Làn da non nớt, nhạy cảm của trẻ sơ sinh rất cần được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại như khói bụi, ánh nắng gay gắt, hóa chất… Tuy nhiên, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ
Bạn mới sinh con và được nhiều người khuyên nên cho bé tắm nắng để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn mơ hồ chưa biết những lợi ích ấy là gì. Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về 7 lợi ích sức khỏe từ việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu tâm xoay quanh việc này qua bài viết dưới đây.
7 lợi ích sức khỏe khi trẻ sơ sinh tắm nắng
1. Được bổ sung thêm vitamin D
Đây là một trong những lợi ích lớn nhất mà trẻ nhận được khi được tắm nắng đúng cách. Cơ thể chúng ta cần vitamin D và để tạo ra loại vitamin này, cơ thể cần tiếp xúc trực tiếp với tia UV có trong ánh nắng mặt trời ít nhất 15 phút mỗi ngày.
Vitamin D có vai trò quan trọng đối với việc hấp thụ canxi của cơ thể, củng cố sức mạnh của hệ xương và hỗ trợ răng chắc khỏe. Ngoài ra, việc cho bé tắm nắng buổi sáng còn giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, nhờ đó mà có thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiều căn bệnh.
2. Nồng độ hormone serotonin ở mức tốt hơn
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở mức độ phù hợp được chứng minh là có công dụng làm tăng lượng serotonin trong cơ thể. Serotonin thường được gọi là hormone hạnh phúc, làm tăng cảm giác hạnh phúc và cảm thấy được bảo vệ. Mức serotonin thấp hơn có thể làm phát sinh các vấn đề về cảm xúc như tức giận, trầm cảm và các vấn đề liên quan đến phát triển. Serotonin giúp điều chỉnh giấc ngủ, quá trình tiêu hóa và kiểm soát trầm cảm.
Do đó, nếu nhận thấy bé cưng nhà bạn thường xuyên cau có, gặp các vấn đề về giấc ngủ, hãy cho con tắm nắng đều đặn.
3. Tăng mức độ insulin
Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ngay từ khi còn nhỏ có thể phần nào giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tại sao có điều này? Nguyên nhân là việc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời giúp cơ thể được bổ sung lượng vitamin D cần thiết, từ đó giúp quản lý nồng độ insulin trong cơ thể tốt hơn.
4. Hệ thần kinh khỏe mạnh
Để duy trì một hệ thần kinh khỏe mạnh, cơ thể chúng ta cần có vitamin D. Việc cho trẻ sơ sinh tắm nắng có thể giúp đạt được điều đó. Vitamin D giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của một ngnười bằng cách phát triển hệ thần kinh hoàn thiện, khỏe mạnh. Điều này có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nghiêm trọng và đau mạn tính trong tương lai.
5. Cải thiện quá trình đông m.áu
Việc bị thương có thể khiến chúng ta bị mất m.áu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hàm lượng vitamin D và K có trong cơ thể giúp ngăn chặn việc mất m.áu thông qua cơ chế làm đông m.áu. Cũng giống như người trưởng thành, cơ thể em bé cần có khả năng đông m.áu để tránh bị tổn thương. Việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tạo ra vitamin D, có thể giúp cân bằng quá trình đông m.áu.
6. Ngăn ngừa tình trạng vàng da
Sự tăng trưởng nồng độ bilirubin không được kiểm soát và tình trạng gan hoạt động kém hiệu quả là hai nguyên nhân chính dẫn đến vàng da ở trẻ sơ sinh. Việc cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp ngăn ngừa vàng da. Phổ ánh sáng xanh của mặt trời rất hữu ích trong việc giảm nồng độ bilirubin của cơ thể trẻ sơ sinh và ngăn ngừa các biến chứng liên quan phát sinh.
7. Mức năng lượng cao hơn
Trẻ sơ sinh được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên giúp điều chỉnh việc sản xuất melatonin của cơ thể. Nồng độ melatonin trong cơ thể trẻ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Đây là điều vô cùng quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ sơ sinh, giúp con phát triển đúng cách. Trẻ nhỏ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp cơ thể sản xuất nhiều hormone này, đặc biệt là vào đầu giờ trong ngày.
Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh
Một nghiên cứu năm 2017 do Đại học Khoa học Y khoa, New Delhi, Ấn Độ, thực hiện, cho thấy: cho trẻ sơ sinh thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có khả năng cung cấp cho trẻ đủ lượng vitamin D để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng cho trẻ sơ sinh 6 tuần t.uổi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng 30 phút/tuần có thể cung cấp cho bé mức vitamin D đầy đủ để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của trẻ.
Tuy nhiên, có một điểm trong nghiên cứu kể trên mà chúng phải cân nhắc là thời gian tắm nắng cho trẻ diễn ra từ 10 đến 15 giờ hằng ngày. Việt Nam là đất nước nhiệt đới, ánh nắng mặt trời khá gay gắt trong các khung thời gian trên. Do đó, thời gian tắm nắng cho trẻ cần được xem xét cho phù hợp với điều kiện khí hậu và địa lý của từng vùng cụ thể.
Dưới đây là những lưu ý khi cho trẻ tắm nắng để có thể tận hưởng tối đa lợi ích của việc này:
1. Chọn đúng thời điểm
Hãy chắc chắn rằng bé cưng của bạn phơi nắng vào khung giờ thích hợp trong khoảng 10 – 15 phút mỗi lần. Nếu sống ở thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể cho trẻ phơi nắng vào khung giờ từ 6 đến 7 giờ 30.
Thực tế là 1 giờ sau khi mặt trời mọc và 1 giờ trước khi mặt trời lặn được coi là thời điểm tốt nhất để cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phơi nắng. Nguyên do là làn da của trẻ còn rất mỏng manh, non nớt nên việc tiếp xúc với ánh nắng mạnh và kéo dài có thể khiến con bị kích ứng, đỏ, rát, tổn thương, thậm chí là cháy nắng.
2. Không che chắn quá nhiều khi cho con phơi nắng
Khi cho trẻ phơi nắng, bạn phải đảm bảo phần lưng, ngực, bụng, tay chân của con được tiếp xúc với ánh nắng. Do đó, bạn chỉ nên cho bé mặc tã, đội mũ để da thịt con được tiếp xúc với ánh nắng buổi sớm. Ngoài ra, bạn cần che chắn cho đôi mắt của trẻ, tránh tiếp xúc trực tiếp với tia UV.
3. Chọn vị trí phơi nắng phù hợp
Việc phơi nắng cho trẻ không nhất thiết phải diễn ra trong không gian mở (ngoài sân, ngoài vườn, ngoài đường…). Bạn có thể phơi nắng cho bé trong phòng, miễn là ánh sáng mặt trời có thể chiếu vào phòng qua cửa sổ, cửa ra vào…
Những ngày trời nhiều gió hay khi không khí ô nhiễm, tốt nhất nên giữ bé trong nhà để tránh gió bụi. Lúc này, bạn có thể cho bé tắm nắng bằng ánh nắng đi qua cửa kính trong suốt.
4. Với trẻ sinh non
Bạn không nên cho trẻ sinh non tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong ít nhất vài tuần đầu sau sinh. Trẻ sinh non thường gặp vấn đề trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể nên việc cho con phơi nắng có thể làm cho thân nhiệt của trẻ tăng cao quá mức, gây nguy hiểm.
5. Chăm sóc da nhạy cảm
Nếu làn da bé cưng nhà bạn là da nhạy cảm, hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa về việc có nên cho con tắm nắng hay không, tắm trong thời gian bao lâu và cần lưu ý những gì.
Nếu không, làn da của con có thể bị tổn thương, khô, bong tróc, phát ban hoặc gặp một số tình trạng kích ứng khác.
6. Lưu ý đến các vùng da hay bị bỏ qua
Trong khi cho con tắm nắng, bạn hãy lưu ý đến các vùng da hay bị bỏ qua của trẻ, đó là các nếp gấp (ngấn) ở hai bên háng, đùi, khuỷu tay, nách và các khu vực phía sau tai… Trong khi phơi nắng, hãy nhẹ nhàng massage những khu vực này cho bé.
7. Theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ
Sự gia tăng bất thường về nhiệt độ cơ thể của trẻ do tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời là một điều rất đáng lo ngại. Nguyên do là khi nhiệt độ cơ thể trẻ cao bất thường, các chức năng cơ thể và não của bé có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, trong khi phơi nắng, bạn cần theo dõi nhiệt độ cơ thể con để đảm bảo không có bất kỳ điều gì nguy hại xảy ra.
8. Tăng cơ hội giao tiếp với con
Trong khi cho bé tắm nắng, bạn nên massage nhẹ nhàng cho trẻ, nhìn vào mắt trẻ và thì thầm những lời âu yếm. Việc trò chuyện với con trong khi phơi nắng giúp con có được cảm giác an toàn, tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, bạn có thể dùng dầu massage cho trẻ để xoa bóp cho con nhằm ngăn ngừa các vấn đề về da.
Thực tế là không chỉ có trẻ sơ sinh mới cần phơi nắng mà trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người trưởng thành, người già cũng nên phơi nắng. Nguyên do là quá trình hình thành xương diễn ra cho đến khi chúng ta bước vào t.uổi thiếu niên. Vitamin D rất quan trọng cho sự hình thành xương nên việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là rất hữu ích cho mọi lứa t.uổi. Ở một góc độ nào đó, việc tắm nắng còn trao cho trẻ cơ hội kết nối với môi trường bên ngoài.
Ánh nắng mặt trời rất tốt cho sức khỏe, sự phát triển của trẻ nhỏ và đặc biệt lại hoàn toàn miễn phí. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không cho con cơ hội tận hưởng nó mỗi ngày?
Đức Anh
Theo khoe365
Công thức tính chỉ số một giấc ngủ ngon
Chất lượng giấc ngủ được tính bằng thời gian ngủ chia cho thời gian nằm trên giường nhân 100, kết quả trong khoảng 85 đến 90 là tốt.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Hoàng Đình Hữu Hạnh, Phụ trách Đơn vị Rối loạn giấc ngủ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết một giấc ngủ ngon phải đảm bảo đầy đủ về mặt thời gian và chất lượng của giấc ngủ. Thời gian ngủ thay đổi theo độ t.uổi. Trẻ sơ sinh ngủ từ 16 đến 20 giờ một ngày, t.rẻ e.m dưới 14 t.uổi ngủ trung bình khoảng 10 tiếng đồng hồ. Người trưởng thành 18-40 t.uổi ngủ 8 tiếng và người già khoảng 6 tiếng một ngày.
Khi không ngủ ngon vào ban đêm, bạn vẫn nên duy trì nhịp sống bình thường vào hôm sau. Hãy mở rèm cửa và tắm nắng buổi sáng càng sớm càng tốt để ngăn chặn cơ thể sản xuất melatonin, cho thấy thời gian ngủ của não đã hết.
Người có chất lượng giấc ngủ kém, trên 40 t.uổi, thừa cân (chỉ số BMI trên 28), huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim mạch và mạch m.áu não… không nên thức khuya.
Khi có một số cảnh báo trong cơ thể như chóng mặt vào ban ngày, đ.ánh trống ngực, tức ngực, tâm trạng không thoải mái, bạn nên nghỉ ngơi sớm vào buổi tối, không nên thức khuya.
Hiệp hội Giấc ngủ Mỹ đưa ra 4 tiêu chuẩn về chất lượng giấc ngủ giúp mọi người tự kiểm tra:
Bạn có thể ngủ trong vòng 30 phút
Không nên chơi máy tính hoặc điện thoại di động trước khi đi ngủ một giờ để chất lượng giấc ngủ được đảm bảo. Giấc ngủ bạn sẽ đạt chuẩn nếu thời gian nằm trên giường cho đến lúc thực sự ngủ không quá 30 phút.
Thức dậy trong đêm không quá một lần
Trong một đêm, bạn không thức dậy quá một lần và nếu thức vẫn có thể ngủ lại sau đó khoảng 5 phút. Tuy nhiên, người già trên 65 t.uổi thức dậy hai lần một đêm là bình thường.
Thức dậy và tỉnh táo sau 20 phút
10-15 phút sau khi thức dậy, cơ thể có xu hướng vẫn thư giãn và dễ ngủ trở lại. Nếu bạn vượt qua thời điểm này, cơ thể sẽ kích hoạt một loạt phản ứng giúp tỉnh táo hơn. Giấc ngủ sâu và chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng tỉnh táo vào sáng hôm sau. Do đó nếu tỉnh táo sau 20 phút thức dậy, bạn đã có một giấc ngủ chất lượng.
85% thời gian ngủ khi ở trên giường
Bạn có thể sử dụng công thức “hiệu quả ngủ” để tính toán chất lượng. Hiệu quả ngủ bằng thời gian ngủ chia cho thời gian trên giường và nhân 100. Nếu kết quả trong khoảng 85 đến 90% là tốt.
Cẩm Anh
Theo KK News/VNE