Lá tía tô có nhiều tác dụng thần kỳ khác mà ít ai biết, nhất là khi biết tận dụng theo cách sau đây.
Điều trị đau cơ thể
Vì khí huyết bất hòa, vận động ít và cúi đầu đọc sạch hoặc xem điện thoại quá lâu, thường sẽ khiến cơ thể bị đau nhức, khó chịu. Lấy 300g-500g tía tô cả gốc, cho vào nồi đun sôi, sau đó xông hơi, giúp điều trị các cơn đau nhức trên cơ thể.
Điều trị đau dạ dày
Ảnh minh họa
Lá tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Điều trị nôn ói khi mang thai
Bằng cách sử dụng tía tô kết hợp với các loại cây như đương quy, hoài quy, phòng sâm, cam thảo… cùng với 5 quả táo. Bạn uống mỗi ngày 1 thang, giúp an thai và hạn chế nôn ói.
Chữa bệnh gút
Đới với người bị bệnh gout, thì hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bên cạnh đó, có thể uống nước lá tía tô (sắc như sắc thuốc băc), cơn đau sẽ giảm rất nhanh.
Chữa mề đay, mẩn ngứa
Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,… có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. Lưu ý, sau xát lá tía tô, khi khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.
Lưu ý cần tránh khi dùng lá tía tô
Tía tô vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ… Chú ý, không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng.
Các chuyên gia khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Vì vậy, tốt nhất không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp
Tăng acid uric m.áu, không chỉ lo bị gút
Tăng acid uric m.áu trong cộng đồng khá phổ biến. Nếu cách đây 2 thập niên, tình trạng tăng acid uric ở người Việt Nam ước tính chỉ 1 – 2% thì hiện nay, tỷ lệ đó đã tăng lên nhiều. Vậy tình trạng tăng acid uric m.áu là gì, tình trạng này có nguy hiểm?
Bình thường lượng acid uric trong m.áu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0mg/dl (420 micromol/l) và được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này. Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai quá trình tổng hợp và đào thải này, chẳng hạn tăng tổng hợp acid uric hoặc giảm thải trừ acid uric đều làm tăng acid uric trong m.áu. Được coi là tăng acid uric m.áu khi lượng acid uric trong m.áu ở nam là trên 7,0mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/dl (360 micromol/l).
Nguyên nhân tăng acid uric m.áu
Nhóm suy giảm khả năng bài xuất acid uric ở ống thận tiên phát đa nguyên nhân, đặc biệt trong trường hợp ăn nhiều thức ăn chứa nhân purin, nghiện rượu. Loại này thường có tính chất gia đình, khởi phát thường do uống quá nhiều rượu. Đây là nhóm hay gặp nhất (90% các trường hợp).
Nhóm tăng tạo acid uric nguyên phát (bẩm sinh). Đây là nhóm nguyên nhân hiếm gặp (dưới 1%) do có các bất thường về enzym: Thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym hypoxanthine guanine phosphoribosyl transferase (HGPRT), hoặc do tăng hoạt tính của enzym phosphoribosyl pyrophosphate (PRPP).
Nhóm nguyên nhân còn lại (chiếm khoảng 10%) là tình trạng tăng acid uric thứ phát: Do tăng sản xuất acid uric do ăn uống nhiều thức ăn có nhân purin (đặc biệt các thịt màu đỏ như chó, bò, dê, cá biển…); uống nhiều rượu; do tăng hủy tế bào gặp trong bệnh đa u tủy xương, thiếu m.áu tan m.áu, bệnh bạch cầu (leucemia), dùng hóa chất gây độc tế bào điều trị ung thư; bệnh vẩy nến,… Tăng acid uric thứ phát còn do giảm bài tiết acid uric ở thận. Nhóm này có các nguyên nhân như nghiện rượu, suy thận mạn tính, tăng huyết áp, tình trạng nhiễm toan ceton trong đái tháo đường hay nhịn đói lâu ngày, tình trạng nhiễm toan lactic ở người nghiện rượu.
Một trong những nguyên nhân gây giảm bài tiết acid uric là do sử dụng thuốc. Các thuốc thường gặp là aspirin liều thấp; phenylbutazone liều thấp; đa số các thuốc lợi tiểu dùng kéo dài (trừ nhóm spironolactone) như thiazide, furosemide; thuốc điều trị lao như ethambutol, pyrazinamind; các thuốc acid ethacrynic, acid nicotinic.
Tinh thể acid uric đọng lại ở khớp ngón chân.
Tăng acid uric là yếu tố nguy cơ trực tiếp của bệnh gút
Tăng acid uric m.áu gặp ở 2-13% người lớn, chỉ có dưới 10% có biểu hiện bệnh gút phải điều trị. Có đến 90% trường hợp tăng acid uric đơn thuần không triệu chứng (Hyperucicemia). Tuy nhiên, người ta thấy acid uric m.áu bình thường ở 30% bệnh nhân gút cấp. Mức acid uric m.áu càng cao thì nguy cơ mắc bệnh gút càng cao.
Nguy cơ cho bệnh tim mạch
Mối tương quan acid uric với bệnh lý tim mạch cũng như t.ử v.ong do tim mạch đã được xác định trong các nhóm dân số nghiên cứu bao gồm những người khỏe mạnh cho đến những bệnh nhân đái tháo đường, suy tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp. Bệnh nhân tăng huyết áp với tăng acid uric sẽ có nguy cơ bệnh mạch vành, bệnh mạch não gấp 3-5 lần so với không tăng acid uric. Bệnh nhân suy tim, tăng acid uric có giá trị tiên đoán t.ử v.ong. Bệnh nhân bệnh mạch vành tăng acid uric có nguy cơ t.ử v.ong tăng gấp 5 lần.
Ngoài ra, khi tăng acid uric và bệnh gút thì các bệnh lý đi kèm có thể là béo phì, tăng lipid, đái tháo đường, tăng huyết áp, nhồi m.áu cơ tim,…
Lời khuyên của thầy thuốc
Các trường hợp xét nghiệm thường xuyên có tình trạng tăng acid uric trên 10mg/dl mà kháng với các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, hoặc có t.iền sử gia đình bị gout, bị sỏi thận kèm tăng acid uric m.áu, có dấu hiệu tổn thương thận đều cần phải dùng các thuốc giảm acid uric. Lưu ý không dùng thuốc nhóm tăng thải acid uric như probenecid (Benemid) qua thận ở những bệnh nhân có một trong các biểu hiện sau: t.iền sử hoặc đang có sỏi thận, suy thận, có hạt tophi và giảm bài tiết urat qua thận.
Tất cả các trường hợp tăng acid uric m.áu không có triệu chứng khác ở mức độ trung bình (dưới 10mg/dl) đều cần thực hiện các chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý như với các bệnh nhân bị gout mà chưa cần dùng thuốc hạ acid uric m.áu.
Lưu ý, nếu như trong thực tế gặp các trường hợp xét nghiệm m.áu mà có tăng acid uric nhưng không có biểu hiện bệnh gout trên lâm sàng, bệnh nhân nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để có được tư vấn thích hợp.
BS. Nguyễn Văn Dũng
Theo SK&ĐS