Khi xung quanh vùng “ núi đôi” của con gái xuất hiện những triệu chứng khác lạ thì tốt nhất bạn cần tìm hiểu rõ xem nó đang ngầm cảnh báo điều gì.
Theo thời gian, t.uổi tác của bạn tăng lên sẽ làm đẩy nhanh quá trình lão hóa sớm. Đa phần chúng ta thường chỉ để ý đến sự thay đổi của làn da mà quên mất một số vùng cơ thể khác cũng có thể ngầm báo hiệu tình trạng lão hóa của bạn. Đặc biệt, vùng “núi đôi” thường là nơi mà con gái không mấy để ý tới nên vô tình làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở khu vực này nhiều hơn.
Dưới đây là một số thay đổi ở khu vực “núi đôi” mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
“Núi đôi” xuất hiện vết rạn da
Những vết rạn trên ngực thường xuất hiện khi kích cỡ “núi đôi” thay đổi đột ngột chỉ trong một thời gian ngắn. Nguyên nhân có thể là do bạn đang tăng cân hoặc mang thai. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên bôi các loại kem, dầu chống rạn da và massage khuôn ngực thường xuyên để cải thiện độ đàn hồi của vùng da này.
Núm vú hướng xuống
Đây là một hiện tượng thường dễ gặp phải trong quá trình lão hóa hoặc sau khi sinh con và cho con bú. Ngoài ra, nó cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân mặc áo ngực quá rộng, không có gọng nâng đỡ nên làm bầu ngực dần bị chảy xệ theo thời gian. Lúc này, bạn nên cải thiện bằng cách mặc áo ngực phù hợp, tập luyện và massage nhẹ nhàng với kem làm săn chắc ngực.
Hai bầu ngực cách xa nhau
Tình trạng suy giảm estrogen có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cơ ngực kém săn chắc khiến hai bầu ngực có xu hướng chảy xệ sang hai bên, từ đó làm tăng khoảng cách giữa hai ngực.
“Núi đôi” xuất hiện khối u cứng
Mặc dù các khối u xuất hiện trên vú thường dễ bị lầm tưởng là dấu hiệu của ung thư vú. Tuy nhiên, theo Cơ quan Y tế Quốc gia ở Anh, hầu hết chúng đều rất vô hại. Đa phần, những khối u này là do tăng trưởng mô hoặc tích tụ chất lỏng chứ không phải do ung thư. Dù vậy, tốt hơn hết thì bạn vẫn nên chủ động đi kiểm tra từ sớm để biết rõ hơn về tình trạng ngực của mình. Hãy yêu cầu chụp nhũ ảnh, siêu âm hoặc thậm chí làm cả xét nghiệm sinh thiết để nhận được kết quả chuẩn xác nhất.
Đau tức một bên ngực
Ung thư mô vú thường không gây đau nhức gì, nhưng nếu nó là ung thư vú thể viêm thì lại dễ gây đau tức một bên ngực. Nếu thấy cơn đau này kéo dài hơn một tuần thì bạn nên chủ động đi khám ngay.
Núm vú tiết dịch
Nếu bạn đang không mang thai hoặc cho con bú thì tình trạng tiết dịch núm vú có thể cảnh báo rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Dịch tiết ra không màu hoặc có màu trắng đục, vàng, xanh lá cây, nâu hoặc thậm chí còn lẫn cả m.áu thì nên chủ động đi kiểm tra ngay bởi nhiều khả năng đây là dấu hiệu của ung thư mô vú.
Kích thước hai bên ngực không đồng đều
Đa phần kích thước ngực không bao giờ giống nhau hoàn toàn. Thế nhưng, nếu bạn thấy một bên kích thước ngực thay đổi, có sự chênh lệch lớn thì nên chủ động tìm gặp bác sĩ ngay.
“Núi đôi” xuất hiện các đốm đỏ
Các đốm đỏ xuất hiện trên vùng da xung quanh ngực có thể chỉ là tình trạng nổi phát ban do kích ứng với một số loại thực phẩm. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú dạng viêm nên bạn cần chủ động tới gặp bác sĩ sớm để làm các xét nghiệm điều trị kịp thời.
Source (Nguồn): Brightside
Theo Helino
Những thói quen gây hại sức khỏe tuyệt đối không nên làm sau bữa ăn
Sức khỏe là ‘tài sản’ quý giá nhất đối với mỗi người. Để có một sức khỏe tốt, bên cạnh việc luyện tập thể dục thể thao thì chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng rất lớn.
Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp cơ thể luôn trẻ khỏe, tràn đầy năng lượng. Ngược lại, những thói quen xấu mà chúng ta tưởng chừng là vô hại có thể sẽ trở thành nguyên nhân gây lão hóa sớm. Nhiều người có thói quen tắm rửa, đọc sách hay vận động mạnh… sau khi ăn no mà không biết rằng đây là những thói quen cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Ăn trái cây ngay sau bữa ăn thật sự không tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, hàm lượng đường trong trái cây có thể lên men với carbonhydrate và protein trong thực phẩm, làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến đầy hơi
Thời điểm tốt nhất để ăn trái cây là vào buổi sáng, khi mà dạ dày trống rỗng, hệ tiêu hóa sẽ dễ dàng hấp thu dinh dưỡng từ hoa quả. Ngoài ra, ăn hoa quả vào giữa các bữa ăn sẽ giúp giảm cân bởi trái cây sẽ giúp cơ thể chống lại những cơn đói
Vừa ăn xong đã lao ngay vào phòng tắm có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa của dạ dày
Lúc này, nhiệt độ cơ thể tăng lên và làm cho m.áu tập trung ở bề mặt da, bàn chân, bàn tay, từ đó dẫn tới tình trạng khó lưu thông m.áu. Khi hệ tiêu hóa suy giảm sẽ sinh ra khí, dẫn đến tình trạng đầy hơi kèm một số vấn đề khác
Tốt nhất, chúng ta nên tắm trước khi ăn hoặc sau bữa ăn từ 1-2 giờ. Việc tắm vào khung giờ thích hợp sẽ giúp cơ thể chúng ta được nghỉ ngơi và tốt cho sức khỏe
Thói quen của rất nhiều người sau khi ăn no là hút t.huốc l.á, đặc biệt là những người nghiện thuốc. Theo các nhà khoa học, hút một điếu thuốc sau khi ăn tương đương với việc hút liên tiếp 10 điếu thuốc
Hút t.huốc l.á sau khi ăn no ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe người hút. Đây là nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích IBS và loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày
Sau khi ăn no, nhiều người có thói quen nới lỏng thắt lưng để giúp bụng được thoải mái hơn. Tuy nhiên, điều này lại vô tình gây suy giảm áp lực trong ổ bụng, làm tăng nguy cơ mắc phải chứng sa đường ruột, cộng thêm tình trạng bụng chảy mỡ, bèo nhèo lộ rõ
Rất nhiều người có thói quen đi bộ ngay sau khi ăn, đặc biệt là chị em phụ nữ vì cho rằng hoạt động này sẽ giúp tiêu thụ lượng calo thừa, đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể, giúp vóc dáng thon gọn, săn chắc hơn
Trên thực tế, ngay sau khi ăn no, mọi hoạt động dù là nhẹ nhàng nhất cũng gây ảnh hưởng không tốt tới tiêu hóa, khiến chúng ta cảm thấy khó chịu hơn cả việc ăn no do gánh nặng trong dạ dày tăng. Thậm chí, với người già, đi bộ sau ăn có thể dẫn tới đột quỵ
Để đảm bảo cho việc tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, chúng ta nên đi bộ ít nhất 30 phút sau khi ăn
Đi ngủ sau khi ăn sẽ khiến hoạt động của dạ dày và đường ruột bị chậm lại, tiết dịch đường tiêu hóa giảm, thức ăn không được tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn, thời gian dài có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng
Đồng thời, sau khi ăn no, áp lực dạ dày tăng cao, nếu nằm ngửa có thể gây trào ngược dạ dày, xuất hiện triệu chứng nôn, nóng rát trong cổ họng rất khó chịu
Sau khi ăn, nên ngồi nghỉ và dùng tay thực hiện một số thao tác xoa bóp đơn giản vùng bụng theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài rồi ngược lại để các thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa nhanh hơn. Sau 30-60 phút, bạn hãy đi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi
Nên tránh việc uống trà đặc sau khi ăn bởi nó có thể gây loãng dịch dạ dày, làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, trong trà xanh chứa tannin nên nếu thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ gây kết tủa và cản trở quá trình tiêu hóa của dạ dày
Chúng ta nên uống một ly nước ấm sau khi ăn, hoặc pha loãng trà với nước lọc sẽ tốt hơn là uống nguyên một tách trà đặc
Việc đọc sách và tình trạng đòi hỏi sự tập trung quá mức thường không nên làm sau khi ăn
Khi ăn no, các năng lượng được phân chia ra cho việc tập trung và quá trình tiêu hóa, khiến việc đọc sách có thể không còn hiệu quả nữa
Khi thức ăn ở trong dạ dày chưa được tiêu hóa, lập tức đi đại tiện cũng không nên. Bởi khi nín thở, áp lực trong khoang bụng đột ngột tăng lên, axit dạ dày và các enzim tiêu hóa có thể chảy ngược trở lại thực quản, gây ra các vết loét thực quản do trào ngược
Đi đại tiện sau ăn còn có thể dẫn tới rối loạn chức năng cơ bàng quang, trào ngược dịch mật, dẫn đến sung huyết, phù nề, thậm chí là viêm niêm mạc dạ dày. Thời gian được khuyến khích đi đại tiện là buổi sáng sớm, sau khi thức giấc
Sau khi ăn, chúng ta không nên lái xe. Bởi sau khi ăn no, dạ dày muốn tiêu hóa thức ăn cần phải có lượng m.áu lớn, nó gây thiếu m.áu cục bộ tạm thời trong não, gây buồn ngủ và các phản ứng của cơ thể trở nên chậm chạp
Trong quá trình lái xe, nếu người cầm lái không tỉnh táo sẽ rất dễ dẫn đến phán đoán không chính xác làm tăng đáng kể khả năng xảy ra tai nạn
Kiều Phương (Tổng hợp)
Theo anninhthudo