Hạt ô nhiễm trong khói bụi trên đường có thể phá hủy các protein tăng trưởng duy trì tóc, khiến tóc dễ rụng, khó mọc lại.
Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Hyuk Chul Kwon từ Trung tâm nghiên cứu Future Science, đứng đầu đã cho các tế bào nhú bì trên da đầu tiếp xúc với bụi PM10 và hạt diesel ở các nồng độ khác nhau. Sau 24 giờ, họ phân tích các mẫu, xác định mức protein cụ thể trong các tế bào. Kết quả, sự có mặt của bụi và các hạt diesel làm giảm lượng beta-catenin và morphogenesis, hai loại protein chịu trách nhiệm chính cho sự phát triển của tóc. Ngoài ra, ba loại protein khác tên cyclin D1, cyclin E và CDK2 giúp mọc hay duy trì tóc cũng bị giảm đáng kể.
Nhóm nghiên cứu kết luận mức độ ô nhiễm càng lớn, lượng protein tăng trưởng tóc càng giảm.
“Ô nhiễm không khí gây ung thư, các bệnh về phổi, tim mạch đã được biết đến từ lâu, nhưng có rất ít, thậm chí chưa nghiên cứu nào tìm hiểu ảnh hưởng của việc phơi nhiễm với các hạt ô nhiễm trên da người, đặc biệt là tóc”, ông Hyuk cho biết. “Nghiên cứu của chúng tôi giải thích phương thức hoạt động của các chất ô nhiễm không khí đối với các tế bào nhú bì, chứng minh các chất ô nhiễm phổ biến nhất trong không khí gây rụng tóc như thế nào”.
Kết quả nghiên cứu công bố tại Viện Da liễu và Hoa liễu châu Âu (EADV) đầu tháng 10.
Ô nhiễm không khí khiến tình trạng hói đầu ở nam giới nghiêm trọng hơn. Ảnh: WebMD
Hói đầu ở nam giới được biết đến là một căn bệnh do di truyền, hoặc do lão hóa, song, các tác động môi trường khiến tình trạng bệnh ngày một xấu đi.
Một nghiên cứu tại Trung Quốc, một trong những quốc gia từng có mức độ ô nhiễm không khí cao, phát hiện số lượng đàn ông trong độ t.uổi 20 hiện nay bị hói đầu cao hơn những người đàn ông cùng t.uổi sống trong thế hệ trước.
Hạt vật chất là thuật ngữ được sử dụng để mô tả hỗn hợp các hạt rắn và lỏng được tìm thấy trong không khí. Nó được chia thành hai loại – PM10 là các hạt có đường kính 10 m hoặc nhỏ hơn và PM2.5 có đường kính 2,5 m hoặc nhỏ hơn.
Các hạt vật chất xuất hiện do đốt nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu diesel và các nhiên liệu rắn khác như than, dầu và sinh khối cũng như các hoạt động công nghiệp khác như xây dựng, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng.
Lê Hằng
Theo MSN/VNE
Chọn khẩu trang chống bụi mịn như thế nào?
Những loại khẩu trang thông thường chỉ hạn chế 30-40% lượng bụi thông thường và hoàn toàn không có khả năng bảo vệ cơ thể trước các loại bụi mịn.
Nguy hiểm hạt bụi siêu mịn
Liên tiếp những ngày qua, chất lượng không khí ở TP.HCM, Hà Nội được ghi nhận ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, những hạt bụi mịn và siêu mịn có trong không khí được cảnh báo rất nguy hiểm với người dân.
PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp – Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai – cho hay hạt bụi mà chúng ta nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi kích thước lớn. Các hạt bụi siêu mịn, kích thước dưới 2,5 micromet, chúng ta sẽ không cảm nhận được rõ ràng. Khi hít vào phổi, chúng sẽ đi theo đường m.áu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau.
Theo WHO, khoảng 30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Với đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch, con số này chiếm khoảng 25%. Với bệnh lý hô hấp, những đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp t.ử v.ong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Các chuyên gia khuyên cần chọn khẩu trang sợi hoạt tính để tránh bụi siêu mịn
Còn theo thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Minh Trang, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương, những hạt bụi có kích thước siêu nhỏ, chỉ bằng 1/40 hạt cát rất có hại cho sức khỏe, dễ dàng xuyên qua hàng rào bảo vệ da vốn rất mỏng.
Chúng không chỉ tác động trực tiếp, phá vỡ hàng rào bảo vệ da, gây bệnh như một yếu tố trực tiếp. Các bụi mịn, siêu mịn còn tương tác với bức xạ mặt trời (các tia UV) để gây lão hóa da nhanh chóng, tổn thương da, thậm chí ung thư da thông qua việc tác động vào các thành phần trên da như tế bào sừng, nguyên bào sợi, tế bào hắc tố.
Lưu ý khi chọn khẩu trang
Trước tình trạng ô nhiễm không khí, việc bảo vệ cơ thể khỏi bụi mịn hiện nay rất quan trọng. Trong đó, đeo khẩu trang chính là cách đơn giản và hiệu quả nhất khi di chuyển ngoài đường.
Theo các chuyên gia, hiện người dân chỉ sử dụng loại khẩu trang thông thường như khẩu trang vải, khẩu trang y tế. Tuy nhiên, những loại khẩu trang này chỉ có tác dụng ngăn bụi thô kích thước lớn, không thể ngăn bụi mịn dưới 2,5 micromet, loại bụi mà mắt thường không thể nhìn thấy và có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Lý do là các loại khẩu trang này chỉ được làm từ sợi vải dệt đơn thuần, khoảng cách sợi vải lớn, vì thế bụi mịn vẫn có thể xuyên qua. Những loại khẩu trang thông thường chỉ hạn chế 30-40% lượng bụi và hoàn toàn không có khả năng bảo vệ cơ thể trước các loại bụi mịn.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo cần phải sử dụng khẩu trang phù hợp, đảm bảo là chống được bụi mịn, vi khuẩn và các chất độc hại. Những khẩu trang này phải dùng chất liệu có khả năng lọc các vật chất nhỏ, chẳng hạn như sợi hoạt tính. Thực tế, khẩu trang với màng lọc sợi hoạt tính có thể lọc được hạt bụi cỡ 0,3-0,5 micromet, các hạt bụi này thậm chí còn nhỏ hơn bụi kích thước PM 2.5 giúp bảo vệ phổi và các chất ô nhiễm trong không khí. Tại thị trường Việt Nam hiện nay, khẩu trang Kissy đã đáp ứng được tiêu chí này, là sản phẩm duy nhất được cấp bằng độc quyền sáng chế cho sợi hoạt tính và được Bộ Y tế khuyên dùng.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, hiện đang có tình trạng hỗn loạn về giá cả trên thị trường khẩu trang, người dân cần chọn lọn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo, được Bộ Y tế khuyên dùng, tránh nghe theo những quảng cáo có cánh, thổi phồng chất lượng.
Bên cạnh đó, khi dùng khẩu trang cần lưu ý chọn loại ôm sát mặt. Đây là tiêu chí quan trọng nhất khi đeo khẩu trang, giúp cho không khí bẩn không chui vào phía trong. Sử dụng khẩu trang cần có độ thoáng, giúp người dùng thấy thoải mái, giúp người dùng hô hấp bình thường.
Lưu ý với khẩu trang sợi hoạt tính có thể dùng được trong 6 tháng với tần suất giặt 1-3 ngày/lần.
Theo giadinh.net