) cho biết: “Ngay khi sản phụ nhập viện Sản Nhi Bắc Giang đã được chuyển thẳng lên Phòng Cấp cứu của Khoa Đẻ để đội ngũ y bác sĩ thăm khám cụ thể toàn trạng.
Kết quả nhận thấy các chỉ số mạch, huyết áp và thân nhiệt đều tăng cao bất thường khi sản phụ sốt cao 39 độ C, mạch đ.ập nhanh với tần số 177 lần/phút và huyết áp đo được là 200/135 mmHg, đặc biệt đo tim thai thấy nhịp tim nhanh 165 – 168 lần/phút, cổ tử cung của sản phụ đã mở được 02 phân và ối vỡ, nước ối có màu xanh lẫn phân su của bé. Đây là dấu hiện của tình trạng suy thai cấp. Trong khi sản phụ vẫn vật vã kích thích, co giật từng cơn và mất ý thức”.
Nhận thấy tình trạng sản phụ rất nguy kịch đe doạ tính mạng cả sản phụ và thai nhi, bác sĩ CKII Lê Công Tước (Giám đốc Bệnh viện) chủ trì hội chẩn để quyết định chẩn đoán và có phương pháp xử trí cấp cứu. Sản phụ được chỉ định mổ vì suy thai cấp trên bệnh nhân sản giật chưa loại trừ viêm não, viêm màng não. Đồng thời, sản phụ cũng được các bác sĩ hồi sức tích cực trước, trong và sau mổ bằng thuốc hạ áp, hạ sốt, thuốc chống co giật, bồi phụ nước điện giải, dùng kháng sinh điều trị viêm não, lấy mẫu xét nghiệm cấp cứu cũng như tư vấn cho người nhà sản phụ về tình trạng của mẹ và thai nhi.
Do có biểu hiện suy thai từ trong bụng mẹ lại chào đời thiếu tháng, b.é g.ái bị suy hô hấp nên đã được chuyển về Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.
13h35ph, b.é g.ái 37 tuần t.uổi nặng 3,1kg được kíp mổ do Bác sỹ CKII Nguyễn Thị Thanh Thuỷ cùng êkíp đã mổ lấy thai thành công. Tuy nhiên, do có biểu hiện suy thai từ trong bụng mẹ lại chào đời thiếu tháng, b.é g.ái bị suy hô hấp nên đã được chuyển về Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang để được các bác sĩ chăm sóc cho đến khi sức khoẻ bé ổn định.
Khi có dấu hiệu bất thường các sản phụ cần đi khám ngay
Ngay khi mổ lấy thai thành công cũng là lúc có kết quả xét nghiệm m.áu và nước tiểu của sản phụ, các bác sĩ nhận thấy nồng độ protein trong nước tiểu (protein niệu) tăng cao ở mức 3 , lượng bạch cầu trong m.áu cao hơn bình thường rất nhiều ở mức 19.400/mm3 (trong khi số lượng bạch cầu trung bình sẽ dao động trong khoảng 4.000 – 10.000/mm3), đường huyết cũng tăng rất cao ở mức 30 mmol/l (trong khi mức đường huyết bình thường từ 3,9 mmol – 6,5 mmol/l).
Các bác sĩ tiếp tục điều chỉnh giảm đường huyết cho sản phụ bằng cách truyền insulin, bù dịch, bù kali để điều trị rối loạn đường huyết. Sau khi dùng hết 20 đơn vị insulin thì đường huyết của sản phụ được duy trì ổn định. 05 ngày sau phẫu thuật, sản phụ Hoà đã phục hồi sức khoẻ tốt.
“Qua quá trình điều trị cho sản phụ Hoà thì có thể nhận định rằng căn nguyên khiến sản phụ sốt cao, co giật, mất ý thức và bạch cầu trong m.áu tăng cao là do bệnh viêm não, màng não, từ đó gây rối loạn đường huyết khiến đường huyết tăng cao.
Mặt khác, huyết áp sản phụ tăng cao, xét nghiệm thấy có protein niệu nhưng sản phụ không có hiện tượng phù chân hay mặt, đây là 2 trong 3 triệu chứng chính kinh điển của t.iền sản giật, nhưng cơn sản giật không gây sốt và bạch cầu tăng cao như vậy nên có thể loại trừ nguyên nhân là do sản giật, nhất là sau cơn sản giật thì sản phụ cũng không thể mất ý thức nhiều như vậy”, BS Lê Công Tước Giám đốc bệnh viện cho biết thêm
Viêm não, viêm màng não là một dạng bệnh n.hiễm t.rùng của màng não và có thể xảy ra ở bất kỳ lứa t.uổi nào.
Anh Mai Ngọc Anh, chồng sản phụ chia sẻ: “Khi được bác sĩ báo cho biết vợ tôi bị sốt cao co giật nghi ngờ viêm màng não, tôi cũng không ngờ là tình trạng vợ tôi lại chuyển biến xấu như vậy, nay vợ tôi được bình phục. Tôi rất cảm ơn các bác sĩ bệnh viện”.
Các bác sĩ sản nhi Bắc Giang cho biết, viêm não, viêm màng não là một dạng bệnh n.hiễm t.rùng của màng não và có thể xảy ra ở bất kỳ lứa t.uổi nào. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tê liệt chân tay, động kinh, điếc, mù, phù não, hôn mê thậm chí t.ử v.ong.
Phụ nữ mang thai nên đi khám thai định kỳ thường xuyên và nên được quản lý thai nghén ở những bệnh viện chuyên khoa, chứ không chỉ siêu âm đơn thuần. Tại đây sản phụ sẽ được thăm khám toàn diện, theo dõi huyết áp, xét nghiệm m.áu, nước tiểu cũng như tư vấn về dinh dưỡng… Trường hợp phát hiện triệu chứng t.iền sản giật hoặc tiểu đường thì sẽ được nhập viện điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Theo Helino