Cùng với bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), đái tháo nhạt (ĐTN) cũng là một bệnh chuyển hóa cần được chú ý vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh.
Người bị đái tháo nhạt cần bổ sung đủ nước hàng ngày
Các dạng chính
ĐTN trung ương: Do tuyến yên hoặc vùng dưới đồi bị phá huỷ, lượng ADH sản xuất ra bị giảm, hậu quả là cơ thể thiếu ADH nên đi tiểu rất nhiều. Các nguyên nhân thường gặp là phẫu thuật tuyến yên hoặc u tuyến yên, viêm tuyến yên hoặc do chấn thương sọ não…
ĐTN do thận: Nguyên nhân là do các khiếm khuyết ở ống thận là phần cấu trúc có chức năng thải hoặc tái hấp thu nước. Khi đó hoạt động của thận không chịu ảnh hưởng của ADH nữa nên sẽ thải rất nhiều nước tạo ra nhiều nước tiểu. Nguyên nhân gây khiếm khuyết có thể do di truyền hoặc mắc phải sau khi bị bệnh thận mạn tính (như viêm thận bể thận mạn, bệnh thận đa nang…). Ngoài ra, một số thuốc cũng có thể gây ĐTN do thận. Một số trẻ sơ sinh bị ĐTN ngay sau khi đẻ thường do nguyên nhân di truyền gây biến đổi vĩnh viễn khả năng cô đặc nước tiểu của thận. ĐTN ở phụ nữ có thai: Một số phụ nữ có thai bị ĐTN do nhau thai tiết ra một loại enzyme có khả năng phá hủy ADH (vasopressinase). Bệnh thường xuất hiện ở 3 tháng cuối.
Bệnh ĐTN có thể gặp ở những bệnh nhân bị hạ kali m.áu, tăng calci m.áu… có giảm sự cô đặc nước tiểu (giảm tái hấp thu). Tuy nhiên có tới 30% bị ĐTN không thể tìm được nguyên nhân.
Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng nổi bật là tiểu rất nhiều và uống nhiều nước. Bệnh nhân ĐTN thường tiểu từ 4 – 8lít/ngày, có thể tới 15 – 20 lít/ngày vì thế trung bình 30 – 60 phút họ phải đi tiểu 1 lần, kể cả ban đêm. Mức độ khát nước rất dữ dội khiến bệnh nhân phải uống nước liên tục, một số người có thể bị mất nước nặng với những biểu hiện như môi khô, tim đ.ập nhanh, huyết áp tụt, thậm chí hôn mê. Tuy nhiên, bệnh nhân ĐTN lại ít khi bị gầy sút và không bao giờ có hiện tượng kiến bâu vào nước tiểu (khác với ĐTĐ). Vì thế cần đi khám bác sĩ ngay nếu bạn đi tiểu nhiều và uống nhiều để tránh bị mất nước nặng. T.rẻ e.m bị bệnh ĐTN có thể có những biểu hiện khác lạ như: trẻ quấy khóc nhiều; bỉm thường xuyên bị ướt; sốt, nôn hoặc tiêu chảy là dấu hiệu mất nước; da khô và chân tay lạnh; trẻ chậm lớn, thậm chí sút cân.
Phương pháp điều trị
ĐTN là bệnh ít gặp, có thể điều trị được nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh, đôi khi cũng có thể gây biến chứng mất nước nặng. Vì thế những người bị tiểu nhiều và khát nước nhiều cần đi khám bệnh sớm. Những người đã được chẩn đoán bị ĐTN cần uống thuốc đều và uống đủ nước. Lượng nước uống vào gần tương đương với lượng nước tiểu. Với những bệnh nhân bị bệnh nhẹ có thể bác sĩ chỉ khuyên uống 2-3 lít nước/ngày mà không cần dùng thuốc.
Theo anninhthudo
Những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
Sữa chua ít đường là một thực phẩm từ sữa rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính rất phổ biến.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.
Bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể bao gồm cả mắt, thận, thần kinh, tim…
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây t.ử v.ong thứ 3 sau tim mạch và ung thư (Ảnh minh họa: KT)
Bệnh tiểu đường có ba loại chính đó là: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.
– Tiểu đường typ 1: Do bệnh tự miễn dịch, các tế bào beta tuyến tụy bị phá hủy bởi chất trung gian miễn dịch, gây lên tình trạng thiếu hụt hormon INS và tăng đường huyết.
– Tiểu đường typ 2: Thiếu hormon INS và kháng hormon INS, không có sự phá hủy tự miễn các tế bào.
– Tiểu đường thai kỳ: Là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết xảy ra ở thời kỳ mang thai.
– Tình trạng tăng đường huyết khác: Một số bệnh nội tiết như hội chứng Cushing, cường giáp, u tủy thượng thận, u tế bào tiết glucagon…
Một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường
1. Cá béo
Cá béo là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất.
Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích đều là những nguồn cung cấp axit béo omega3 DHA và EPA, cực kỳ tốt cho tim mạch.
Với những người bị bệnh tiểu đường, đang có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ, thì ăn những loại cá này để cung cấp đủ lượng dưỡng chất là rất quan trọng.
DHA và EPA sẽ giúp bảo vệ các tế bào trên mạch m.áu, giảm thiểu viêm nhiễm và cải thiện chức năng của động mạch.
Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy những người thường xuyên ăn cá béo sẽ có rất ít nguy cơ bị suy tim và t.ử v.ong vì bệnh tim.
Trong các nghiên cứu này, những người lớn t.uổi, bao gồm cả nam và nữ, ăn cá béo 5-7 ngày mỗi tuần trong vòng 8 tuần đã giảm được đáng kể lượng triglyceride và các dấu hiệu viêm nhiễm.
Cá cũng là một nguồn cung cấp đạm chất lượng, giúp bạn cảm thấy no và tăng tỷ lệ trao đổi chất.
2. Bông cải xanh
Bông cải xanh là một trong những loại rau bổ dưỡng. Khoảng 92g bông cải xanh nấu chín chỉ chứa 27 calo và 3g tinh bột đường tiêu hóa, kèm theo rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C và Mg.
Nghiên cứu về bệnh nhân tiểu đường đã cho thấy bông cải xanh có thể làm hạ nồng độ insulin và bảo vệ tế bào khỏi sự sản sinh các gốc tự do có hại trong quá trình trao đổi chất.
Bên cạnh đó, bông cải xanh cũng rất giàu chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, cực kỳ tốt cho mắt.
3. Tỏi
Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giảm viêm nhiễm, đường huyết cũng như cholesterol xấu LDL ở người bị tiểu đường tuýp 2. Chúng cũng có hiệu quả trong việc hạ huyết áp.
Qua một nghiên cứu, những người không kiểm soát được chứng cao huyết áp khi ăn tỏi đen trong vòng 12 tuần, huyết áp đã giảm đi trung bình 10 đơn vị.
Một tép tỏi sống chỉ chứa khoảng 4 calo và 1g tinh bột đường.
4. Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh vô cùng bổ dưỡng, ít calo và tinh bột đường, giúp hạn chế tăng đường huyết.
Cải bó xôi, cải xoăn và các loại rau lá xanh khác đều là những nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Trong một nghiên cứu cho thấy: những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc huyết áp cao khi hấp thụ nhiều vitamin C hơn sẽ giúp giảm các dấu hiệu viêm nhiễm, làm đường huyết tăng chậm hơn.
Ngoài ra, trong rau lá xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ mắt khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
5. Sữa chua ít đường
Sữa chua ít đường là một thực phẩm từ sữa rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Chúng đã được chứng minh có thể kiểm soát mức đường huyết tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, một phần nhờ vào lượng lợi khuẩn probiotic.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: sữa chua và những loại thực phẩm khác từ sữa sẽ hỗ trợ giảm cân, cải thiện tình trạng cơ thể của người bị tiểu đường tuýp 2.
Nhiều người tin rằng, hàm lượng cao canxi và axit béo linoleic liên hợp (CLA) có trong sữa chua có thể có một vai trò rất quan trọng.
Hơn nữa, mỗi phần sữa chua ít đường chỉ chứa khoảng 6-8g tinh bột đường, thấp hơn các loại sữa chua khác.
Chúng cũng có hàm lượng đạm cao hơn, thúc đẩy giảm cân do có khả năng làm hạn chế cảm giác thèm ăn và giảm thiểu được lượng calo tiêu thụ.
An Nhiên (tổng hợp)
Theo giaoduc.net.vn