Sự thực về việc giãn â.m đ.ạo khi sinh con, mẹ bầu cần hiểu để không sợ hãi

Chị em đừng quá lo lắng về việc giãn nở â.m đ.ạo sau khi sinh thường bởi theo thời gian sẽ dần hồi phục và có thể luyện tập để tăng độ đàn hồi.

Nhiều bà mẹ chọn sinh mổ thay vì đẻ thường vì sợ đau. Bên cạnh đó một nỗi lo thầm kín nữa là các mẹ lo lắng sinh thường sẽ làm giãn â.m đ.ạo, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vợ chồng sau khi có con.

Tuy nhiên việc sinh thường gây ảnh hưởng đến â.m đ.ạo thế nào?

Giãn â.m đ.ạo thực chất là việc giãn nở các cơ xung quanh â.m đ.ạo để mở đường cho em bé chào đời. Có nhiều lý do gây ra giãn â.m đ.ạo sau sinh như thai nhi quá lớn, sinh con nhiều lần, không tập thể dục sau sinh, không chú ý đến dinh dưỡng, làm việc nhiều dẫn đến sự hồi phục kém của các cơ xương chậu.

Người mẹ sinh con tự nhiên, thai nhi sẽ chui qua â.m đ.ạo. Đầu của đ.ứa t.rẻ sinh ra có đường kính khoảng 10 cm, nghĩa là, â.m đ.ạo có thể mở rộng đến 10 cm trong khi sinh (đường kính â.m đ.ạo bình thường là 2,5 cm). Do phải mở rộng đường cho em bé ra đời, â.m đ.ạo có sự giãn nở là rõ ràng, độ đàn hồi giảm đáng kể.

Nhưng điều đó không có nghĩa sinh con tự nhiên là nguyên nhân chính của việc giãn â.m đ.ạo, bởi vì cơ xương và dây chằng của phụ nữ mang thai nào cũng sẽ kéo dài trong quá trình chuyển dạ, chuẩn bị cho việc sinh em bé. Do đó, ngay cả khi người mẹ sinh mổ, â.m đ.ạo cũng sẽ bị chùng xuống.

Mặc dù việc giãn â.m đ.ạo ở phụ nữ sau sinh là không thể tránh khỏi, nhưng đây chỉ là tình trạng tạm thời. Khi cơ thể phục hồi, â.m đ.ạo sẽ dần trở lại trạng thái trước khi sinh. Bên cạnh đó chị em có thể khắc phục tình trạng này bằng bài tập Kegel.

Moon

Theo Sohu/emdep

Kỳ lạ những phụ nữ ở Lào: Mới ngoài 30 t.uổi đã nhìn như bà cụ, ôm con đến chờ bác sĩ Việt cứu giúp

Hàng chục bà mẹ có đặc điểm chung là còn khá trẻ nhưng tóc đã bạc, da nhăn nheo như người già đã tìm đến nhờ sự giúp đỡ khám chữa bệnh miễn phí của đoàn bác sĩ Việt Nam.

Tại chuyến từ thiện của đoàn bác sĩ Bệnh viện Quận 2 (TP.HCM) vừa qua tại huyện Thà Tèng, tỉnh Sekong, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, có 600 người dân địa phương được khám bệnh, phát thuốc miễn phí.

Bác sĩ Việt sang Lào làm từ thiện, hàng trăm người dân đến chờ khám bệnh.

Trong số này, nhiều phụ nữ Lào ôm đàn con đi theo. Điều đáng nói là dù t.uổi đời còn rất trẻ nhưng đa số họ lại trông không khác gì bà cụ.

Như trường hợp của chị Chà, mới 45 t.uổi nhưng tóc đã bạc trắng, da nhăn nheo còn răng đã rụng rất nhiều. Người phụ nữ cho biết chị bắt đầu sinh con vào năm 25 t.uổi, nhưng đến năm 30 t.uổi chị đã có 5 đứa con.

Nhiều phụ nữ Lào già trước t.uổi.

Chị Chà (bìa phải) mới 45 t.uổi nhìn như bà lão.

Kể thời điểm đó, những cơn đau lưng, đau xương khớp bắt đầu xuất hiện. Đi khám liên tục ở bệnh viện huyện nhưng tình trạng không cải thiện. Vì nhà nghèo, chị không có có điều kiện đi xa nên đành chịu đựng nỗi đau nhiều năm nay.

Những bà mẹ địu con đến chờ được hỗ trợ y tế.

Nghe tin có đoàn bác sĩ từ thiện đến khám, từ sáng sớm chị Chà đã ẵm con theo các xe tải đến chờ để nhờ giúp đỡ.

“Hai con trai 3 t.uổi, 6 t.uổi của tôi bị bệnh, thường xuyên chán ăn. Ở bệnh viện Thà Tèng không khỏi, nhiều lần tôi phải đưa các bé sang Bệnh viện tỉnh Kom Tum của Việt Nam để cầu cứu.

Sang đó đi lại rất bất tiện vì cách đến 45 cây số. Nay có các bác sĩ Việt sang tận đây tôi mừng lắm, nhà làm nông nên cũng không dư giả gì. Đây là lần đầu tiên các con tôi được khám bệnh từ thiện” – chị Ka Lim chia sẻ.

Cuộc sống quá vất vả khiến nhiều người dân Lào không đi thăm khám định kỳ thường xuyên.

Cũng như chị Chà, người phụ nữ trên mới 34 t.uổi nhưng gương mặt đã nhiều vết đồi mồi và tóc nhiều chỗ bạc trắng. Nếu không được giới thiệu, chúng tôi cứ tưởng đây là một bà mẹ đã ngoài 60 t.uổi.

Điều dưỡng Hút-xa-đi, Bệnh viện huyện Thà Tèng cho biết, mỗi ngày nơi đây tiếp nhận chưa đến 10 lượt bệnh nhân đến thăm khám.

Đa số phụ nữ ở huyện Thà Tèng có đặc điểm chung là sinh nhiều con.

Những vấn đề cơ bản của đồng bào Lào tại huyện Thà Tèng là bệnh do chế độ dinh dưỡng kém, đau nhức do làm việc vất vả. Với các bà mẹ, trẻ con thì bệnh hay gặp phải là viêm đường ruột, giun sán, bệnh ở đường hô hấp, tiêu hóa.

Dân bản thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, chưa biết cách vệ sinh cơ thể.

Lý giải về sự lão hóa chóng mặt của phụ nữ và cả đàn ông Lào, các y bác sĩ tại địa phương cho rằng nguyên nhân do đặc thù người dân bản phải lao động vất vả nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, chưa biết cách vệ sinh cơ thể.

Chính vì thế, chuyến khám bệnh từ thiện của bác sĩ Việt rất ý nghĩa.

Người dân đi khám bệnh bằng… xe tải.

Ngoài ra vì thu nhập bình quân của người làm nông khá thấp (có trường hợp chỉ 300 ngàn kip/tháng, tương đương 1 triệu đồng Việt Nam) nên người dân đa phần không khám sức khỏe định kỳ. Do đó, bệnh tật thường xuất hiện ở thời điểm thời tiết thay đổi.

Cậu bé theo mẹ đi khám bệnh từ sớm.

Niềm vui của một thai phụ khi được phát thuốc, nhận quà.

Chính vì vậy, chuyến khám bệnh từ thiện ở Lào của đoàn bác sĩ Việt Nam là rất ý nghĩa và thiết thực.

Ông Trần Quang Châu, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Quận 2 chia sẻ, quá trình khám bệnh đoàn đã hướng dẫn cho nhân viên y tế tại địa phương cách phòng tránh, theo dõi quản lý nguồn bệnh tại chỗ, xử trí các bệnh cấp cứu, điều trị các loại bệnh thông thường.

Bác sĩ Việt Nam và Lào phối hợp cùng nhau giúp đỡ người dân.

Chuyến từ thiện thể hiện tinh thần đoàn kết, nghĩa tình quân dân hai nước Việt – Lào.

Với bệnh nhân nữ là cách quản lý thai sản, hướng dẫn theo dõi bệnh ung thư vú hoặc các bệnh lý hiếm gặp.

Chuyến khám bệnh tuy ngắn nhưng thể hiện tinh thần đoàn kết, nghĩa tình quân dân hai nước Việt – Lào.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *