Hầu hết gia đình nào cũng sử dụng tăm để xỉa răng sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, một chiếc tăm nhỏ bé cũng có thể cướp đi mạng sống của con người.
Ông Vương 48 t.uổi (Hà Nam, Trung Quốc) là một tài xế xe buýt, có một lần sau khi ăn cơm no, ông Vương lấy tăm trên bàn của nhà hàng ăn để xỉa răng. Mặc dù trước khi sử dụng, ông phát hiện đầu tăm đã có chút mốc, nhưng ông vẫn không dùng xỉa răng bình thường. Trong quá trình xỉa răng, do thực phẩm bám sâu trong kẽ răng nên ông Vương đã dùng lực mạnh khiến lợi bị c.hảy m.áu.
Tuy nhiên, ông Vương cho rằng xỉa răng chảy chút m.áu là chuyện bình thường, nên ông cũng không quan tâm, uống xong 2 ngụm nước ông bắt đầu trở lại công việc. Không ngờ, đến buổi tối, ông Vương cảm thấy cơ xương toàn thân co thắt mạnh, xuất hiện các triệu chứng như khớp hàm đóng chặt, cổ cứng, khó thở… Vì vậy, người nhà vội vàng đưa ông Vương đến bệnh viện, vạn lần không nghĩ rằng, ông Vương bị nhiễm uốn ván và thủ phạm là một cây tăm nhỏ.
Sử dụng tăm để xỉa răng như nào cho chính xác?
Dùng tăm xỉa răng là thói quen của nhiều người, đặc biệt là những người lớn t.uổi. Tuy nhiên không ai nghĩ rằng, một cây tăm nhỏ cũng có thể gây rủi ro lớn đến như vậy. Trước tiên hãy xem xét vấn đề nằm ở chỗ nào?
1. Bản thân tăm không đạt tiêu chuẩn
Hiện nay, tăm xỉa răng trên thị trường hầu hết là tăm gỗ và tăm tre, đại đa số là loại sản phẩm “3 không”, không có giấy phép vệ sinh, bao bì và khử trùng tăm không đạt tiêu chuẩn. Một chiếc tăm như vậy tự nó đã mang một lượng lớn vi khuẩn và virus, sau đó lại tiếp xúc với khoang miệng, rất dễ gây n.hiễm t.rùng. Đặc biệt là trong quá trình sử dụng tăm xuất hiện vết thương hoặc người bệnh bị loét miệng thì càng nguy hiểm.
Hiện nay, tăm xỉa răng trên thị trường hầu hết là tăm gỗ và tăm tre, đại đa số là loại sản phẩm “ba không”, không có giấy phép vệ sinh, bao bì và khử trùng tăm không đạt tiêu chuẩn.
2. Sử dụng tăm không đúng cách
Hầu hết mọi người đều sử dụng tăm xỉa răng, đều là ở nơi mà họ cảm thấy khó chịu. Khi họ gặp phải dư lượng thực phẩm cứng đầu, thì lại càng dùng lực, dùng tăm cứng để lấy thực phẩm ra khỏi răng. Khi sử dụng tăm xỉa răng, đặc biệt phải chú ý không thể nhét tăm quá sâu vào kẽ răng, nếu không sẽ gây viêm nướu, teo nướu, làm to kẽ răng, dẫn đến bệnh nha chu.
3. Để tăm ngậm trong miệng
Một số người thường có thói quen ngậm tăm trong miệng, điều này rất dễ vô tình nuốt phải tăm vào dạ dày và bám vào ruột non. Còn có những người không bị nhét thực phẩm trong răng, nhưng vẫn dùng tăm để xỉa, điều này cũng dễ làm ảnh hường đến sức khỏe của răng và nướu, gây c.hảy m.áu, đau răng.
Một số người thường có thói quen ngậm tăm trong miệng, điều này rất dễ vô tình nuốt phải tăm vào dạ dày và bám vào ruột non.
Những điều lưu ý khi sử dụng tăm
– Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, kiến nghị mọi người sử dụng tăm đúng cách. Trước hết, khi chọn tăm nên chọn nguyên liệu là tre mềm, có bề mặt nhẵn, đầu không quá sắc. Khi bảo quản tăm nên lựa chọn hộp kín, để tăm không tiếp xúc với không khí bên ngoài.
– Khi răng không dính thực phẩm thì không nên sử dụng tăm xỉa răng bừa bãi, khi dùng tăm không được dùng lực quá mạnh tránh gây tổn thương. Kiến nghị sử dụng chỉ nha khoa hoặc chải răng để loại bỏ dị vật trên răng.
(Nguồn: QQ)
Theo Helino
Hành trình tái tạo khuôn mặt thiếu nữ
HÀ NỘI – Giang Ly tỉnh dậy sau 8 giờ phẫu thuật. Xương hàm rất đau, nhưng từ nay, em sẽ lần đầu tiên sau 9 năm có gương mặt bình thường không sưng.
Phòng hồi sức tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương yên tĩnh. Bố, mẹ, cô, bác đang ngồi cạnh bên giường của Giang Ly, bóp tay chân cho em, tất cả đều nở nụ cười rạng rỡ khi thấy em tỉnh lại. Ca phẫu thuật ghép xương hàm mặt kéo dài khiến thiếu nữ mệt mỏi.
Giang Ly không thể nói, cũng không thể cử động. Cả hai đôi bàn tay và bàn chân được buộc chặt vào giường bệnh. Một ống thông được cắm vào mũi em xuống dạ dày để truyền sữa và thức ăn, một ống thông khác cắm vào lỗ mũi bên kia truyền oxy để thở. Ở chân trái và tay phải cũng đều được truyền kháng sinh để giảm đau.
“Ba ngày đầu em uống sữa qua chiếc ống đó, toàn nôn ra, không thể uống được”, Giang Ly nói. “Em chẳng thấy đói, em chỉ thấy mệt thôi”.
Khuôn mặt Giang Ly (giữa) sưng đau khi chưa phẫu thuật. Ảnh: Nam Phương
Ca phẫu thuật giữa tháng 9 là lần làm xương hàm mặt thứ hai của Ly tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương. Lần này, các bác sĩ lấy xương ở chân trái, tạo thành xương hàm, ghép vào hàm trái. Em được vi phẫu lần đầu tiên là lấy xương chân phải ghép vào hàm phải hồi tháng 8/2018.
Nhìn con trên giường bệnh, chị Lưu Thị Châm, mẹ của em rưng rưng, song chị biết rằng những tháng ngày con chịu đựng đau đớn sắp qua. Chuỗi ngày tháng hai mẹ con ròng rã bắt xe khách từ Thái Nguyên đến viện để thăm khám, lấy thuốc, phẫu thuật… sắp kết thúc. Vậy là đã gần một thập kỷ con gái sống chung với cơn đau xương hàm mặt. Sau ca phẫu thuật lần này, khuôn mặt Giang Ly có thể hoàn chỉnh như bao bạn bè khác.
Giang Ly phát bệnh từ năm 8 t.uổi, sưng, đau răng, được chẩn đoán bị u xơ men xương hàm. Bác sĩ chưa thể mổ ngay mà phải đợi đến khi Ly 18 t.uổi. Lúc nào c.ô b.é đau răng, không ăn uống được gì, chị Châm đều đưa con đến bệnh viện kiểm tra, lấy thuốc, điều trị duy trì. Cơn đau liên tục hoành hành, nhiều lúc Ly không ăn được cơm, chỉ ăn cháo.
“Cháu luôn mặc cảm về ngoại hình, mẹ xin chụp một bức ảnh cũng nhất quyết không cho chụp, kể cả lúc ngủ cháu phải nằm nghiêng vì sợ mẹ chụp trộm”, chị Châm cho biết. “Đến trường cũng vậy. Cháu rất ít khi giao tiếp với bạn bè, ít khi cười, đi ra ngoài đường cũng toàn đeo khẩu trang”.
Năm 2018 Ly 16 t.uổi, mặt sưng to, xương hàm dưới phồng lên phá hủy hết gương mặt, không còn chỗ nào nguyên vẹn xương, đau đớn. Tình trạng bội nhiễm để lâu có thể lan sang khu vực khác. Các bác sĩ quyết định thực hiện vi phẫu tái tạo khuyết hàm mặt cho cô gái trẻ. Quá trình tái tạo gương mặt phải chia làm hai lần mổ vi phẫu.
Các chuyên gia đã lấy xương mác từ cẳng chân, cả phần mô mềm có cuống mạch nối vi phẫu mạch m.áu giúp nuôi xương. Xương mác ít có chức năng, tiết diện to, có thể cắt uốn thành xương hàm dưới. Giang Ly được cắt u, toàn bộ xương hàm dưới, sau đó tái tạo một nửa xương hàm dưới. Phần xương hàm mất dài nên phải cắt cả hai xương mác ở hai chân.
Sau lần phẫu thuật đầu tiên, khuôn mặt em dần trở lại bình thường, không còn sưng đau. Giang Ly cũng chụp ảnh nhiều hơn, không còn tự ti về ngoại hình như trước. Người mẹ chia sẻ: “Nhìn con gái vui vẻ mà bản thân mình cũng thấy nhẹ lòng phần nào”. Em hòa nhập nhanh với các bạn trong lớp và hay cười nói, chuyện trò. Cứ 6 tháng, em trở lại viện tái khám một lần.
Ngày 16/9, sau hơn một năm, Giang Ly làm các thủ tục nhập viện Răng Hàm Mặt lần hai để hoàn thành nốt phần ghép xương hàm trái. Cô thiếu nữ dường như không cảm thấy sợ hãi như lần đầu. “Em biết rằng sau lần ghép xương hàm mặt lần này, khuôn mặt sẽ trở nên hoàn thiện và xinh đẹp hơn”, em nói.
Lần này các bác sĩ lấy xương chân trái tái tạo hàm, ghép hàm trái, để hoàn chỉnh khuôn mặt cho em. Quá trình lấy xương chân khiến Giang Ly đau đớn, phải nằm một chỗ, dự kiến vài tháng tới mới hồi phục. Ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng, cô bé nửa tỉnh nửa mê đến 3 ngày sau. Khi tỉnh dậy, hàm bị sưng, đau trở lại, song Ly không cảm thấy lo lắng hay tự ti về ngoại hình của mình. “Lần trước phẫu thuật cũng vậy, mấy tuần sau là mặt hết sưng. Chân chỉ đi tập tễnh một vài tháng là trở lại bình thường”, em chia sẻ.
Khuôn mặt hiện tại của Giang Ly hoàn thiện. Ảnh: Lưu Châm.
Ngày 27/9, Giang Ly xuất viện. Ngày nào cô bé cũng ngắm mình trong gương, mong khuôn mặt mau lành trở lại. Chân đau không thể đến trường song Giang Ly không quên tự học bài tại nhà. Các bạn cùng lớp đều ghi chép bài cho Ly, đến nhà giảng bài cho em.
Để phẫu thuật, Giang Ly phải nhổ hết răng hàm dưới, từ đó đến nay chỉ có thể ăn cháo. “Khi nào ngán cháo quá thì em có thể chuyển sang ăn bánh cuốn, bún phở, còn hoa quả phải xay ra mới ăn được. Cơm muốn ăn thì phải nuốt thôi”, em nói.
Giang Ly đang đợi xương hàm phát triển ổn định sau đó trồng răng hàm dưới. Em mong muốn khuôn mặt mình sớm hoàn thiện, để có thể chụp nhiều ảnh và ăn nhiều món mình thích.
Thúy Quỳnh
Theo VNE