Hai trường hợp vỡ túi phình động mạch chủ bụng, nguy cơ t.ử v.ong rất cao đã được cứu sống tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ.
Theo đó, ngày 7-10, bệnh nhân Lê Văn Vinh (SN 1970, ngụ Hậu Giang), nhập viện do đau bụng dữ dội quanh rốn kèm khối u lớn quanh rốn đ.ập, huyết áp thấp.
Bệnh nhân phát hiện khối u quanh rốn đ.ập theo nhịp tim cách đây nhiều năm nhưng không khám, không điều trị với lý do không đau và không ảnh hưởng gì sinh hoạt.
Bệnh nhân Vinh đang được điều trị tại BVĐKTƯ Cần Thơ.
Qua thăm khám, các bác sĩ (BS) xác định đây là tình trạng cấp cứu về ngoại khoa nên tiến hành thực hiện khẩn siêu âm tổng quát, chụp cắt lớp vi tính mạch m.áu có cản quang. Kết quả CT-Scan, bệnh nhân vỡ phình động mạch chủ bụng đoạn sau chỗ chia động mạch thận đến chỗ chia động mạch chậu, đường kính 8.3cm, 1 đoạn 10cm, tụ m.áu sau phúc mạc.
Ê kíp phẫu thuật do BSCK2 Trầm Công Chất, Phó khoa Ngoại tổng hợp (phẫu thuật viên chính), BSCK1 Tô Minh Quân, BSCK1 Lưu Tuyết Kiều thực hiện. Khi bệnh nhân lên phòng mổ chuẩn bị gây mê thì huyết áp không đo được, mạch 150-160 lần/phút.
Mở bụng đường giữa trên và dưới rốn vào ổ bụng có khoảng 500ml m.áu loãng và khoang sau phúc mạc có khoảng 1.500 gam m.áu cục, phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận vỡ, tiến hành kẹp động mạch chủ bụng dưới động mạch thận, kẹp động mạch chậu chung 2 bên.
Cắt túi phình vỡ, dùng ống mạch m.áu nhân tạo thay ghép vào đoạn động mạch chủ bị vỡ. Sau 4 giờ phẫu thuật và truyền tổng cộng 4 đơn vị hồng cầu lắng, 3 đơn vị huyết để bồi hoàn lượng m.áu mất và điều chỉnh tình trạng rối loạn đông m.áu bệnh nhân ổn định về huyết động.
Sáng 10-10, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, đã rút nội khí quản, hết đau bụng, sinh tồn ổn định.
Hình ảnh túi phình động mạch bụng của bệnh nhân bị vỡ.
Trước đó 3 ngày, ê kíp phẫu thuật do Ths.BS Liêu Vĩnh Đạt (phẫu thuật viên chính )Ths-BS Lê thanh Bình, BSCK2 Trần Huỳnh Đào tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân Đặng Hồng Của (SN 1950, ngụ Cần Thơ) nhập viện do đột ngột đau bụng dữ dội quanh rốn kèm khối u lớn quanh rốn đ.ập.
Kết quả siêu âm, chụp cắt lớp vi tính mạch m.áu có cản quang xác định phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận sát động mạch thận, kích thước 7×7cm huyết khối bám thành, có hiện tượng thâm nhiễm tụ dịch bao quanh khối phình.
Bệnh nhân được chẩn đoán phình động mạch chủ bụng sát động mạch thận dọa vỡ, tiến hành hội chẩn khẩn chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Các BS dùng ống mạch m.áu nhân tạo thay ghép vào đoạn động mạch chủ bị vỡ. Sáng 10-10 bệnh nhân tỉnh tiếp xúc tốt, hết đau bụng, sinh tồn ổn định.
Theo y văn, phình động mạch chủ bụng là tình trạng động mạch bị giãn lớn hơn 1,5 lần đường kính động mạch bình thường và lớn dần kích thước theo thời gian. Nguy cơ vỡ gia tăng theo kích thước túi phình, khi túi phình vỡ làm người bệnh t.ử v.ong nhanh chóng, cho dù được phẫu thuật kịp thời tỉ lệ t.ử v.ong cũng lên đến 70%.
Phần lớn các trường hợp phình động mạch chủ bụng không có biểu hiện về mặt lâm sàng hoặc tình cờ phát hiện khi thăm khám một bệnh lý khác qua siêu âm bụng hay sờ thấy khối u trong bụng đ.ập theo nhịp tim, nên bệnh thường bị bỏ qua.
Vì vậy việc phát hiện sớm phình động mạch chủ bụng có thể thực hiện qua thăm khám định kỳ, siêu âm mạch m.áu. Cần nâng cao sự hiểu biết của người dân về nguy cơ của bệnh và khuyến cáo cho những bệnh nhân khi phát hiện có phình mạch m.áu phải đến bệnh viện có BS cchuyên khoa về mạch m.áu để được tư vấn, theo dõi và điều trị kịp thời.
Văn Đức
Theo CAND
Không muốn ‘c.hết nhanh hơn đột quỵ’ thì đừng tắm vào những thời điểm này
Tắm là việc quá bình thường mỗi ngày, nhưng nếu không muốn nhiễm bệnh, thậm chí là đột quỵ và t.ử v.ong thì tuyệt đối tránh tắm gội vào những thời điểm này.
Ảnh minh họa: Internet
Ngay sau khi vận động mạnh hay tập luyện cường độ cao
Ảnh minh họa: Internet
Nếu bạn tắm ngay lập tức bằng nước quá nóng hoặc lạnh ngay sau khi tập luyện, các mạch m.áu của bạn có thể bị giãn ra, gây nguy cơ đột quỵ hay đau tim.
Thay vào đó, bạn cần khoảng thời gian 20 phút thực hiện các động tác phục hồi cơ, giúp nhịp tim và nhiệt độ cơ thể trở lại mức bình thường. Đồng thời, bạn nên tắm bằng nước ấm vừa trước khi thay đổi độ nóng lạnh theo ý thích.
Tắm đêm
Tuyệt đối không nên tắm đêm (sau 23h). Đêm là lúc nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, cơ thể cũng trổ nên mệt mỏi và yếu hơn, việc tắm đêm có thể làm thay đổi nhiệt độ và trạng thái của cơ thể nhanh chóng khiến cách mạch m.áu co lại, ảnh hưởng đến việc lưu thông m.áu lên não sẽ dẫn đến các bệnh về phổi, có thể bị tai biến, thậm chí là đột quỵ.
Ngoài ra, theo phong thủy gia, nếu bạn tắm từ 23 giờ trở đi (giờ Tý) sẽ làm dương khí trong người bị mất, âm khí xâm nhập vào cơ thể khiến âm dương mất cân bằng, từ đó sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sinh mạng.
Tắm khi huyết áp thấp
Lý do không nên tắm khi đang bị huyết áp thấp chính là do nhiệt độ nước tắm cao khiến các huyết quản giãn nở, dễ dẫn tới hiện tượng não bộ không cung cấp kịp thời m.áu cho toàn cơ thể, gây cảm giác mệt mỏi, kiệt sức.
Khi vừa đi nắng về
Cảm thấy nóng khi vừa đi ngoài nắng về, nhiều người muốn tắm để giải nhiệt. Tuy nhiên, tắm ngay lúc này có thể gây hại cho cơ thể. Khi cơ thể toát mồ hôi và tỏa nhiệt, tắm sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mồ hôi không thoát được ra ngoài làm giảm thân nhiệt, dễ gây cảm lạnh. Bạn nên đợi ít nhất khoảng 20 phút để mồ hôi khô rồi mới tắm.
Tắm khi đang sốt
Người ốm sốt thường có thân nhiệt nóng hơn bình thường nên muốn đi tắm cho sảng khoái, tỉnh táo. Trên thực tế, thân nhiệt cơ thể lúc này có thể lên đến 39 – 40 độ C và người của bạn đang rất yếu. Nếu đi tắm ngay lúc này sẽ dễ xảy ra những hậu quả không mong muốn, trong đó có nguy cơ đột quỵ rất cao.
Tắm sau khi uống rượu
Sau khi uống rượu, mùi cồn nồng nặc lên khiến nhiều người muốn lao vào phòng tắm ngay. Tuy nhiên, rượu có thể gây ức chế hoạt động của chức năng gan, đồng thời ngăn cản quá trình giải phóng glycogen. Nếu tắm lúc này thì cơ thể sẽ gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, toàn thân bủn rủn, nhức mỏi, nghiêm trọng hơn còn bị hạ đường huyết và dẫn tới tình trạng hôn mê sâu.
Ảnh minh họa: Internet
Sau khi “yêu”
Ảnh minh họa: Internet
Theo Women’s Health Magazine, sau khi quan hệ t.ình d.ục, các lỗ chân lông mở rộng, nhịp tim nhanh hơn mức bình thường, tất cả cơ quan trong cơ thể đều được thư giãn, thả lỏng tối đa. Việc đứng dậy và đi tắm ngay rất có thể khiến bạn bị cảm lạnh, nhịp tim thay đổi đột ngột kèm theo các triệu chứng co rút, nguy hiểm hơn là tai biến do co mạch m.áu tức thời. Do đó, trước khi tắm, hãy nghỉ ngơi ít nhất 5-10 phút để cơ thể hồi phục trạng thái thông thường.
Ngay sau khi ăn no hoặc lúc quá đói
Việc tắm ngay sau khi ăn no khiến lượng m.áu dồn về dạ dày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ chuyển tới da và các bộ phận khác, khiến việc tiêu hóa chậm chạp hơn hay bị trì hoãn.
Ngược lại, tắm khi quá đói lại khiến bạn dễ bị tụt huyết áp, có thể dẫn tới ngất xỉu, đột quỵ. Bạn nên chờ khoảng 30 phút đến một tiếng sau khi ăn mới nên tắm, và chú ý tắm nước vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh.
Tắm sau khi làm việc mệt mỏi, cẳng thẳng
Bất kể là sau khi lao động thể lực hay trí lực, cơ thể đều cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn rồi mới đi tắm. Nếu không sẽ xảy ra hiện tượng m.áu lên não chậm, gây choáng, bất tỉnh.
Sau khi tập thể dục
Sau khi ngừng tập, nhịp tim vẫn còn nhanh, nhiệt độ cơ thể cao, lỗ chân lông giãn nở. Tắm nước nóng ngay sẽ làm m.áu không lưu thông tới những bộ phận quan trọng trên cơ thể, dẫn tới tình trạng thiếu m.áu tim, não cục bộ. Điều đó khiến bạn cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nhiều bệnh nghiêm trọng khác
Tắm ngay sau khi làm việc
Dù cho bạn làm việc thể chất hay vận động thể lực, nên nghỉ một lát mới tắm, nếu không nó dễ dàng dẫn tới thiếu m.áu cung cấp cho tim và não, thậm chí gây bất tỉnh.
Tắm xong đi ngủ ngay
Độ nóng của nước nóng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng nhanh gây ức chế hoạt động của não bộ và gây hại cho sức khỏe của bạn. Nếu lập tức đi ngủ sau khi tắm, bạn sẽ rất khó chìm sâu vào giấc ngủ. Tốt hơn hết là bạn nên tắm trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 giờ. Còn trường hợp bạn không có thời gian mà vẫn muốn sạch sẽ để lên giường thì chỉ cần dùng khăn lạnh ẩm lau lại phần trán và cổ 5 phút là được. Cách làm này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể được trung hòa ở mức bình thường.
Tắm nước quá nóng
Tắm nước ấm, nhiệt độ vừa phải rất tốt cho cơ thể lại tránh được nguy cơ trúng gió. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ nước quá cao sẽ dễ gây tổn thương cho da dẫn đến các mao mạch giãn nở gây hiện tượng da bị khô, nứt nẻ. Ngoài ra, tắm nước quá nóng sẽ khiến gây áp lực cho tim bởi tất cả các mạch m.áu trên da đều giãn nở hết cỡ gây thiếu oxy cung cấp đến tim. Nhiệt độ nước thích hợp để tắm nhất vào mùa đông là từ 24 – 29 độ.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong