Đổ mồ hôi nhiều rất hay gặp ở trẻ nhỏ, mặc dù thời tiết không nóng và trẻ cũng không đang hoạt động nhiều.
Hải Thượng Lãn Ông cho rằng: “Vô cớ đổ mồ hôi có hai loại tự hãn và đạo hãn. Tự hãn thì bất cứ lúc nào tự nhiên mồ hôi chảy ra đầm đìa do dương hư. Đạo hãn thì lúc ngủ mồ hôi mới chảy ra ướt khắp mình như tắm, khi tỉnh dậy thì hết là do âm hư”. Sau đây là một số bài thuốc phòng trị chứng này.
Ảnh minh họa
Trẻ khi ngủ hoặc chơi đùa mồ hôi chảy đầm đìa, sờ thấy lạnh, da nhợt nhạt do dương hư (tự hãn).
Phép trị: bổ khí liễm hãn.
Bài 1 – Ngọc bình phong tán: hoàng kỳ 16g, bạch truật 12g, phòng phong 10g. Sắc uống. Tác dụng: ích khí, kiện tỳ, cố biểu chỉ hãn. Bài này thích hợp với trẻ mồ hôi ra mướt mát, người nóng hâm hấp, sợ lạnh.
Bài 2 – Quế chi gia phụ tử thang: bạch thược 10g, quế chi 10g, cam thảo 4g, phụ tử 6g, sinh khương 3 lát, hồng táo 3 quả. Sắc uống. Tác dụng: điều hòa doanh vệ, hồi dương, cố biểu. Trị ra mồ hôi nhiều, sợ gió.
Bài 3 – Nhân sâm hoàng kỳ thang gia giảm: nhân sâm 8g, hoàng kỳ 8g, bạch truật 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả, thần khúc 8g, trần bì 8g. Sắc uống. Trị tỳ vị khí hư, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh tự ra mồ hôi. Thích hợp với trẻ bị chứng tự hãn lâu ngày, ăn kém, người gầy.
Trẻ đêm ngủ ra nhiều mồ hôi, sờ thấy nóng, tiểu vàng, đại tiện táo do âm hư nội nhiệt (đạo hãn).
Phép trị: bổ âm liễm hãn.
Bài 1 – Toan táo nhân thang gia giảm: đương quy 8g, bạch thược 8g, sinh địa 8g, nhân sâm 10g, hoàng kỳ 10g, toan táo nhân 8g, ngũ vị tử 6g, tri mẫu 8g, hoàng bá 8g. Sắc uống. Tác dụng: dưỡng tâm, thanh nhiệt, an thần.Trị hư lao hư phiền, ngủ ít mồ hôi trộm. Dùng tốt với trẻ đạo hãn khi ngủ hay giật mình.
Bài 2 – Đương quy lục hoàng thang gia giảm: đương quy 8g, sinh địa 12g, thục địa 12g, hoàng kỳ 8g, hoàng cầm 6g, hoàng bá 6g, hoàng liên 6g. Sắc uống. Tác dụng: tả hỏa tư âm, bổ khí huyết, cố biểu chỉ hãn. Trị âm hư hỏa vượng, mồ hôi trộm, tâm phiền. Dùng tốt với trẻ đạo hãn người nóng sốt, tâm nhiệt.
Bài 3 – Lục vị địa hoàng gia giảm: thục địa 12g, hoài sơn 12, đơn bì 12g, sơn thù 10g, phục linh 10g, trạch tả 6g, mạch môn 12g, ngũ vị 12g. Sắc uống. Tác dụng: bổ thận tư phế. Trị mồ hôi tự ra, gầy yếu ho khan.
Lưu ý: Trẻ lớn có thể dùng liều gấp đôi. Người thể trạng nóng (âm hư) hạn chế món ăn vị thuốc có vị cay, mặn, ngọt; người lạnh (dương hư) kiêng món ăn vị thuốc chua, đắng, lạnh quá.
Lương y Minh Phúc
Theo SK&ĐS
Những ‘đại kỵ’ khi ăn nhãn, cần biết để khỏi mang họa
Nhãn là loại quả quen thuộc, ngon miệng và nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với một số người mắc bệnh hoặc phụ nữ có thai, t.rẻ e.m, khi ăn nhãn phải hết sức cẩn trọng bởi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y Tuệ Tĩnh, quả nhãn có vị ngọt, tính ấm, bình, không độc, giúp trừ vi trùng lao, bổ ích tâm tỳ, làm tăng trí nhớ, tăng t.uổi thọ cho người già, cao t.uổi.
Trong sách của Hải Thượng Lãn Ông còn ghi nhận tiêu thụ nhãn thường xuyên và lâu dài sẽ giúp thông minh, trẻ lâu. Người ta cũng thường dùng nhãn để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh… Trong nghiên cứu của y học hiện đại, nhãn chứa lượng vitamin C vô cùng dồi dào. Do đó, nhiều người luôn cố gắng ăn nhiều nhãn, bổ sung long nhãn để sức khỏe sung mãn hơn.
Tuy nhiên có một số điều cấm kỵ khi ăn nhãn để đảm bảo sức khỏe mà bất cứ ai cũng cần ghi nhớ:
Không ăn nếu muốn giảm cân
Nhãn có hàm lượng đường cực kỳ cao nên sẽ là sai lầm nếu nhịn cơm để giảm cân nhưng lại …ăn nhãn.
Không được cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tự ý ăn nhãn
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc tự ý ăn nhãn có thể khiến trẻ có nguy cơ hóc dị vật vô cùng nguy hiểm. Nhãn có hình dạng nhỏ tròn, nhiều trẻ thường bóc cho hết vào miệng khiến quả nhãn thụt sâu gây hóc. Hóc dị vật có thể gây tổn hại sức khỏe nặng nề, thậm chí t.ử v.ong nếu bỏ qua thời gian vàng sơ cứu.
Theo chuyên gia, tốt nhất cha mẹ nên bóc vỏ, tách hạt rồi mới đưa cho con ăn để tránh bị hóc. Khi trẻ chạy nhảy, đùa nghịch hay đang nằm… tuyệt đối không được ăn nhãn.
Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ khi có thai hạn chế ăn nhãn
Phụ nữ trong thời kỳ thai kỳ, xuất hiện hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát. Để từ âm thanh nhiệt, lương huyết an thai, nếu lúc này ăn long nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai. Đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7, 8 tháng, càng phải kiêng ăn long nhãn.
Với nhãn quả tươi, việc dùng với bà bầu cũng nên cân nhắc một lượng vừa phải hoặc ăn nhãn rồi nên uống thêm nước hoa quả giải nhiệt cho cơ thể.
Người bệnh tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ
Cũng như xoài hay mít, nhãn cũng là loại quả mà người bị bệnh tăng huyết áp không nên ăn vì trong những loại quả này có tính nhiệt cao, nếu ăn vào sẽ gây áp lực cho tim mạch, dẫn đến tăng huyết áp, không tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Người bị mụn nên kiêng nhãn tươi
Trái nhãn chứa nhiều khoáng chất, vitamin A, C, kali, photpho, magie và sắt. Do vậy, ăn nhãn sẽ có nhiều chất dinh dưỡng, bồi bổ cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại quả này lại được cho là nguồn cơn gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa nếu ăn nhiều.
Nhưng nếu dùng long nhãn để ngâm rượu thì nó lại giúp bạn làm đẹp da. Hỗn hợp này có khả năng chống lão hóa nên giúp tăng cường sức khỏe cho da, đặc biệt là đối với da ở khu vực mắt, nó giúp làm giảm nếp nhăn và làm sáng da.
Người béo phì nên ăn ít nhãn
Dân gian có câu: Vài quả nhãn bằng cả bát cơm. Điều đó cho thấy, nhãn có nhiều chất dinh dưỡng và chất sơ. Nếu người béo phì ăn nhiều nhãn, lượng đường trong quả này tích tụ trong cơ thể, sẽ gây ra béo phì nặng hơn. Ngoài ra, do quả nhãn có tính ôn nên người béo phì ăn nhãn sẽ gây nóng trong người, mụn nhọt nhiều hơn.
Bệnh nhân tiểu đường cấm kỵ ăn nhãn
Theo các BS, hoa quả thường được phân thành hai loại, một loại làm tăng đường huyết rất nhiều, một loại ít gây tăng đường huyết hơn. Nếu người bệnh đang kiểm soát được đường huyết tốt thì người bệnh có thể ăn những loại quả gây tăng đường huyết cao như: nhãn, vải, nho, mít, dưa hấu. Những loại quả này người bệnh có thể ăn được nhưng phải trong mức độ giới hạn.
Những người không kiểm soát được đường huyết (bao gồm đường huyết lúc đói cao và đường huyết sau ăn cao) thì không nên, hoặc nên hạn chế những thực phẩm làm tăng đường huyết cao này. Vì tăng đường huyết sau ăn là một trong những nguyên nhân gây nên những biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Những người kiểm soát đường huyết kém không nên ăn nhãn. Lượng đường trong nhãn cao tích lũy trong cơ thể cũng dẫn đến không tốt cho người bệnh.
PGS.TS Trần Đình Toán (Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng) đưa ra khuyến cáo chung: Người khỏe mạnh bình thường cũng chỉ nên ăn 200 – 300g nhãn mỗi ngày là đảm bảo cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết và cơ thể cũng hấp thụ hiệu quả. Không phải cái gì tốt thì cứ ăn càng nhiều sẽ càng tốt. Ăn nhãn điều độ sẽ đem lại lợi ích sức khỏe, trong khi vượt mức dễ gây nóng trong, dẫn đến nổi mề đay, rôm sảy.
Nên ăn nhãn được mua trong ngày để đảm bảo nhãn tươi ngon. Khi chọn mua nhãn cần chú ý nhãn có cả cành cả lá tươi, vỏ màu vàng sậm, cùi dày, mọng nước, hạt nhỏ. Trước khi ăn nhãn nên rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút, dùng tay tách vỏ khi ăn.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong