Nếu bắt buộc phải dùng 5 loại thuốc này, mẹ cần ngừng cho con bú kẻo hại con

Sức khỏe thể chất của người mẹ sau khi sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến đ.ứa t.rẻ. Vì vậy, mẹ sữa cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi có ý định sử dụng một loại thuốc nào đó.

Nếu bắt buộc phải dùng các loại thuốc sau, người mẹ cần ngừng cho con bú vì các hợp chất từ thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Các bà mẹ phải hóa trị liệu

Người mẹ bị ung thư và đang điều trị hóa trị cần tránh cho con bú trực tiếp. Tác dụng phụ từ hóa trị liệu có thể khiến cơ thể không thể sản xuất sữa khi cần thiết. Ngoài ra, một số hóa trị có thể ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng trong sữa.

Bà mẹ cần được điều trị bằng chất phóng xạ

Các bà mẹ bị bệnh và cần được điều trị bằng chất phóng xạ là một nhóm khác cần tránh cho con bú. Sữa được sản xuất bởi các bà mẹ này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Những bà mẹ sử dụng chất gây nghiện

Những bà mẹ sử dụng chất gây nghiện có chứa amphetamine không nên cho con bú. Chất gây nghiện truyền qua sữa mẹ có thể khiến trẻ hay cáu gắt, quấy khóc.

Bà mẹ phải uống iốt-131

Nếu bắt buộc phải I ốt 131 để điều trị bệnh, bạn cần ngừng cho con bú ít nhất 6 tháng rồi mới có thể cho con bú trở lại để ngăn các chất phóng xạ làm ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.

Những bà mẹ hút thuốc

Những bà mẹ có thói quen hút thuốc nên bỏ thuốc hoặc ngừng cho con bú. Do chất nicotine có trong t.huốc l.á là một chất gây nghiện. Chất này có thể truyền đến trẻ nhỏ qua đường sữa mẹ.

Các bà mẹ bắt buộc phải sử dụng các loại thuốc này cần cho trẻ uống sữa bột thay thế sữa mẹ. Để có thể cho con bú, mẹ cần duy trì tinh thần thoải mái và sức khỏe tốt.

Quỳnh Trang

Theo Sanook/emdep

Tín hiệu mừng cho thấy bé không cần bú đêm nữa, mẹ sắp được nhàn!

Việc trẻ hay thức dậy vào buổi đêm và đòi bú là vấn đề nhiều mẹ bỉm sữa phải đối mặt.

Sau khi em bé chào đời, mẹ thường thức dậy vào lúc nửa đêm, gần sáng để cho bé bú hoặc pha sữa cho bé. Việc cứ hai, ba tiếng đều phải thức dậy khiến mẹ mệt mỏi, buồn ngủ. Do đó, mẹ nào cũng mong muốn bé sớm có thể cai ti đêm và ngủ xuyên đêm.

Tuy nhiên, thật không may, có một số em bé vẫn thức dậy vào ban đêm và đòi bú dù đã lớn. Dưới đây là một số tín hiệu đáng mừng cho thấy bé không cần bú đêm nữa và sẵn sàng ngủ xuyên đêm cùng mẹ.

Em bé đã hơn tám tháng t.uổi và mỗi đêm chỉ bú một chút sữa là ngủ

Chúng ta đều biết rằng bé cần ăn sữa đêm vì bé chỉ bú được lượng sữa nhỏ nên đói nhanh. Do đó, nhiều bà mẹ phải thức dậy vào nửa đêm để cho con bú hoặc pha sữa. Tuy nhiên, khi bé được 3 tháng t.uổi, các cơ quan trong cơ thể đã phát triển nhanh chóng và tần suất cho bé ăn sữa đêm sẽ giảm dần. Cho đến khi bé được 8 tháng t.uổi, dạ dày của bé đã có thể chứa đủ lượng thức ăn cần thiết để không cảm thấy đói vào ban đêm. Vào thời điểm này, mẹ có thể nhận thấy rằng bé ít dậy vào ban đêm hơn, ngủ say hơn và không cần bú nhiều vào đêm nữa. .

Lịch sinh hoạt của bé đã vào “khuôn khổ” và bé có thể ngủ liền 4 tiếng

Trong thời kỳ sơ sinh, do sự phát triển chưa hoàn hảo của hệ thần kinh, trẻ rất dễ thức dậy vào ban đêm. Tuy nhiên, khi em bé phát triển đầy đủ, lịch sinh hoạt của bé đã vào khuôn khổ hơn, bé không còn thức dậy vào ban đêm và có thể ngủ liền trong 4 giờ. Đây cũng là thời điểm bé đã có thể cai ti đêm và ngủ xuyên đêm như mơ ước của nhiều bà mẹ. Mẹ nên cho bé bú sữa hoặc ăn các thực phẩm khác trong 1 giờ trước khi đi ngủ để kéo dài thời gian ngủ của bé vào ban đêm.

Tác hại của việc trẻ bú đêm

Việc cho trẻ bú đêm không chỉ khiến mẹ mệt mỏi mà còn cản trở giấc ngủ của trẻ. Sau khi trẻ 1 t.uổi, trẻ bước vào giai đoạn quan trọng của việc tiết hormone tăng trưởng. Em bé thường xuyên thức dậy vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng của trẻ. Ngoài ra, bú đêm quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thụ của trẻ.

Quỳnh Trang

Theo Sohu/emdep

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *