Bạn nên đến bác sĩ nếu gặp phải những dấu hiệu về khớp này trong cuộc sống hàng ngày

Phụ nữ có xu hướng dễ bị đau khớp hơn so với nam giới. Dù sở hữu nguy cơ cao, không ít chị em phớt lờ, bỏ qua dấu hiệu đau khớp.

Đau khớp có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi và phổ biến nhất ở những người trưởng thành từ 45-64 t.uổi. Phụ nữ có xu hướng dễ bị đau khớp hơn so với nam giới. Dù sở hữu nguy cơ cao, không ít chị em phớt lờ, bỏ qua dấu hiệu đau khớp và chỉ bắt đầu đến khám bác sĩ khi tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Một cuộc khảo sát gần đây với sự tham gia của hơn 500 phụ nữ Mỹ đã từng phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối cho thấy, đau hông và đầu gối không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất mà còn tác động không nhỏ tới tâm trạng, mối quan hệ với gia đình, bạn bè của người bệnh.

Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần sự can thiệp y tế để giải quyết vấn đề về khớp:

Đau khớp khi tham gia các hoạt động hàng ngày

Theo Sarkis Bedikian, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Trung tâm MidAmerica Orthopedics, đau khớp có thể ám ảnh bạn mọi lúc mọi nơi, từ việc rời giường vào buổi sáng cho tới khi đi làm mang vác đồ nặng. Các cơn đau khó chịu liên tiếp quấy rầy sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người mắc.

Nếu đang gặp phải tình trạng tương tự như vậy, mọi người nên nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên gia. Họ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất và trong trường hợp cần thiết, bạn sẽ phải tiến hành phẫu thuật thay khớp.

Không thể đi chơi với gia đình và bạn bè

Hiện nay có rất nhiều vấn đề khách quan có thể khiến mọi người phải sắp xếp lại lịch trình đi chơi. Tuy nhiên, đây là vấn đề đáng báo động nếu lý do bạn buộc phải hủy chuyến đi là vì đau khớp và mất khả năng di chuyển. 2/3 phụ nữ được khảo sát trong nghiên cứu trên cho biết, họ đã từng tránh gặp bạn bè chỉ vì những cơn đau khớp dữ dội.

Nếu cơn đau gây ra sự khó chịu đến nỗi bạn phải thay đổi lịch hẹn với người thân, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

2/3 phụ nữ được khảo sát trong nghiên cứu trên cho biết, họ đã từng tránh gặp bạn bè chỉ vì những cơn đau khớp dữ dội.

Gặp vấn đề khi hoạt động

Khi cơn đau khớp làm hạn chế khả năng vận động và cản trở công việc hàng ngày, chất lượng cuộc sống của bạn cũng bị tác động theo. Những người yêu thích phiêu lưu, các hoạt động ngoài trời chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Các cơn đau khớp hoàn toàn có thể phá hủy sở thích và niềm đam mê đi du lịch của bạn.

Đã từng đến gặp bác sĩ nhưng chưa thể giải quyết cơn đau

Nếu bạn đã gặp bác sĩ vì đau hông hoặc đầu gối nhưng không thể giải quyết triệt để cơn đau, có lẽ đã đến lúc tìm một bác sĩ mới.

Càng nhanh chóng hành động tìm kiếm sự điều trị thì bạn càng sớm có thể cải thiện tình trạng này và nhanh chóng lấy lại sức khỏe đã mất.

Nếu bạn đã gặp bác sĩ vì đau hông hoặc đầu gối nhưng không thể giải quyết triệt để cơn đau, có lẽ đã đến lúc tìm một bác sĩ mới.

Thay đổi cảm xúc

Đau khớp nghiêm trọng không chỉ biểu hiện thông qua những dấu hiệu về thể chất. Khi nỗi đau về thể xác bắt đầu can thiệp vào cuộc sống hàng ngày và ngăn cản bạn gặp mặt, chơi thể thao với người thân, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tâm lý.

Theo bác sĩ Bedikian, tất cả mọi thứ liên quan đến thể chất đều tác động tới cảm xúc, tinh thần và đây hoàn toàn là hiện tượng tự nhiên.

Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy thất vọng, buồn bã và kiệt sức thường xuyên hơn bình thường vì đau khớp. Biện pháp giải quyết tốt nhất là tìm sự trợ giúp của các sĩ và tiến hành phẫu thuật nếu cần thiết.

Đau khớp nghiêm trọng không chỉ biểu hiện thông qua những dấu hiệu về thể chất.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 6/ 2018 bởi Công ty Edelman Intelligence trực thuộc doanh nghiệp DePuy Synthes tại Hoa Kỳ, 253 phụ nữ từ 45-65 t.uổi đã phẫu thuật thay khớp gối, hông trong 5 năm gần đây và 271 người khác từ 45 -65 t.uổi cũng đang có kế hoạch thực hiện điều này trong 2 năm tới.

Việc thực hiện thay khớp háng hoặc đầu gối cho người bệnh phụ thuộc vào độ t.uổi, cân nặng, cường độ hoạt động và các yếu tố khác. Những người gặp vấn đề về khả năng phục hồi không nên tiến hành phẫu thuật này. Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình mới là người duy nhất có thể xác định cần thay khớp hay không dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân.

Nguồn: Pre/Helino

Đau dữ dội, bụng cứng đờ, thủng nội tạng vì dùng thuốc giảm đau theo kiểu này

Người đàn ông bị hoa mắt, chóng mặt, nôn, sốt, đau dữ dội vùng thượng vị. Trước đó, ông hay đau các khớp nên dùng thuốc giảm đau liên tục.

Bệnh nhân là ông Nguyễn Văn T, 58 t.uổi, đến Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang, Hà Giang, bị bụng chướng, co cứng thành bụng.

Ông T cho hay, ông có t.iền sử bị đau các khớp nên thường xuyên dùng thuốc giảm đau, gần đây ông sử dụng thuốc mất kiểm soát. Hôm vào viện, ông bị đau bụng dữ dội suốt cả ngày. Đến tối ông phải đi viện cấp cứu.

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thủng tạng rỗng, thủng dạ dày, chỉ định mổ cấp cứu. Sau mổ, ông được điều trị tại Khoa Ngoại tiêu hóa tiết niệu.

Bệnh nhân được mổ cấp cứu vì thủng dạ dày sau dùng thuốc giảm đau không kiểm soát

Gần đây, Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang thường phải tiếp nhận các bệnh nhân bị đau bụng, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày… do dùng thuốc kháng đau, kháng viêm nhóm steroid và không steroid.

Riêng xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày – tá tràng…, mỗi năm, Khoa Ngoại tiêu hóa tiết niệu tiếp nhận hơn 10 trường hợp. Đa phần bệnh nhân là người già, bị các bệnh đau đầu, đau lưng, đau khớp… tự ý dùng thuốc trong thời gian dài. Có những trường hợp, bệnh nhân dùng lần đầu cũng có thể bị.

Các bác sĩ cảnh báo, các thuốc giảm đau chống viêm có cả dạng tiêm và uống, là thuốc dễ mua nên nhiều người lạm dụng. Không kể những trường hợp cấp cứu vì nôn ra m.áu, đại tiện ra m.áu, đại tiện phân đen… do thuốc, thì nhiều trường hợp dùng thuốc chỉ thấy bụng ậm ạch, khó tiêu… nội soi đã thấy xung huyết, viêm loét cấp tính dạ dày – tá tràng (bệnh salami). Đặc biệt, đã có trường hợp bệnh nhân t.ử v.ong vì dùng các loại thuốc này.

Do đó, người dân không nên tùy tiện dùng thuốc giảm đau mà nên dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Khi được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, người bệnh nên chú ý khai báo có cơ địa dị ứng, tình trạng đường ruột, dạ dày để thầy thuốc kê toa phù hợp hoặc tư vấn thời điểm uống thuốc thích hợp.

Một điểm lưu ý quan trọng khi uống thuốc giảm đau là tuyệt đối không uống khi đói vì có thể gây viêm, loét, nặng hơn là xuất huyết, thủng đường tiêu hóa.

Sau khi uống thuốc giảm đau, nếu thấy những triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, khó thở, lên cơn hen suyễn thì phải vào bệnh viện để cấp cứu. Ngoài ra, nếu uống thuốc xong mà cảm thấy đau bụng dữ dội, đau không giảm, nôn ói thì cũng phải nhập viện để kiểm tra đường tiêu hóa. Đối với người có bệnh tim mạch, bệnh thận mạn, viêm gan, sau khi uống cảm thấy khó chịu hoặc cảm giác khác lạ thì nên đến cơ sở y tế để khám.

Võ Thu

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *