Chuyên gia hướng dẫn các cách đơn giản giảm nhanh, loại bỏ ô nhiễm không khí trong nhà

Không khí ô nhiễm không chỉ có ở ngoài trời. Bạn có thể chủ động bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình tránh ô nhiễm trong nhà bằng chính những cách làm đơn giản.

TS.BS Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM) cho biết, phòng ngừa tác động ô nhiễm không khí chủ động nhất chính là không để xảy ra ô nhiễm trong ngôi nhà của bạn.

Sử dụng nhiên liệu sạch để đun nấu ( bếp điện, bếp từ)

Để có một môi trường trong lành trong chính ngôi nhà của bạn, PGS.TS Phan Thu Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai khuyên người dân nên sử dụng nhiên liệu sạch để đun nấu (bếp điện, bếp từ); hạn chế tối đa sử dụng bếp than tổ ong, phân loại rác thải tại nguồn, không vứt rác bừa bãi, không vứt rác nơi công cộng cũng góp phần hạn chế bớt nguồn thải gây ô nhiễm không khí.

Bác sĩ khuyên nên sử dụng bếp từ, bếp điện để đun nấu

Quét nhà thường xuyên, trồng cây có khả năng thải oxy ngay cả ban đêm

Nếu không có máy lọc không khí và máy điều hòa, để không khí trong nhà luôn thông thoáng, sạch sẽ, không bụi bặm, theo TS Nhiên, cần thường xuyên quét nhà, lau sàn, lau sạch bếp, hút bụi giúp ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi.

Ngoài ra, việc trồng thêm nhiều cây xanh xung quanh nhà hoặc trong nhà cũng làm giảm thiểu các chất ô nhiễm, đặc biệt là các chất có nguồn gốc hữu cơ như: NO, CO, CO2, SO2… Đặc biệt là các loại cây có khả năng thải oxy ngay cả ban đêm như trầu bà, lưỡi hổ…

Cây trầu bà dễ trồng, có tác dụng hút khí độc

Theo NASA, bạn nên trồng một số loại cây như lô hội, cọ cảnh, thường xuân, vạn lộc… để vừa giúp làm sạch không khí, vừa giúp giảm bớt tình trạng căng thẳng, mất ngủ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể từ bên trong.

Dùng máy lọc không khí cũng cần lưu ý

Với việc sử dụng máy lọc không khí, TS Nhiên cho rằng, máy lọc không khí tốt cần có bộ lọc đầy đủ gồm có 3 màng lọc: màng lọc thô – lọc bụi lớn, phấn hoa…; màng thứ hai – cũng là lớp quan trọng nhất – lọc bụi mịn (bụi PM2.5) thường là loại lọc chuẩn HEPA; màng thứ ba thường là carbon hoạt tính giúp hấp thụ mùi, vi khuẩn gây hại, nấm mốc.

Trong các máy lọc không khí hiện đại thì màng lọc số 3 có thể thêm tính năng khác (công nghệ ion, công nghệ than hoạt, công nghệ chọn lọc các khói ô nhiễm độc hại như khói thuốc…). Với từng loại máy, lõi 1 và 2 thường cố định với các máy lọc khí tiêu chuẩn.

Các máy lọc không khí chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định, thường trong khoảng 20-30m2. Cần chú ý sắp xếp các vật dụng trong phòng gọn gàng để tăng hiệu quả của máy. Ngoài ra, cần chú ý kiểm tra để súc rửa hoặc thay thế các màng lọc theo định kỳ hoặc màng ngoài đã bám quá nhiều bụi bẩn.

PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe lao động và môi trường, Bộ Y tế cho hay khi lựa chọn thiết bị lọc không khí, cần đáp ứng các yếu tố sau: Thứ nhất, thiết bị đó phải lọc sạch không khí theo tỉ lệ do nhà sản xuất công bố;

Thứ hai, thiết bị đó có chức năng khử mùi, khử khuẩn, vì khi xảy ra ô nhiễm thường có khả năng ô nhiễm bụi, ô nhiễm mùi và nguy cơ về nhiễm khuẩn. Ngoài ra có thể lựa chọn những thiết bị có thêm những chức năng khác như tạo độ ẩm, hẹn giờ, tuỳ theo điều kiện kinh tế của gia đình để lựa chọn.

Tuy nhiên, khi mua các thiết bị, gia đình cần mua ở các cơ sở có uy tín, có bảo hành, ngoài ra cần kiểm chứng về những thông tin mà cơ sở bán máy công bố.

Không để ngôi nhà có khói t.huốc l.á

Hút t.huốc l.á không chỉ gây ảnh hưởng mạnh tới sức khoẻ người hút mà còn tác động tới người hít phải khói thuốc. Giữ ngôi nhà không có khói thuốc là cách để đảm bảo không khí trong lành.

BS Trần Quốc Khánh, Bệnh viện Việt Đức cho rằng, để “thanh lọc” hệ hô hấp có nhiều biện pháp. Suốt một tuần sống và làm việc trong nội đô, cuối tuần người dân nên tạo thói quen ra ngoại ô, vùng biển hoặc lên núi đồi, nơi nhiều cây xanh. Nếu phải sống gần các khu công nghiệp, các nhà máy hoặc làm việc trong những môi trường nguy cơ cao bị ô nhiễm thì luôn nhớ trang bị bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn và tích cực kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, những môn thể thao, như: Yoga, thiền… giúp cải thiện hữu hiệu đường hô hấp.

Quỳnh An

Theo giadinh.net

Không khí trong nhà bẩn chẳng kém bên ngoài: Sử dụng máy lọc không khí nào?

Trước tình trạng ô nhiễm không khí, người dân ùn ùn đi mua máy lọc không khí và tìm nhiều cách làm sạch không khí trong nhà nhưng cũng có người lạc quan cho rằng chỉ không khí bên ngoài bẩn còn trong nhà đóng cửa kín thì không lo bẩn.

Ảnh minh họa.

Không khí trong nhà bẩn

Tuy nhiên, theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng – Phòng khám Nhi MD KIDS PEDIATRICS, TP Irving, Texas, Hoa Kỳ không khí ở trong nhà cũng bẩn chẳng kém gì bên ngoài. Trong nhà, không khí từ nấu nướng, các vật dụng trong nhà, bụi mịn, khói t.huốc l.á.
Ô nhiễm từ vật liệu xây dựng, thảm, thú nuôi, nấm mốc, ozone, chất rửa tẩy, chất diệt côn trùng. Ô nhiễm từ môi trường bên ngoài tùy theo mức độ lưu thông không khí.

Theo Cục bảo vệ môi trường Mỹ, ô nhiễm trong nhà còn nguy hiểm hơn ở ngoài đường vì nó không kém ngoài đường là bao nhiêu, khảo sát có vài chất ô nhiễm cao hơn 2-5 lần so với bên ngoài và chúng ta hít thở không khí trong nhà hết 90% thời gian trong ngày, nên tác hại lớn hơn nhiều.

Trong một nghiên cứu về tác dụng của máy lọc không khí ở vùng có mức ô nhiễm cao ở Mongolia (48-113), người ta thấy: Tỷ lệ bụi mịn trong nhà liên hệ với tỷ lệ bụi mịn bên ngoài.

Bác sĩ Hưng cho biết việc sử dụng máy lọc không khí làm giảm bụi mịn trong nhà tới 29%, làm giảm lượng Cadmium trong m.áu ở phụ nữ có thai trong nghiên cứu 14%, nhất là trong 5 tháng đầu, có lẽ là do máy yếu hơn hay không thay lọc định kỳ. Còn khi đi ra ngoài bác sĩ Hưng khuyến cáo nên đeo khẩu trang loại y tế như N95 hay P-100, còn loại khẩu trang thường không có tác dụng.

Sử dụng máy lọc không khí nào?

Khi chọn máy lọc không khí có độ lọc tốt và tốt cho sức khỏe nữa thì nên chọn máy lọc nước có tốc độ lọc không khí (CADR). Chọn máy có thể lọc toàn bộ không khí trong phòng khoảng 5 lần/giờ. Nếu phòng 40m2 thì phải lọc được cỡ 200m3 không khí trong một giờ. Nếu công suất lọc quá nhỏ sẽ không làm sạch không khí vì quá trình tái ô nhiễm là một quá trình bổ sung liên tục. Nếu máy quá yếu có cũng như không, lọc được 1 mà nó vô thêm 2-3 thì lọc chi nữa.

Đối với màng lọc, khả năng của màng lọc, nên dùng các loại màng lọc HEPA có khả năng lọc hết 99.97% bụi ô nhiễm trong không khí kể cả bụi mịn, hầu hết là tới 0.3 microns, có loại còn lọc tới 0.1 microns. Nếu có người dị ứng thì nên có thêm màng lọc carbon

Không cần phải chọn màng lọc HEPA mà màng lọc cơ vẫn tốt như thường, miễn là chọn màng lọc xịn và thay thường xuyên định kỳ.

Khi sử dụng máy lọc điện có chức năng làm sạch không khí bằng điện theo 3 loại chính: tạo ozone, electrostatic precipitators (ESPs), ionnizers. Các máy tạo ozone lọc không khí nhưng đồng thời thải ozone ra môi trường làm ô nhiễm không khí nên không nên sử dụng trong nhà, trường học hay các không gian kín. Máy ESPs dùng sức hút tĩnh điện để “bắt” các hạt bụi có tích điện trong không khí.

Còn máy ionizers biến các hạt bụi mịn thành ion và ngưng tụ xuống nền nhà, thảm hay tường nhà, chứ không lọc.

Các máy hydrid có thể dùng nhiều cơ chế cùng lúc và thải ra một lượng ozone nhỏ hơn máy tạo ozone đơn thuần.

Như vậy các máy lọc điện có loại không lọc, hoặc có loại còn gây độc hại cho môi trường vì làm tăng thêm ô nhiễm ozone, là một trong các loại ô nhiễm không khí chính.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *