Không ngờ củ riềng chữa được đủ bệnh, đặc biệt là dạ dày và xương khớp

Là gia vị vô cùng quen thuộc trong ẩm thực Việt nhưng ít ai biết tới công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loại củ này, đặc biệt là chống ung thư, chữa bệnh dạ dày, xương khớp…

Ảnh minh họa: Internet

Theo Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng có nhiều công dụng bất ngờ.

Phòng ngừa ung thư

Do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của nó, loại thảo dược này hỗ trợ giảm thiệt hại gây ra cho DNA bởi các gốc tự do và các yếu tố độc hại khác. Sự hiện diện của một flavonoid được gọi là galanin trong củ riềng đóng vai trò trung tâm trong việc ngăn ngừa sự tấn công của ung thư vì nó điều chỉnh hoạt động của enzyme và phá hủy độc tính gen.

Loại củ gia vị này đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa 7 bệnh ung thư gồm: ung thư dạ dày, bạch cầu, ung thư tuyến tụy, ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư gan và ung thư đường mật (ung thư ống mật).

Tăng cường tuần hoàn m.áu

Củ riềng có khả năng loại bỏ chất độc và cải thiện sự tuần hoàn m.áu. Kết quả là có thêm dưỡng chất cung cấp cho mô da. Những đặc tính chống ô xy hóa của củ riềng giúp ngăn các gốc tự do gây thương tổn cho da, qua đó duy trì độ mềm của da.

Củ riềng cũng có thể được dùng cho da đầu để thúc đẩy tăng trưởng tóc do nó có khả năng tăng cường sự tuần hoàn m.áu.

Với tóc mỏng, nước củ riềng kết hợp với dầu jojoba làm thành một phương thuốc hiệu quả.

Chữa đau xương khớp: Có thể dùng bài thuốc từ củ riềng để xoa bóp vào những chỗ đau do trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp…Ảnh minh họa: Internet

Ngăn ngừa đau bụng hàng tháng

Mỗi khi phụ nữ “đến tháng”, một số người có thể bị đau bụng kinh hoặc tiêu chảy, Dùng một chút riềng có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng. Riềng là một lựa chọn tốt như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh tiêu chảy, và nó có thể đạt hiệu quả trong một thời gian dài.

Tăng khả năng miễn dịch

Tiêu thụ riềng thường xuyên có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Chiết xuất từ riềng có thể ngăn ngừa và t.iêu d.iệt vi khuẩn có hại trong cơ thể. Vì vậy hệ thống miễn dịch sẽ mạnh hơn rất nhiều khi bụng đói hoặc nhịn ăn.

Hỗ trợ tiêu hóa

Công dụng phổ biến và lâu đời nhất của củ riềng là chữa đau bụng. Ngoài ra, nó cũng có thể được dùng để giảm ói mửa, tiêu chảy và nấc cụt.

Đối phó trầm cảm

Trong củ riềng có một loại dưỡng chất thực vật giúp ngăn chặn hoạt động TNF-alpha, qua đó giúp đối phó bệnh trầm cảm.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng:

Chữa tiêu chảy: Do riềng có tính ôn ấm bao tử, kích thích tiêu hóa giúp cho chuyển hóa trong đường tiêu hóa tốt hơn. Những người có triệu chứng tiêu hóa kém, ăn xong có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy có thể dùng củ riềng tán bột uống trước bữa ăn mỗi lần 5g. Nếu chữa tiêu chảy thì cho thêm búp ổi, nụ sim tán bột, uống với nước sau bữa ăn sẽ hiệu quả hơn.

Chữa ho, viêm họng: Dùng củ riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Ảnh minh họa: Internet

Chữa khó tiêu: Người bị tỳ vị hư hàn hay có triệu chứng bụng sôi, khó tiêu, bụng đau râm ran, đại tiện phân lỏng do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, cay, uống rượu, hút thuốc… có thể dùng 1 củ riềng nhỏ khoảng 12g thêm lá lốt, lá ổi, gừng tươi, sắc uống ngày 2-3 lần, uống thuốc khi thấy hết triệu chứng thì dừng.

Chữa ho, viêm họng: Dùng củ riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần.

Chữa đau xương khớp: Có thể dùng bài thuốc từ củ riềng để xoa bóp vào những chỗ đau do trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp…

Bài thuốc như sau: Củ riềng phơi khô 20g, thiên niên kiện 16g, quế 24g, thạch xương bồ 20g, trần bì ( sao) 16g, nhân hạt gấc (sao vàng) 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm và xoa bóp.

