Số ca mắc sốt xuất huyết tại Sóc Trăng tăng cao, diễn biến phức tạp

Ngày 10/10, Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng cho biết , từ đầu năm đến cuối tháng 9/2019, tại địa phương ghi nhận hơn 1.330 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái, tập trung nhiều ở các huyện Kế Sách, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu.

Trong tháng 9/2019, số ca mắc ghi nhận có chiều hướng giảm nhưng tình trạng bệnh sốt xuất huyết vẫn còn rất phức tạp.

Ảnh minh họa

Chăm sóc con 7 t.uổi nhiễm sốt xuất huyết đang điều trị tại Bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi tỉnh Sóc Trăng, chị Ngô Thị Ngọc Bích (trú ở ấp Bưng Cóc, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú) cho biết, gia đình chị làm nghề buôn bán nên trong nhà thường chứa nhiều đồ đạc, việc dọn dẹp cũng không được làm thường xuyên nên tạo điều kiện để muỗi trú và phát triển. Cuối tuần trước, thấy con có biểu hiện nóng sốt liên tục trong nhiều ngày nên gia đình đã đưa đến bệnh viện kiểm tra và bác sỹ cho nhập viện luôn. Hiện sức khỏe của con chị đã ổn định và đang chờ ngày xuất viện.

Bác sĩ Âu Hữu Đức, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – Quản lý chất lượng – Chỉ đạo tuyến (Bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng) cho biết, bệnh sốt xuất huyết tại tỉnh Sóc Trăng năm nay đến sớm, bùng phát mạnh, số ca ghi nhận mắc tăng cao, trường hợp sốc nặng nhiều hơn so với cùng kỳ năm 2018. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận 364 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng trên 82% so với cùng kỳ năm ngoái. Số ca sốc nặng tăng đến 125%, chưa có trường hợp t.ử v.ong.

Bác sĩ Âu Hữu Đức cho biết thêm, bệnh viện đã có kế hoạch để đối phó với bệnh sốt xuất huyết tăng cao như: chuẩn bị về nhân lực, vật lực, thuốc để đáp ứng cho cấp cứu và điều trị; cử bác sỹ lên tuyến trên để cập nhật cách điều trị bệnh sốt xuất huyết và triển khai lại cho bác sĩ ở bệnh viện cũng như tuyến huyện. Đối với tuyến xã, bệnh viện tăng cường công tác tập huấn để bác sĩ tại cơ sở nhận biết sớm các ca sốt xuất huyết từ đó có hướng điều trị kịp thời.

Ngành y tế tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thị, thành phố tích cực giám sát, xử lí chặt chẽ ổ bệnh phát sinh tại địa phương. Đồng thời, ngành y tế cũng khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh; khi phát hiện bênh nhân, nhất là trẻ nhỏ, sốt cao liên tục thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời.

Chanh Đa

Theo TTXVN

Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh “bắt bệnh” sốt xuất huyết ở Thạch Hà

Từ ngày 8/9/2019 đến nay, trên địa bàn huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) xuất hiện 9 bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Bệnh vẫn có thể lây lan ra cộng đồng nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời.

Công tác thu gom phế thải tại các hộ gia đình tại thôn Đông Hà chưa được chú trọng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mật độ loăng quang, bọ gậy còn nhiều

Trong số 9 bệnh nhân bị sốt xuất huyết (SXH) của huyện Thạch Hà, có 8 bệnh nhân trú tại xã Thạch Long. Hiện 6 bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe và vẫn còn 3 bệnh nhân đang được tiếp tục điều trị.

Thạch Long là ổ dịch SXH cũ. Năm 2013, tại đây xuất hiện 17 bệnh nhân bị SXH, năm 2017 tiếp tục có 18 bệnh nhân.

Qua kiểm tra, giám sát thực tế tại khu vực có bệnh nhân SXH ở thôn Đông Hà 2, xã Thạch Long, đoàn công tác Sở Y tế Hà Tĩnh do Giám đốc Lê Ngọc Châu dẫn đầu đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến xuất hiện bệnh sốt xuất huyết tại địa bàn.

Đó là môi trường ẩm thấp, các phương tiện giao thông qua lại nhiều, các phế thải, dụng cụ chứa nước trong hộ dân vẫn còn nhiều; mật độ loăng quăng bọ gậy, muỗi vằn truyền bệnh ở mức độ cao; hầu hết người dân vẫn còn thói quen đi ngủ không mắc màn, một số hộ dân đi làm ăn xa để lại “vườn không nhà trống”.

Mặc dù 100% hộ dân trong xã đã sử dụng nước máy, có nhiều cải thiện trong vệ sinh môi trường, song nguy cơ bệnh SXH tại đây vẫn có thể lây lan ra cộng đồng nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời.

Lãnh đạo Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh làm việc với chính quyền xã Thạch Long

Chỉ đạo tại buổi kiểm tra, giám sát, Giám đốc Sở Y Lê Ngọc Châu đề nghị chính quyền địa phương, Trung tâm YTDP huyện và Trạm y tế xã Thạch Long đẩy mạnh truyền thông về bệnh SXH và cách phòng chống trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và phòng chống.

Phối hợp với các tổ chức đoàn thể địa phương vận động nhân dân ra quân vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, lật úp các dụng cụ chứa nước, phun hóa chất diệt muỗi tại các địa phương có mật độ muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết cao; thực hiện tốt phương châm “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn Hà Tĩnh đã ghi nhận 82 trường hợp mắc SXH, đến thời điểm này cơ bản đã được không chế. Tuy nhiên, theo nhận định của ngành Y tế, trong thời gian tới, với nhiều yếu tố thuận lợi, dịch SXH rất dễ bùng phát….

Theo baohatinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *