MỸ – Lucas Santa Maria mắc dị tật Exencephaly khiến hộp sọ không hình thành đầy đủ, bệnh khiến em bé sinh ra chỉ sống được không quá một ngày.
Lucas là đứa con thứ tư của Maria Santa Maria, bang New Jersey. Ở tuần thai thứ 10, bác sĩ phát hiện bé mắc một khiếm khuyết liên quan đến não gọi là Exencephaly hay bệnh lồi não. Đây là một dị tật hiếm gặp, xảy ra ở 3/10.000 ca sinh. Bệnh khiến hộp sọ thai nhi không hình thành đầy đủ, để lộ một phần não bộ lồi ra ngoài, tiếp xúc trực tiếp với nước ối trong tử cung.
“Bác sĩ luôn nói rằng con tôi sẽ không thể sống”, Maria nói. Tất cả em bé mắc dị tật này đều sống được không quá một ngày sau khi chào đời.
Các bác sĩ đưa ra hai lựa chọn cho gia đình: hủy thai kỳ hay chờ đến ngày sinh và hai mẹ con sẽ có vài phút bên nhau trước khi bé ra đi.
Maria chọn phương án thứ hai. “Tôi vẫn cảm nhận con đang lớn lên từng ngày nhưng cũng đồng nghĩa với việc tôi đang mất dần đứa con bé bỏng”, cô nói.
Khi Lucas chào đời, Maria đã chuẩn bị tâm lý cho sự ra đi của con. Ba con gái nhỏ của Maria cũng đã đến phòng sinh để nói lời chào, cũng là lời tạm biệt với em trai bé bỏng. Còn ông bố, Augusto Santa Maria, 31 t.uổi, gọi điện cho một nhà tang lễ.
“Chúng tôi đã chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất có thể đến. Ngày đầu tiên con chào đời cũng có thể là ngày cuối cùng”, bố của Lucas nói.
Nhưng nhiều giờ trôi qua sau khi chào đời, Lucas vẫn thở. Cậu bé bú sữa và đã sống lâu hơn bất kỳ một đ.ứa t.rẻ mắc Exencephaly nào khác. Maria bắt đầu có hy vọng rằng con trai có thể sống.
Lucas chào đời với khiếm khuyết ở não khiến hộp sọ không được hình thành đầy đủ như những đ.ứa t.rẻ khác. Ảnh: Fox News.
Tim Vogel, Giám đốc Khoa Phẫu thuật Thần kinh Nhi khoa đề nghị phẫu thuật cho Lucas. Ông tin rằng nếu thành công trong việc ổn định phần não lồi ra khỏi hộp sọ trông giống như quả bóng nước trên đỉnh đầu, thì bé có thể khỏe mạnh về nhà. Tuy nhiên, “nếu túi chất lỏng vỡ ra, sẽ không thể cứu vãn”, bác sĩ nói.
Để cứu sống Lucas, các bác sĩ phải cắt đi một nửa phần não bộ chịu trách nhiệm điều khiển vận động của cậu bé. Nửa phần não còn lại được bảo vệ. Đ.ứa t.rẻ càng nhỏ t.uổi, cơ thể càng có độ linh hoạt cao để phục hồi. Một nửa phần basal panglia trong não đã bị cắt đi vì tổn thương, bác sĩ hy vọng nửa phần não còn lại của Lucas có thể phân công và tiếp quản toàn bộ nhiệm vụ của phần bị mất. Cậu bé lớn lên khả năng ít bị co giật hay có thêm các tổn thương não khác.
Vài tuần sau phẫu thuật, Lucas được xuất viện về nhà. Hiện nay, Lucas đã có thể ăn ngũ cốc và thức ăn cho t.rẻ e.m. Cậu bé hay khóc đòi mẹ mỗi khi thức dậy, và tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngày 4/10, tức 7 tháng sau khi chào đời, Lucas vẫn sống khỏe mạnh như những đ.ứa t.rẻ khác. “Kết quả này ngoài sự mong đợi”, bác sĩ Tim Vogel nói. Ông cho biết sẽ tiếp tục đồng hành với Lucas khi cậu bé lớn lên và làm hết sức mình để bảo vệ bộ não cũng như sự phát triển thần kinh sau này.
“Nhìn Lucas, tôi cảm thấy được khích lệ hơn từ sức sống bé nhỏ nhưng mạnh mẽ trong con”, bác sĩ nói.
Gia đình Maria và Augusto cùng ba con gái luôn ở bên cạnh con trai từ lúc chào đời. Ảnh: Fox News.
Vợ chồng Santa Maria và Augusto đang tận hưởng niềm hạnh phúc bên các con. Lucas sống sót còn mang đến niềm hy vọng cho những cha mẹ phải đấu tranh để bảo vệ con trước bệnh tật hiểm nghèo.
“Kể cả khi chúng tôi có 5 phút bên con thôi cũng là điều đáng giá. Ơn Chúa, chúng tôi đã nhận được nhiều hơn thế”, Maria chia sẻ.
Thùy Anh
Theo CNN/VNE
Cứu sống trẻ sơ sinh bị tắc tá tràng bẩm sinh hiếm gặp
Lãnh đạo Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ) cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật thành công, cứu sống bé sơ sinh bị tắc tá tràng bẩm sinh.
Đây là một dị tật hiếm gặp, có tỉ lệ từ 1/5000 đến 1/10000 trẻ. Sau 10 ngày được phẫu thuật, chiều 9/9, sức khỏe bé ổn định và bé đã xuất viện.
Ảnh minh họa
Trước đó, ngày 28/8, Khoa Sản thường – Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) tiếp nhận sản phụ Lê Thị Bích H, trú ở phường Thanh Vinh, thị xã Phú Thọ, trong tình trạng đau bụng từng cơn, cổ tử cung mở 2cm. Ngay sau đó, sản phụ được làm các xét nghiệm và chẩn đoán thai 35 tuần, đa ối do thai nhi bị tắc tá tràng. Sản phụ nhanh chóng được chỉ định sinh bằng phương pháp sinh thường và sinh được một b.é g.ái nặng 2.100gr, trẻ khóc được, phản xạ khá. Sau sinh, cháu bé được chuyển về Khoa Nhi để tiếp tục theo dõi và chăm sóc.
Tại Khoa Nhi, sau khi làm các xét nghiệm, các bác sỹ kết luận cháu bị tắc tá tràng bẩm sinh, đúng với kết quả siêu âm thai nhi trước đó. Các bác sĩ đã nhanh chóng chuyển cháu về Khoa Ngoại nhi tổng hợp để thực hiện phẫu thuật. Sau hơn hai giờ thực hiện, ca mổ đã thành công.
Theo các bác sĩ Trung tâm Sản Nhi, tắc tá tràng bẩm sinh là sự bít tắc hoàn toàn hoặc một phần tá tràng. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì sẽ tắc đường tiêu hóa, ói mất dịch, sụt cân, rối loạn điện giải, sốc, co giật và có thể dẫn đến t.ử v.ong.
Các y, bác sỹ tại Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ) khuyến cáo, đối với thai nhi được chẩn đoán tắc tá tràng bẩm sinh thì sản phụ và gia đình cần chuẩn bị tâm lý để tiến hành phẫu thuật sớm cho trẻ ngay sau khi chào đời. Đây là việc làm cần thiết để tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Ngoài ra, các bà mẹ trong thời kỳ mang thai cần được thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh và có hướng điều trị kịp thời cho sản phụ và thai nhi.
Tạ Văn Toàn
Theo TTXVN