Chữa đau bụng: do lạnh: củ riềng 20g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, tất cả sấy khô, tán bột. Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Hoặc củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 2 – 4 ngày.

Chữa phong thấp: riềng, vỏ quít, hạt tía tô mỗi vị 60g, sấy khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g, có thể pha với một chén nước sôi để nguội hoặc rượu, uống ngày 2 lần. Dùng trong 5 – 7 ngày.

Chữa sốt rét: bột riềng 300g, bột quế khô, bột thảo quả mỗi thứ 100g, tất cả đem trộn với mật làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 15 viên trước khi lên cơn. Hoặc riềng tẩm dầu vừng sao 40g, gừng khô nướng 35g tán nhỏ, hòa mật lợn làm hoàn thành viên bằng hạt ngô, uống ngày 15 – 20 viên.

Mỗi khi phụ nữ “đến tháng”, một số người có thể bị đau bụng kinh hoặc tiêu chảy, Dùng một chút riềng có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng. Riềng là một lựa chọn tốt như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh tiêu chảy, và nó có thể đạt hiệu quả trong một thời gian dài. Ảnh minh họa: Internet

Trị chứng đầy bụng, khó tiêu: riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Ngày dùng 2 – 3 lần.

Chữa đau dạ dày do hư hàn (đau có thời gian nhất định, gặp lạnh hay đói đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống không ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm): củ riềng, hương phụ mỗi vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.

Chữa hắc lào: củ riềng già 100g, giã nhỏ, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi 2 – 3 lần.

Chữa lang ben: củ riềng 100g, lá và củ chút chít 100g, chanh một quả, hai thứ giã nát rồi vắt nước chanh, đun nóng. Khi dùng lấy bông y tế thấm dịch thuốc bôi đều lên vùng tổn thương, ngày bôi 2 lần. Dùng trong 5 – 7 ngày.

Quảng An (Tổng Hợp)/Tienphong.vn

Cây nhũ hương có thực sự là ‘thần dược’ trị bệnh xương khớp?

Gần 15 triệu đồng 1 ký, thậm chí vài trăm triệu đồng cho 1 ký thượng hạng, chiết xuất nhũ hương đang thực sự làm nên cơn sốt và được ví như 1 loại “thần dược” trong việc điều trị các căn bệnh xương khớp.

Nhũ hương – Một “hiện tượng” trong y học

Sống giữa thời hiện đại và đủ đầy, nhưng đối diện với những vấn đề về sức khỏe, người ta thường có xu hướng muốn sử dụng những biện pháp trị liệu tự nhiên và những dược liệu từ thiên nhiên. Đó là lý do khiến nhũ hương nổi lên như một hiện tượng trong việc chữa trị các bệnh về xương khớp. Gần 4 triệu kết quả tìm kiếm trong vòng nửa giây đã cho thấy cơn sốt nhũ hương đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Không chỉ được truyền tai hay gây sốt trên mạng xã hội, nhũ hương còn được các bác sĩ và chuyên gia khẳng định trên khắp các mặt báo như một loài cây có tác dụng kỳ diệu giúp cải thiện hầu hết vấn đề về xương khớp. Vậy nhũ hương là gì, và liệu nó có thực sự hiệu quả đến thế?

Nguồn gốc của nhũ hương

Nhũ hương còn được biết đến với tên gọi trầm hương Ấn Độ, thuộc họ Đào lộn hột, là một loài cây vô cùng nổi tiếng ở Ấn Độ và các nước ven Địa Trung Hải. Frankincense – tên khoa học của nhũ hương xuất phát từ việc những chiến binh người Frankish đã mang nó từ nơi sa mạc cằn cỗi đến giới thiệu ở phương Tây. Tuy nhiên, bộ rễ của nhũ hương chỉ thích hợp với việc sinh tồn ở những ngọn núi cao, những nơi có địa hình hiểm trở và vùng sa mạc cằn cỗi. Không chỉ gặp khó khăn trong việc chọn lọc điều kiện sống, việc thu hoạch nhũ hương cũng rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian. Người ta rạch một vết sâu trên thân cây và loại bỏ phần vỏ, chất nhựa trong cây chảy ra như một cách để chữa lành tổn thương. Sau khoảng 100 ngày, nhựa cây chảy hết ra và đông cứng lại. Tuy nhiên phải trải qua 3 lần như vậy chúng mới được thu hoạch, vì nhựa trong cây chảy ra ở lần thứ 3 mới là loại nhựa có chất lượng tốt nhất.

Ảnh minh họa: Cây nhũ hương

“Thần dược” hay trò bịp bợm?

2 chữ “thần dược” không hề là nói quá 1 chút nào đối với chiết xuất nhũ hương. Thậm chí, nhũ hương đã được sử dụng trong suốt 5000 năm qua với hiệu quả điều trị vượt trội về các bệnh xương khớp, thần kinh và da. Trong thời kỳ cổ đại, người ta đốt nhũ hương vào những nghi lễ tôn giáo quan trọng để bày tỏ niềm tôn kính với những vị thần. Đã có những thời điểm giá trị của nó còn cao hơn vàng, và tất cả nhũ hương đều thuộc về nhà vua. Chỉ có vua mới nắm trong tay quyền quyết định khai thác, sử dụng và buôn bán chúng.

Ảnh minh họa: Nhựa nhũ hương

Hiệu quả kỳ diệu trong các vấn đề xương khớp khiến nhũ hương nổi tiếng như một loại thần dược chủ yếu đến từ sự đa dạng trong thành phần hóa học của loài cây này. Nhũ hương có chứa khoảng 70% nhựa, cùng với đó là gôm và tinh dầu, Những thành phần hóa học chủ yếu phải kể đến trong nhựa cây bao gồm Free Alpha, Beta Boswellic, Olibanoresene. Bên cạnh đó còn có các thành phần khác như O-Acetyl-Beta-Boswellic acid, Dihydroroburic acid, Epilupeol acetate, Epilupeol acetate,… Trong đó thành phần quan trọng nhất, được coi như linh hồn của nhũ hương là Acid Boswellic có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch và làm giảm các triệu chứng sưng đau, viêm khớp.

Acid Boswellic được thực hiện nghiên cứu trên động vật và chứng minh tác dụng ức chế enzyme 5-lipoxygenase, là enzyme có vai trò lớn trong quá trình tổng hợp leukotriens – thủ phạm gây viêm ở những bệnh nhân viêm thấp khớp cấp tính và mạn tính. Thông qua cách ức chế enzyme này, chất Triterpenes trong acid Boswellic làm giảm khả năng tổng hợp leukotriens có trong bạch cầu trung tính. Bên cạnh đó, acid Boswellic ức chế Matrix Metalloproteinase-3(MMP-3), giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự phá hủy collagen, là một thành phần thiết yếu của các mô khớp.

Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy chiết xuất nhũ hương đem lại sự cải thiện đáng kinh ngạc với gần 70% bệnh nhân nằm liệt giường, giúp người bệnh giảm bớt những cơn đau nhức xương khớp và cải thiện khả năng vận động. Tuyệt vời hơn nữa, dù mang lại hiệu quả tối ưu nhưng chiết xuất này không hề đem đến tác dụng không mong muốn cho người dùng như các thuốc kháng viêm thông thường.

Một nghiên cứu khác được thực hiện với 30 bệnh nhân viêm khớp được đăng tải trên tạp chí Phytomedicine đã chứng minh việc sử dụng thành phần acid Boswellic có trong nhũ hương thực sự có hiệu quả trong việc giảm viêm và ức chế quá trình tự miễn.

Tiến sĩ Robert Jacobs, một bác sĩ phẫu thuật tại Anh đã chia sẻ ông đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi các tác dụng y học vượt trội của nhũ hương. Ông cho rằng nhũ hương có thể tạo ra sự kết hợp tối ưu nhất với mục đích chống viêm trong tất cả các chiết xuất thực vật mà ông từng biết. Tiến sĩ chia sẻ: “Bản thân tôi và vợ đều là người mắc bệnh viêm khớp, chúng tôi đã sử dụng nó trong vài tuần. Và việc đó mang lại kết quả thực sự tốt, thậm chí tốt hơn các thuốc chống viêm thông thường”.

Nhũ hương từ lâu đã được sử dụng trong Đông Y với mục đích điều trị các bệnh về xương khớp, và tác dụng vàng trong việc chống viêm đã giúp chúng được biết tới như một loại “thần dược” trong suốt 5000 năm qua. Hi vọng qua bài viết này, chúng tôi có thể mang tới cho bạn đọc những thông tin chi tiết về tác dụng của nhũ hương trong việc trị liệu các bệnh xương khớp.

L. Hương/ Sức Khỏe 365

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *