Một kết quả khảo sát cho thấy, nhiều thanh thiếu niên của New Zealand có nguy cơ bị điếc do nghe nhạc quá lớn.
Các chuyên gia y tế của New Zealand mới đây đã lên tiếng cảnh báo, nếu không thay đổi ngay lập tức thói quen nghe nhạc quá lớn, nhiều thanh thiếu niên của nước này có nguy cơ mất thính lực và đây là sai lầm nghiêm trọng không thể sửa chữa được.
Ảnh minh họa: Internet.
Quỹ quốc gia dành cho người điếc và khiếm thính của New Zealand vừa công bố một kết quả khảo sát cho thấy, nhiều thanh thiếu niên của nước này có nguy cơ bị điếc do nghe nhạc quá lớn. Kết quả nghiên cứu đối với 480 học sinh lớp 9 thuộc 3 trường trung học của New Zealand cho thấy, 34% học sinh của các trường này có thính giác bất thường. Trong đó, 42% học sinh của trường Rutherford có vấn đề về thính giác. Hơn 1/3 số học sinh được kiểm tra có biểu hiện ù tai và hơn 40% trong số đó có thính giác bất thường. Các học sinh có vấn đề về thính giác đều có điểm chung là nghe nhạc với âm lượng tối đa trong hơn 3 giờ mỗi ngày.
Theo bà Natasha Gallardo, Giám đốc điều hành Quỹ quốc gia dành cho người điếc và khiếm thính, hầu hết các học sinh đều sử dụng tai nghe để nghe nhạc với âm lượng lớn. Điều này thực sự đang trở thành một vấn đề đối với sức khỏe cộng đồng. Các bậc cha mẹ, giáo viên và chính phủ cần thực hiện các bước khẩn cấp để những người trẻ t.uổi thấy được tác hại của hành động này bởi khi bị mất thính giác sẽ không thể lấy lại được.
Kết quả khảo sát tại New Zealand cao hơn nhiều so với số liệu trung bình trên thế giới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo, cường độ âm thanh an toàn cao nhất mà người bình thường có thể tiếp xúc là 75 decibel và thời gian tối đa là 8 giờ mỗi ngày./.
Hữu Tiến/VOV-Australia
Ung thư vòm họng là gì?
Dấu hiệu ung thư vòm họng thường dễ nhầm lẫn với bệnh khác như xuất hiện khối u ở mũi hoặc cổ, đau họng, khó nói, mất thính lực…
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Văn Thành, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết ung thư vòm họng là loại hiếm gặp trong các ung thư đầu – mặt – cổ. Bệnh xuất phát từ các tế bào biểu mô của vùng này với sự tăng trưởng vượt mức kiểm soát, xâm lấn các cấu trúc xung quanh, lan đến các hạch ở phần trên cổ và thậm chí đến những cơ quan khác của cơ thể (di căn). Ung thư vòm họng gặp ở nam giới nhiều gấp hai lần ở nữ giới.
Các yếu tố làm tăng khả năng phát triển bệnh như uống rượu, hút t.huốc l.á, nhiễm virus mạn tính, chế độ ăn uống ít chất xơ, trong gia đình có người bị ung thư vòm họng thì người thân của họ có nhiều hơn khả năng mắc loại ung thư này. Những nguy cơ khác khiến bệnh nặng hơn như tình trạng suy giảm miễn dịch, phơi nhiễm trong nghề nghiệp như phóng xạ, vệ sinh miệng kém, làm việc ở nơi có nhiều bụi gỗ hay hóa chất formaldehyde…
Theo bác sĩ Thành, các nghiên cứu gần đây cho thấy khi phân tích dịch tiết của những người bệnh mắc ung thư vòm họng đều thấy có virus HPV (virus gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ). Khi quan hệ t.ình d.ục bằng miệng, nếu bạn tình bị nhiễm HPV thì bạn có nguy cơ lây bệnh khoảng 90%. Đây cũng chính là nguyên nhân làm gia tăng ung thư họng trong những năm gần đây.
Một trong các triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất của bệnh là xuất hiện một cục sưng u không đau ở phần trên cổ. Mắt nhìn mờ hoặc nhìn đôi, n.hiễm t.rùng tai, đau hoặc tê bì ở mặt, tiếng kêu trong tai, ù tai, khó há miệng, c.hảy m.áu mũi, sung huyết mũi, đau họng…
“Nếu có một vài triệu chứng nói trên, bạn cần đi khám bác sĩ. Chỉ có nhân viên y tế kinh nghiệm mới có thể phát hiện ung thư vòm họng”, bác sĩ Thành nói.
Tuy các triệu chứng dễ nhầm lẫn với những bệnh lý về tai – mũi – họng khác, song để ý cẩn thận vẫn có thể nhìn ra sự khác biệt vì điểm chung của ung thư vòm họng là các dấu hiệu bệnh thường phát sinh ở cùng một bên. Khi bệnh tới giai đoạn di căn (giai đoạn cuối), các triệu chứng sẽ phát tán nhanh và trở nên rõ ràng hơn như hạch to và lan sang các vị trí khác, mất cảm giác ở họng, chảy nước mũi đi kèm m.áu, đau đầu dữ dội, thính lực giảm hẳn, rối loạn thị giác…
Bác sĩ Thành cho biết, giai đoạn sớm của ung thư vòm họng có các triệu chứng rất mờ nhạt và khó phát hiện. Các triệu chứng chỉ biểu hiện khi bệnh đã bước đến giai đoạn nặng hơn và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ suy giảm rất nhiều. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là tầm soát ung thư một năm ít nhất hai lần.
Cẩm Anh
Theo VNE