Sốt cao bản chất là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý nào đó. Tìm ra nguyên nhân gây sốt sẽ giúp hạ nhiệt nhanh chóng và có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Tổng hợp các nguyên nhân gây sốt cao có thể bạn chưa biết
Thông tin tổng quan về cơn sốt
Đối với người lớn, sốt có thể gây khó chịu nhưng hầu hết không đáng lo ngại nếu sốt không cao quá 39,4C. Còn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tăng thân nhiệt có thể bắt nguồn từ n.hiễm t.rùng.
Nhưng bạn nên biết tùy vào lứa t.uổi, tình trạng sức khỏe và nguyên nhân cơ bản gây ra sốt mà có quyết định có cần điều trị y tế hay không? Một số chuyên gia tin rằng sốt là cơ chế tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để đ.ánh bại virus hay vi khuẩn.
Tuy sốt không được coi là nguy hiểm tới tính mạng nhưng tăng thân nhiệt quá cao lại gây nguy hiểm. Do nhiệt độ tăng quá cao có thể bắt nguồn từ việc sử dụng thuốc có tác dụng phụ hoặc đột quỵ nhiệt. Khi thân nhiệt tăng lên cơ thể không có khả năng kiểm soát nhiệt độ đặc biệt ở t.rẻ e.m có thể gây ra cơn sốt cao co giật.
Các nguyên nhân gây sốt cao thường gặp
Trong cơ thể chúng ta, một phần của bộ não gọi là vùng dưới đồi có chức năng kiểm soát nhiệt độ của cơ thể, thường sẽ thay đổi trong suốt cả ngày ở mức 37C. Khi cơ thể bị n.hiễm t.rùng, mắc bệnh hoặc do một số nguyên nhân khác, vùng dưới đồi sẽ điều chỉnh nhiệt độ tăng cao hơn.
Các nguyên nhân gây sốt cao bao gồm:
1. Sốt do virus (hay sốt siêu vi/sốt virus)
Virus là một loại vi sinh vật truyền nhiễm rất nhỏ. Chúng lây nhiễm và nhân lên trong tế bào của cơ thể bạn. Sốt là cách cơ thể chống lại virus. Nhiều loại virus rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, nên khi nhiệt độ cơ thể tăng lên sẽ khiến virus bị t.iêu d.iệt hoặc không thể nhân lên.
Bị nhiễm virus gây cảm lạnh, cơ thể thường sốt nhẹ. Virus cúm hay virus sốt xuất huyết thường gây sốt cao, kéo dài.
Sốt là cơ chế phòng vệ của cơ thể, để chống lại tác nhân gây bệnh
Chẩn đoán và điều trị sốt virus:
Để chẩn đoán sốt virus, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định lấy mẫu m.áu để xét nghiệm số lượng bạch cầu trong cơ thể trước khi kết luận.
Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi không dùng kháng sinh vì virus không đáp ứng với kháng sinh. Thay vào đó, điều trị tập trung vào các giải pháp hạ sốt, nghỉ ngơi để cơ thể tăng cường miễn dịch chống lại virus xâm nhập.
2. Sốt do vi khuẩn gây n.hiễm t.rùng
Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, có khả năng tự sinh sản. Hầu hết các vi khuẩn đều vô hại chỉ có khoảng 1% gây bệnh ở người. Bị nhiễm vi khuẩn dẫn tới n.hiễm t.rùng gây sốt cao. Một số loại nhiễm khuẩn gây sốt cao như:
Viêm họng liên cầu khuẩn
Viêm màng não do vi khuẩn
Viêm mô tế bào
Uốn ván
Viêm phổi.
Chẩn đoán và điều trị:
Để chẩn đoán n.hiễm t.rùng do vi khuẩn, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm m.áu. Khác với virus, nhiễm vi khuẩn có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, khi dùng kháng sinh người bệnh nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh kháng kháng sinh.
3. Sốt do tiêm phòng vắc xin
Sốt nhẹ sau tiêm là phản ứng bình thường và vô hại
Một số loại vắc xin bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTaP) hoặc mũi tiêm phòng phế cầu khuẩn gây sốt cho trẻ sau khi tiêm. Đây được cho là tác dụng phụ của các loại thuốc này và phản ứng sau khi tiêm được coi là bình thường và vô hại.
Các loại vắc xin được sản xuất bằng cách nuôi cấy những virus, vi khuẩn trong môi trường đặc biệt nhằm giảm đặc tính độc hại của chúng. Khi đưa vào cơ thể, vắc xin sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết và làm quen với các tác nhân gây bệnh để tạo ra kháng thể chống lại tác nhân đó.
Sốt nhẹ sau tiêm cho thấy vắc xin có tác dụng do cơ thể đã tự tạo kháng thể mới. Thường phản ứng sốt sau tiêm sẽ biến mất trong 1-2 ngày.
Tuy nhiên, nếu sau tiêm trẻ sốt cao trên 38,5C, cần tìm biện pháp để hạ sốt cho trẻ ngay, như uống thuốc hạ sốt, dùng miếng dán hạ sốt, chườm ấm… Nếu trẻ sốt cao, mệt mỏi, li bì hoặc sốt cao co giật, tốt nhất là nên đưa trẻ đi khám ngay.
4. Sốt do mọc răng
Sốt mọc răng thường sốt dưới 38C
Mọc răng có thể gây sốt ở trẻ nhưng thông thường chỉ sốt nhẹ, ở mức dưới 38C. Sốt mọc răng thường gặp ở trẻ từ 6-16 tháng t.uổi, kèm theo các dấu hiệu như chảy nhiều dãi, lười ăn, thích gặm đồ vật xung quanh.
Sốt mọc răng nếu gây khó chịu cho trẻ, bố mẹ có thể áp dụng các giải pháp hạ sốt không dùng thuốc để bé dễ chịu hơn.
5. Sốt do các nguyên nhân khác
Nguyên nhân gây sốt cao đôi khi rất khó xác định
Một số nguyên nhân khác có thể gây sốt cao ở t.rẻ e.m như:
Ngộ độc thực phẩm
Tác dụng phụ của thuốc, gồm cả kháng sinh
Các cục m.áu đông
Các bệnh lý tự miễn dịch như: lupus, viêm khớp dạng thấp, viêm ruột
Rối loạn nội tiết như cường giáp.
Xác định nguyên nhân gây sốt cao không phải là điều dễ dàng. Để chẩn đoán nguyên nhân, ngoài việc thăm khám, bác sĩ cũng sẽ hỏi các triệu chứng, t.iền sử bệnh, thuốc đang sử dụng hoặc nguy cơ n.hiễm t.rùng nào khác.
Đôi khi, sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận “ sốt không rõ nguồn gốc“. Trong những trường hợp này, nguyên nhân gây sốt cao có thể do một tình trạng bất thường hoặc không rõ ràng như n.hiễm t.rùng mạn tính, rối loạn mô liên kết, ung thư hoặc một vấn đề khác.
Phương pháp hạ sốt hiệu quả tại nhà
Điều trị sốt phụ thuộc vào mức độ sốt và nguyên nhân gây sốt. Sốt nhẹ không kèm theo triệu chứng nào khác thường không cần điều trị y tế. Uống nhiều nước, nghỉ ngơi và áp dụng phương pháp chườm ấm có thể giúp hạ sốt.
Sốt cao kèm theo mất nước nên áp dụng các phương pháp hạ sốt đơn giản tại nhà sau:
Nghỉ ngơi ở phòng có nhiệt độ phù hợp (mùa Hè nên thoáng mát, mùa Đông cần đủ ấm)
Tắm bằng nước ấm
Uống nhiều nước
Dùng thuốc hạ sốt chứa acetaminophen hoặc ibuprofen theo chỉ định khi sốt cao quá 38,5C.
Dùng miếng dán hạ sốt để hạ nhiệt.
Tâm Đào
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Xử lý như thế nào khi bị sốt virus ở người trưởng thành?
Sốt virus hay sốt siêu vi thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Bệnh rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch một cách nhanh chóng.
Cách xử lý khi người trưởng thành bị sốt virus
Khi bị sốt virus, người lớn thường chủ quan trong điều trị và chăm sóc vì cho rằng đó là cảm sốt bình thường. Nhiều người khác lại thường chủ động tự điều trị bằng kháng sinh một cách không cần thiết và không mang lại hiệu quả điều trị bệnh. Vậy cách xử lý đúng nhất trong trường hợp bị sốt virus là gì?
Sốt virus là gì?
Sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi là thuật ngữ chung chỉ những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng khác nhau. Một số trường hợp sốt virus có thể chẩn đoán rõ ràng nhờ đặc điểm dịch tễ và các biểu hiện của bệnh. Nhiều trường hợp khác không thể chẩn đoán nguyên nhân.
Biểu hiện ở người lớn bị sốt virus
Sốt virus ở người lớn thường bao gồm các triệu chứng:
Sốt cao: Đây cũng là biểu hiện dễ nhận biết của sốt virus. Khi mới phát bệnh chỉ sốt nhẹ, sau đó thân nhiệt tăng dần từ 39 – 41 độ C. Sốt cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do vậy khi sốt quá cao cần tìm biện pháp hạ sốt càng nhanh càng tốt.
Mệt mỏi: Khi nhiễm virus, cơ thể con người bắt đ.ầu r.ơi vào trạng thái mất cân bằng gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải rất khó chịu. Đây được coi là triệu chứng đặc hiệu của sốt virus ở người lớn.
Đau nhức toàn thân: Sốt virus sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thân nhiệt cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này sẽ gây ra hiện tượng đau nhức toàn thân, đặc biệt là các cơ bắp.
Ngạt mũi, khó thở: Sốt virus gây ho và sổ mũi, dịch mũi có thể gây tắc khoang mũi gây ra tình trạng khó thở.
Nhức đầu: Đây là triệu chứng đến sau khi bị sốt và đau nhức cơ thể. Người bệnh cần tránh căng thẳng và nên nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn.
Đau nhức mắt: Người mắc sốt virus sẽ cảm thấy nóng rát, đôi khi là đau trong nhãn cầu, mắt bị đỏ, rất khó chịu.
Phát ban, nổi mẩn đỏ trên da: Biểu hiện này sẽ xuất hiện sau 2 – 3 ngày bị sốt. Do tình trạng sốt kéo dài, thân nhiệt luôn ở mức cao, nên da người bệnh sẽ xuất hiện nhiều mẩn đỏ nhỏ li ti trên khắp cơ thể. Hầu hết sốt virus ở người lớn đều có biểu hiện này.
Có hạch: Đây là triệu chứng khi virus xâm nhập vào đường hô hấp, các hạch nhỏ sẽ xuất hiện ở đầu, cổ và có thể sờ thấy bằng tay.
Nhìn chung triệu chứng sốt virus khá giống với cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, tình trạng sốt ở sốt virus sẽ kéo dài ngày hơn, cơ thể mệt mỏi hơn nhiều lần.
Mệt mỏi toàn thân là biểu hiện của sốt virus
Một số biến chứng nặng, nguy hiểm khi bị sốt virus ở người lớn
Phần lớn sốt virus là lành tính và có thể tự khỏi, tuy nhiên cũng có những trường hợp gây biến chứng nặng nề:
Viêm phổi: là biến chứng nặng của bệnh sốt virus người lớn. Khi bị viêm phổi thì con đường lây nhiễm của virus trở nên dễ dàng hơn. Có thể tạo thành dịch lây lan rộng rãi và khó kiểm soát.
Viêm thanh quản: Thanh quản của người bệnh có thể sưng phù lên. Viêm thanh quản cũng có thể gây khó thở, thở rít, thậm chí gây thiếu oxy cần được hỗ trợ thở bằng bình oxy.
Viêm cơ tim, loạn nhịp và ngừng tim: Sau khi hết sốt nhiều trường hợp bị biến chứng, cơ thể vẫn mệt mỏi, xuất hiện những cơn đau ở tim do viêm cơ tim. Nhịp tim ở người bệnh đ.ập loạn, thậm chí là ngừng tim gây ngất lịm.
Biến chứng ở não: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của sốt virus ở người lớn. Thường thì biến chứng này dễ xảy ra ở trẻ nhỏ hơn. Biểu hiện của biến chứng ở não là gây co giật, hôn mê sâu. Nếu không kịp thời điều trị có thể gây t.ử v.ong hoặc để lại di chứng nặng nề sau này.
Sốt virus ở người lớn có thể gây biến chứng nặng nề
Biện pháp điều trị sốt virus ở người lớn
Hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị sốt virus ở người lớn mà chỉ có các loại thuốc và phương pháp điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các phương pháp hỗ trợ điều trị sốt virus ở người lớn gồm:
1. Hạ sốt
Người bệnh cần hạ cơn sốt nhanh chóng để thân nhiệt không bị tăng quá cao, gây biến chứng ở não cực kỳ nguy hiểm. Có thể sử dụng biện pháp chườm ấm (tuyệt đối không chườm lạnh) để hạ sốt và sử dụng thuốc hạ sốt nếu sốt cao (trên 38,5 độ C khuyến cáo phải sử dụng thuốc hạ sốt).
2. Theo dõi nhiệt độ cơ thể
Người bệnh cần ở trong phòng ấm, mặc quần áo thoáng mát, sạch sẽ và dễ thấm hút mồ hôi. Tránh ra gió, không để nhiệt độ quá thấp so với thân nhiệt. Đo nhiệt độ mỗi 2 tiếng một lần và chú ý để duy trì nhiệt độ hợp lý.
3. Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Tình trạng sốt cao liên tục khiến cơ thể mất nước, do vậy, việc đầu tiên và dễ làm nhất khi bị sốt virus đó là uống nhiều nước. Có thể uống nước lọc, nước trái cây nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Trong trường hợp mất nước nặng cần bổ sung dung dịch Oresol để bù điện giải. Tuyệt đối không được tự ý truyền nước, truyền dịch mà không có ý kiến chỉ định của bác sĩ bởi điều này rất nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng rủi ro lớn tới sức khỏe của người bệnh.
Người bị sốt virus cần uống nhiều nước để tránh bị mất nước
4. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Người bệnh cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ chống bội nhiễm, có chế độ dinh dưỡng hợp lý trong và sau khi bị sốt virus. Người bệnh nên ăn nhiều loại củ quả có chứa nhiều vitamin C nhằm tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể.
Sản phẩm Đông y thế hệ 2 hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm sốt
Đông y từ lâu đã được sử dụng trong việc cải thiện các triệu chứng cảm sốt. Đông y không chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm sốt mà còn an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y theo sách thì ai cũng làm được và khó mà có hiệu quả vượt trội.
Tuy hiếm, nhưng cũng có một số bài thuốc gia truyền hiệu quả thực sự. Bài thuốc giải cảm, thanh nhiệt bí truyền là một ví dụ. Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao cho Công ty Nhất Nhất sản xuất thành sản phẩm giải cảm Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội, được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng, được hội đồng khoa học đ.ánh giá, kết luận hỗ trợ giảm hết phần lớn các triệu chứng cảm sốt, dung nạp tốt, an toàn.
Hải Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN