Mẹ 9x kể 3 lần mang thai đều phải nằm bất động trên giường, nhìn vết mổ đã thấy “đau như c.hết đi sống lại”

Nhớ lại cả 3 lần mang thai gặp biết bao đau đớn và nguy hiểm, chị Thanh Mây (đến từ Đà Lạt) vẫn không khỏi rùng mình.

Suốt 3 lần mang thai đều phải nằm im trên giường, không thể đi đâu, làm gì

Mang thai và sinh con là niềm hạnh phúc của nhiều người phụ nữ. Thế nhưng trong suốt quá trình 9 tháng 10 ngày đó, nhiều lúc các mẹ sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm không lường trước được, khiến hành trình sinh nở trở nên gian nan vô cùng. Điều này rất đúng với trường hợp của chị Thanh Mây, 25 t.uổi (đến từ Đà Lạt) khi cả 3 lần mang thai sức khỏe của chị đều rất yếu và bắt buộc phải sinh mổ.

Cả 3 lần mang thai, chị Mây đều phải đối mặt với nhiều nguy hiểm.

Chia sẻ về hành trình làm mẹ của mình, chị Mây cho biết chị sinh các bé khá sát nhau và lần nào cũng phải sinh mổ do sức khỏe yếu quá, đến nỗi không thể làm gì và phải nằm im trên giường. Nhất là lúc mang thai bé thứ 3, chị phải nằm trên giường suốt 5 tháng trời liền, đến khi thai lớn hơn một chút thì được vận động nhẹ và đi lại xe lăn trong nhà:

“Mình có bầu các bé vào năm 2012, 2016, 2019 và cả 3 lần mang thai mình đều rất yếu. Cứ tầm 7, 8 tuần là bị bong tách thai, kể cả chỉ nằm im trên giường đi lại nhẹ nhàng vẫn bị. Lần có bầu bé đầu tiên, mình phải mổ cấp cứu do đau đẻ nhưng cổ tử cung bị co cứng và cạn ối suy thai. Còn khi bầu bé út mình bị bong tách thai đến 50% và phải nhập viện tiêm thuốc và điều trị ở trung tâm y tế dự phòng. Mình muốn chuyển lên tuyến trên cũng không được vì đường xa họ không đảm bảo cho mình. Cuối cùng phải nằm viện 7 ngày và về nhà nằm im trên giường tới gần 5 tháng, đ.ánh răng, rửa mặt lẫn ăn uống đều phải làm ở giường.

Nhìn mình thì thấy người to cao mà không hiểu tại sao lại yếu như vậy? Hồi mang bầu lúc nào mình cũng thở hụt hơi, choáng váng đầu óc và còn bị đau lưng, đau hông, đau các khớp đầu gối và tay chân, người ngợm lúc nào cũng nhức nhối”.

3 con trai nhà chị Mây: bé An, An Khánh, An Phúc (từ trên xuống và từ trái qua phải).

Chị Mây bên các con.

Hành trình sinh nở đầy đau đớn, cả 3 lần đều bị mổ dọc cùng 1 chỗ

Nếu như mang thai và sinh 2 bé đầu đã rất vất vả thì đến lần sinh con thứ 3, chị Mây lại càng đau đớn hơn do vết mổ lần 3 khiến sức khỏe của chị bị ảnh hưởng rất nhiều và phải mất thời gian dài mới hồi phục được:

Vì mang thai bé đầu mình đã mổ dọc, cơ địa lại như vậy, những lần bầu tiếp theo phải mổ trên vết mổ cũ nên đau đớn vô cùng. Khi mang thai bé thứ 3 được 38 tuần, mình phải mổ gấp luôn vì thai gò nhiều nguy cơ bục vết mổ. Nhớ lại lúc theo bác sĩ vào phòng mổ mà 2 chân mình không bước nổi vì sợ những điều không may. Mình phải mổ dọc cả 3 lần vì cổ tử cung co cứng không giãn nở để đẻ, với lúc ấy tim thai suy nước ối chuyển sang màu xanh rồi nên bác sĩ mổ dọc cho nhanh.

Mổ bé thứ 3 xong mình bị viêm vết mổ gần 2 tháng, uống kháng sinh mới hết. Giờ mình vẫn hay bị đau lưng và nhức các khớp chân tay”.

Cả 3 lần mổ dọc đều cùng một chỗ nên khiến chị Mây đau đớn vô cùng và phải mất nhiều tháng vết mổ mới lành được.

Gia đình 5 người nhà chị Mây.

Sau khi trải qua 3 lần sinh nở đầy đau đớn và nguy hiểm, bà mẹ trẻ cho biết hiện chị đã triệt sản do trường hợp của chị không nên đẻ nữa vì rất nguy hiểm. Đồng thời chị cũng không quên nhắn nhủ đến các mẹ bầu khác đó là hãy đi siêu âm đều đặn để kịp thời phát hiện ra những bất thường: “Các mẹ đang có bầu lần 2, lần 3 và phải mổ hãy luôn giữ gìn sức khoẻ, nếu thấy đau hay khó chịu cứ đi thăm khám siêu âm. Chứ đừng sợ siêu âm nhiều có hại mà không đi luôn. Chúc các mẹ luôn mạnh khoẻ trong suốt thai kì và mẹ tròn con vuông”.

Theo Helino

Em bé chào đời trong túi ối còn nguyên

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, đã mổ sinh cho sản phụ Vũ Thị Tâm, đón bé chào đời nặng 3,32 kg.

Ca sinh vào cuối tháng 6 được các bác sĩ Khoa Sản của bệnh viện đ.ánh giá là trường hợp hy hữu, bởi em bé chào đời với túi ối vẫn còn nguyên vẹn bao bọc quanh người. Các bác sĩ phải rạch bọc ối để đưa bé ra ngoài.

Em bé nằm nguyên trong bọc ối khi sinh. Ảnh: BVCC

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng Khoa Sản, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, thông thường, túi ối sẽ bị vỡ tự nhiên khi phẫu thuật bắt con hoặc sinh thường. Những trường hợp chào đời trong túi ối còn nguyên được dân gian gọi là “đẻ bọc điều”.

Sau sinh, sức khỏe của mẹ và em bé đều ổn định.

Thúy Quỳnh

Theo VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *