Khi có con, tất nhiên tôi cũng hiểu phần nào nỗi lo lắng của phụ huynh khi con đến lớp. Nhưng tôi không muốn các cô giáo bị chiếc camera điều khiển đến mức không còn là chính mình.
Gắn camera trong các trường mầm non thực tế vẫn chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn từ nhà trường, giáo viên, phụ huynh – Ảnh: NHƯ HÙNG
Tôi là cô giáo mầm non ở một trường công lập ở Hà Nội. Người ta bảo cô giáo mầm non luôn có ‘ba đầu bảy tay’. Tôi không dám nghĩ mình hoàn hảo nhưng luôn cố gắng làm tròn vai người mẹ thứ hai đối với các con.
Tôi cùng hai cô giáo khác trông lớp các bé 3 t.uổi. Phần lớn trẻ mới đến lớp nên quấy khóc, nhớ mẹ, từ ăn uống đến vệ sinh đều phải phụ thuộc cô… Thật may, phụ huynh rất tin tưởng tôi, các con cũng yêu quý tôi và tôi vui vì điều đó.
Nhưng có một quyết định của ban giám hiệu nhà trường đã vô tình phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp giữa phụ huynh và giáo viên, đó là trường bắt đầu gắn camera trong lớp học.
Không chỉ mất tự nhiên khi chăm các con, tôi luôn trong tâm trạng bất an bởi cảm giác bị theo dõi. Có lẽ, những người làm bảo mẫu sẽ hiểu sự lo lắng thế nào nếu như trẻ bị sụt cân hoặc nếu các trẻ trong lúc tranh giành đồ chơi có những vết xước trên người.
Tự lúc nào, tôi rất sợ những vết xước trên tay, mặt, người của các con. Thực sự, có lúc chúng tôi từ cảm giác lo sợ chuyển sang giả tạo, tỏ ra quan tâm hơn đến những bé có phụ huynh thường xuyên theo dõi camera của lớp.
Nếu như trước đây, trẻ nào hư như ném thìa, chén vào mặt bạn, tôi sẽ răn đe bằng nghiệp vụ của mình. Thế nhưng từ khi có camera trong lớp học, tôi “nhát như thỏ đế”. Có lúc phụ huynh í ới gọi: “Cô ơi, hình như bé nhà em không chịu ngủ, cô ôm con một chút”, “Em xem giúp bé nhà chị sao lại giụi mắt thế kia”, “Hình như con em bị muỗi cắn hay sao ấy”… Nhiều vấn đề nảy sinh kéo theo khiến những buổi lên lớp nặng nề từ khi có camera.
Có lần ở cổng trường, tôi giật mình khi một phụ huynh hỏi con: “Nay cô có mắng con không, có làm con đau chỗ nào không? Đưa tay chân đây mẹ xem nào, cả lưng nữa, mông nữa…”. Khi đ.ứa t.rẻ lắc đầu, phụ huynh còn tỏ ra hoài nghi: “Con nói thật không đấy, hay cô giáo dọa?”.
Có phụ huynh sợ con lây bệnh của bạn nên đem chăn, gối của nhà đến lớp; đem cốc, thìa cho con ăn uống riêng. Một phụ huynh đón con rồi soi con để xem có vết xước, vết bầm nào không ngay trước cửa lớp học. Nhìn phụ huynh soi từng chân tơ kẽ tóc của con, một bảo mẫu như tôi thực sự cảm thấy chạnh lòng, tủi với nghề và ít nhiều tổn thương.
Khi có con, tất nhiên tôi cũng hiểu phần nào nỗi lo lắng của phụ huynh khi con đến lớp. Nhưng thay vì dò xét, soi mói, tôi cởi mở và đặt niềm tin vào giáo viên. Tôi luôn tâm niệm mình đối xử thế nào với cô thì cô sẽ đối xử với con như thế.
Tôi sẵn sàng lắng nghe những nỗi lòng và cũng đồng cảm với nỗi vất vả của các cô mỗi ngày đ.ánh vật với vài chục trẻ. Tôi không muốn các cô bị chiếc camera điều khiển đến mức không còn là chính mình. Sự trung thực của các cô trước những đ.ứa t.rẻ trắng tinh và trong veo như tờ giấy quan trọng biết nhường nào.
Nhưng nếu phụ huynh không đặt niềm tin nơi giáo viên, khi xã hội trở nên ít niềm tin dành cho nhau, công nghệ sẽ chen chân, len lỏi vào cuộc sống, khiến con người phụ thuộc nó lúc nào chẳng hay. Khi cả phụ huynh và giáo viên chưa bắt tay nhau để giáo dục đ.ứa t.rẻ, sẽ rất khó để mong đ.ứa t.rẻ có thể nên người.
Trong khi đó, nhiều đ.ứa t.rẻ đang được cung phụng như “ông hoàng bà chúa”. Sợ con không tăng cân chuẩn, sợ con không được cô quan tâm, phụ huynh vô tình trở thành “ cảnh sát”, là “ ngáo ộp” đáng sợ trong mắt cô giáo, mà cây cầu chính là những chiếc camera trong lớp học.
Tôi từng nghe một bạn nhỏ kể rằng chỉ vì đi học muộn 3 phút mà bị Sao đỏ ghi vào sổ. Và Sao đỏ đối với đ.ứa t.rẻ cũng đáng sợ giống như phụ huynh “sinh hoạt” xung quanh chiếc camera ở lớp con vậy.
Sao phải đem thêm nỗi lo đến cho cô giáo – những người đang dạy con mình? Biết rằng nhiều câu chuyện buồn trong giáo dục khiến phụ huynh rơi vãi niềm tin vào giáo viên. Nhưng mỗi người làm cha làm mẹ cũng nên phân biệt rõ giữa khái niệm trừng phạt và kỷ luật là hoàn toàn khác nhau.
Nếu làm cuộc khảo sát giữa việc nên hay không nên lắp camera trong lớp học, có lẽ tỉ lệ cao sẽ đồng ý phương án có! Tôi hiểu nguyên nhân sâu sa nằm ở sự hoài nghi giáo viên, nhưng đ.ứa t.rẻ là một con người, cần được nuôi dưỡng, giáo dục đúng với bản chất của con người chứ chẳng thể là viên ngọc không tì vết. Một đ.ứa t.rẻ từ nhỏ được cha mẹ chăm, nuôi như “chăn dắt”, rồi mai đây sẽ thành gì?
Hãy đặt niềm tin vào vào các cô! Khi ở trường gắn camera nghĩa là lòng tin đã không còn, mà lòng tin không còn thì cái lỗi nằm ở cả giáo viên lẫn phụ huynh! Mọi người đối đãi, tôn trọng nhau, giáo viên tôn trọng học sinh, phụ huynh tôn trọng giáo viên, khi xã hội trung thực thì sẽ không cần camera nữa, tôi tin vậy!
Bởi vì, sự thật cuối cùng chưa chắc là hình ảnh thu được từ những chiếc camera kia.
Theo tuoitre
Nhiều học sinh trường Việt Úc đau bụng, nôn ói sau giờ cơm trưa
Nhiều học sinh lớp 3.4, trường Dân lập Quốc tế Việt Úc, cơ sở Sala, TP.HCM, bị đau bụng, nôn ói sau khi ăn cơm trưa hôm 20/9.
Anh Q.H. (ngụ quận 2, TP.HCM) cho biết tối 20/9, con trai anh kể nhiều bạn trong lớp bị đau bụng, nôn ói sau khi ăn cơm trưa tại trường.
“Tôi hỏi con thì được biết hơn nửa học sinh lớp 3.4 bị đau bụng, nôn ói sau khi ăn cơm trưa. Con tôi không bị vì cháu xuống sau và không ăn món trứng”, phụ huynh này cho hay.
Anh T. L. có con học lớp 3.4 cũng thông tin anh đã hỏi giáo viên về vấn đề này, cô giáo cho biết khoảng 12 bé đau bụng, nôn ói sau giờ ăn trưa.
Nhiều phụ huynh trường Dân lập Quốc tế Việt Úc, cơ sở Sala, bức xúc với việc ăn uống của con em mình tại trường. Ảnh: Phụ huynh cung cấp.
Trao đổi với Zing.vn sáng 23/9, đại diện trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS), xác nhận sau bữa cơm trưa 20/9, khoảng 12 học sinh lớp 3.4 (cơ sở Sala) có biểu hiện đau bụng, nôn nói. Các em được chăm sóc sức khỏe tại trường. Đến cuối giờ chiều, khi phụ huynh đón con, các bé đều bình thường, sức khỏe ổn.
Trường Việt Úc cho hay bữa trưa hôm thứ sáu (ngày 20/9), trường có 930 suất ăn cho học sinh mầm non và tiểu học, có cùng nguồn gốc và cách thức chế biến. Đơn vị này đã truy xuất nguồn gốc thực phẩm, quy trình chế biến (qua camera) thì xác nhận “mọi thứ đều ổn”.
Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc, cơ sở Sala. Ảnh: Quỳnh Danh.
Cụ thể, trường xác định tất cả thực phẩm đều có nguồn gốc rõ ràng từ các nhà cung cấp đã thông báo với phụ huynh và quy trình chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
“Khi nhận thấy học sinh bị nôn ói, đau bụng, giáo viên đã đưa các em đến phòng y tế của trường chăm sóc. Một số em hồi phục nhanh và lên lớp học lại. Một số khác nằm nghỉ ngơi đến khi phụ huynh tới đón. Sau đó, các giáo viên cũng liên hệ với phụ huynh, hỏi thăm tình hình sức khỏe học sinh thì được biết các bé đều ổn”, đại diện VAS cho biết.
Nhà trường cho hay khoảng 3, 4 học sinh được phụ huynh phản hồi đã bị cảm, sốt từ trước nên có thể có biểu hiện choáng váng, nôn ói. Trong đó, một phụ huynh nói con mình thấy các bạn nôn ói thì dễ ói theo.
“Hôm đó, có 930 suất ăn cho các học sinh nhưng chỉ một số học sinh lớp 3.4 có biểu hiện nôn ói, đau bụng. Tất cả học sinh còn lại đều bình thường”, người đại diện VAS thông báo.
Ban Quản lý cơ sở Sala và nhà trường cho hay cuối giờ chiều thứ sáu (ngày 20/9), cơ sở này đã không kịp gửi hồ sơ và mẫu thức ăn đến các cơ quan chức năng để kiểm nghiệm. Đến sáng 23/9, họ mới gửi thông tin, mẫu thức ăn đi kiểm nghiệm.
Sự việc trên xảy ra chiều 20/9, cũng là thời điểm trường VAS, Ban quản lý cơ sở Sala và nhà cung cấp suất ăn Aden xin lỗi phụ huynh và thừa nhận rằng đã có một số sơ suất trong khâu quản lý và kiểm định về định lượng suất ăn trước khi phục vụ cho học sinh.
Trước đó, ngày 18/9, một số phụ huynh tại cơ sở này tố nhà trường cắt xén suất ăn của học trò. Họ cho rằng phí ăn uống phải đóng trung bình một ngày gần 160.000 đồng nhưng suất cơm trưa của học sinh còn kém cả cơm bụi.
Theo Zing