Căn bệnh ung thư liên quan đến hai ‘món’ cả triệu người Việt nghiện mê mẩn

Ung thư hạ họng đứng hàng thứ 2 (sau ung thư vòm) trong các bệnh lý ung thư vùng tai mũi họng. Hút t.huốc l.á và nghiện rượu là hai yếu tố nguy cơ chính của ung thư hạ họng.

Ảnh minh họa: Internet

Bệnh nhân H.V.C., (43 t.uổi, trú tại Ba Vì, Hà Nội) đến Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội khám với khối u kích thước “khủng” ở cổ khiến mặt lệch hẳn sang một bên. Anh C. cho biết, cách đây 2 tháng, anh thấy cổ nổi cục to bằng đốt ngón tay nên đã tìm đến một “thầy lang” khá “nổi tiếng” tại địa phương và được cho điều trị bằng cách đắp lá.

Sau đó, u ngày càng phát triển rất nhanh, nổi hạch xung quanh thành một khối lớn, bầm tím. Đến khi thấy khó thở, nuốt vướng, khạc nhổ ra m.áu, anh C. mới đến Bệnh viện Đa khoa Ba Vì khám và được chuyển lên Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội.

Các xét nghiệm nội soi, chụp cắt lớp cho thấy, khối u dạng sùi chiếm toàn bộ hố amidan trái và sụn nắp gây hẹp khẩu kính hạ họng. Ngoài ra, có hạch trung thất, hạch thượng đòn hai bên với đường kính hạch lớn nhất lên đến 4 cm. Kết quả chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư hạ họng di căn ở giai đoạn muộn.

Theo các bác sỹ, nguyên nhân ung thư hạ họng chưa được xác định rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư hạ họng bao gồm:

Hút t.huốc l.á và nghiện rượu là hai yếu tố nguy cơ chính của ung thư hạ họng. Ảnh minh họa: Internet

Hút t.huốc l.á: mức độ hút t.huốc l.á tỷ lệ thuận với tỷ lệ mắc ung thư vùng hạ họng.

Nghiện rượu: uống rượu kéo dài gây các kích thích tại chỗ vùng niêm mạc họng.

Hút t.huốc l.á và nghiện rượu là hai yếu tố nguy cơ chính của ung thư hạ họng.

Vệ sinh răng miệng kém: vệ sinh răng miệng kém làm các vi khuẩn hội sinh phát triển mạnh gây nên các viêm nhiễm mãn tính vùng họng, kích thích viêm kéo dài là yếu tố thuận lợi của ung thư hạ họng.

Virus HPV: nhiễm vi rút HPV là yếu tố nguy cơ của ung thư vòm mũi họng trong đó có ung thư hạ họng.

Kích thích mạn tính vùng họng do trào ngược dạ dày thực quản cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh.

Hội chứng Plummer-Vinson: đặc trưng bởi tình trạng khó nuốt, thiếu m.áu thiếu sắt và lưới thực quản. Bệnh có liên quan đến tăng tỷ lệ ung thư hạ họng ở các phụ nữ không hút t.huốc l.á vùng Bắc Bắc Âu.

Môi trường: ô nhiễm môi trường hoặc công nhân tiếp xúc với A-mi- ăng, bụi gỗ làm tăng nguy cơ mắc ung thư hạ họng.

Bia rượu là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể. Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng bệnh ung thư hạ họng

Ung thư hạ họng thường im lặng trong thời gian dài. Triệu chứng ung thư hạ họng xuất hiện từ từ, bao gồm:

Rối loạn nuốt: khó nuốt, nuốt vướng ngày càng tăng dần, đầu tiên là một bên sau lan sang 2 bên họng.

Đau đau họng kéo dài, tăng dần, có thể kèm theo đau tai.

Nổi hạch vùng cổ: hạch rắn, chắc, di động hạn chế, không đau.

Giai đoạn muộn, bệnh nhân có biểu hiện sút cân, khó thở và khàn tiếng do khối u xâm lấn vào thanh quản, dây thần kinh.

Đối tượng nguy cơ mắc ung thư hạ họng

Bệnh nhân nam giới có t.iền sự nghiện rượu, hút t.huốc l.á nhiều năm

Người nhiễm virus HPV typ 16, 18

Người có t.iền sử tiếp xúc với hóa chất độc hại a-mi-ang

Người mắc hội chứng Plummer- Vinson

Người có t.iền sử trào ngược dạ dày thực quản kéo dài

THÁI HÀ (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Cách phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng

Ở nước ta, bệnh ung thư vòm họng (UTVH) đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư vùng đầu cổ và đứng thứ 5 trong các bệnh ung thư nói chung.

Tỷ lệ mắc bệnh cao là như vậy, nhưng các triệu chứng của bệnh lại không điển hình. Chính vì vậy, phát hiện UTVH gặp nhiều khó khăn.

UTVH và những dấu hiệu không thể bỏ qua

UTVH còn được gọi với cái tên là ung thư biểu mô vòm họng (NPC), là một dạng bệnh hiếm của ung thư đầu cổ. Nó xảy ra ở vòm họng, phần trên của họng phía sau mũi.

Vị trí của vòm họng có thể mô tả như sau: Mũi họng nằm “bấp bênh” ở đáy hộp sọ, phía trên vòm miệng. Lỗ mũi sẽ thông với vòm họng. Khi bạn hít thở, không khí sẽ đi vào mũi và đi qua cổ họng và vòm họng, sau đó mới đi vào phổi.

Để phát hiện UTVH sớm ở giai đoạn đầu là khá khó khăn, ngay cả đối với các bác sĩ bởi rất khó để khám vùng mũi họng, hơn thế nữa triệu chứng của UTVH giống một số bệnh khác. Ung thư có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể thông qua mô, hệ thống bạch huyết và m.áu, phổ biến nhất là xương, phổi và gan.

Bệnh UTVH gồm có 4 giai đoạn là giai đoạn đầu, giai đoạn trung gian, giai đoạn tiến triển, giai đoạn cuối. Bệnh này nếu được phát hiện càng sớm thì khả năng ung thư di căn đến các cơ quan khác càng thấp. Nếu được chữa trị kịp thời cơ hội hồi phục tương đối cao.

Ung thư vòm họng và viêm họng có những dấu hiệu tương đồng.

Cách phát hiện UTVH

Có thể phát hiện UTVH thông qua những triệu chứng phổ biến như:

Sưng cổ, xuất hiện hạch cổ: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân UTVH, chiếm tới 60-90% các trường hợp. Vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú, vì vậy khi có sự xuất hiện của tế bào ung thư ở đây sẽ lây lan nhanh chóng tới các hạch vùng cổ.

Ngạt mũi một bên, chảy nước mũi có m.áu: Là một trong các triệu chứng sớm của UTVH.

Ho dai dẳng: Bệnh nhân UTVH hay có triệu chứng ho dai dẳng, ho khạc ra đờm dính m.áu.

Khàn tiếng, khó nghe, cảm giác bị vọng tiếng.

Đau đầu: Thường là đau nửa đầu hoặc đau sâu trong hốc mắt, đây là một triệu chứng thần kinh hay gặp ở bệnh nhân UTVH. Với những bệnh nhân đến muộn có thể có cảm giác tê bì vùng mặt cùng bên đau đầu do dây thần kinh tam thoa bị chèn ép.

Ngoài ra, khi khối u đã xâm lấn và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác như mệt mỏi, giảm cân, khó thở, đau xương…

Nguyên nhân gây bệnh UTVH

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh UTVH chưa được xác định rõ ràng. Căn nguyên gây bệnh UTVH không phải chỉ do một yếu tố mà có thể do nhiều yếu tố cùng tác động gây ra. Những yếu tố liên quan được xem xét tới như:

Yếu tố môi trường: Gồm điều kiện vi khí hậu, khói bụi, tình trạng ô nhiễm cùng với tập quán ăn uống như ăn cá muối, ăn tương, cà và các chất mốc,… bởi các thứ này có chứa nitrosamine là chất gây ung thư.

Do virus Epstein Barr (EBV): Các nhà khoa học đã phát hiện được bộ gene của virus Epstein Barr trong tế bào của khối u vòm họng và trong huyết thanh của bệnh nhân UTVH. Đồng thời hiệu giá kháng thể IgA kháng VCA-EBV rất cao ở bệnh nhân mắc UTVH, trong khi đó kháng thể này lại rất thấp hoặc không có ở người bình thường hoặc bị các bệnh ung thư khác.

Yếu tố gene di truyền: Người cùng huyết thống có khả năng cùng mắc bệnh UTVH, đã tìm thấy khoảng 30 gene ung thư nội sinh. Bình thường, các gene này ở trạng thái nằm im, khi có một cơ chế cảm ứng nào đó, chúng sẽ thúc đẩy phát triển tạo thành ung thư.

Nam giới có nguy cơ mắc UTVH cao hơn nữ giới. Những thói quen, lối sống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh UTVH bao gồm: hút thuốc, nghiện rượu, thức ăn kém dưỡng chất, bụi amiăng, vệ sinh kém…

UTVH còn liên quan đến một số loại ung thư khác, ví dụ như nhiều bệnh nhân được chẩn đoán mắc UTVH và đồng thời cũng bị ung thư phổi hay bàng quang cùng một lúc. Có thể do các loại ung thư này có cùng một số yếu tố nguy cơ.

Phân biệt UTVH và viêm họng

Triệu chứng của bệnh viêm họng bao gồm: Ngứa, rát, rét run, cơ thể yếu, sưng tấy vùng cổ họng; bệnh nhân thể đau khi nuốt hoặc nói chuyện; họng hoặc amidan có thể sưng tấy đỏ lên… Bên cạnh những triệu chứng điển hình, bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, sốt, ớn lạnh, sưng ở cổ, thay đổi giọng nói, toàn thân đau nhức. Đau đầu, khó nuốt, ăn không ngon…

Virus là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm họng (virus Influenza). Hiếm gặp hơn, vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

UTVH và viêm họng đều có một vài triệu chứng giống nhau như khó nuốt, đau họng hay sưng ở cổ. Đôi khi mọi người vẫn còn nhầm lẫn giữa 2 bệnh này. Rất khó để phân biệt UTVH và viêm họng vì các triệu chứng đều rất giống nhau. Nhưng ở UTVH có một vài sự khác biệt như sụt cân nhanh nhưng cũng thường rất mờ nhạt. Tuy vậy điều khác biệt lớn nhất chính là thời gian kéo dài triệu chứng. Nếu các triệu chứng trên tiếp tục kéo dài trong vòng 2 tuần, thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.

Dù viêm họng hay UTVH đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống lành mạnh, luyện tập đều đặn và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là cách để bạn bảo vệ sức khỏe của mình trước những căn bệnh xung quanh. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là đi tầm soát ung thư 1 năm ít nhất 2 lần.

BS. Tấn Hùng

Theo Suckhoedoisong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *