B.é g.ái 8 t.uổi vỡ mạch m.áu não rồi qua đời sau khi bị mẹ đ.ánh vào gáy vì giải sai bài tập

Sự việc đáng tiếc này là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ông bố, bà mẹ thường xuyên giáo dục con cái bằng đòn roi.

Một bà mẹ ở Trung Quốc đã vô tình khiến con gái m.ất m.ạng vì đòn roi.

Theo Oriental Daily, một cô bé 8 t.uổi đang làm bài tập trong khi xem phim hoạt hình vào giờ chiều. Vì không hoàn toàn chú tâm vào bài vở, cô bé làm sai rất nhiều.

Sau khi kiểm tra bài tập và phát hiện ra quá nhiều lỗi lầm, người mẹ đã không thể giữ bình tĩnh và dùng roi đ.ánh vào sau đầu con gái khiến c.ô b.é òa khóc.

(Ảnh minh họa)

Ngay sau đó, người mẹ cảm thấy rất có lỗi vì hành động của mình, cô lấy ngay một gói chân gà ngâm chua trong tủ lạnh để dỗ dành con gái. Khi ăn xong chỗ chân gà, cô bé ngừng khóc.

Thế nhưng không lâu sau đó, b.é g.ái 8 t.uổi bắt đầu bị chóng mặt và nôn mửa. Em được mẹ đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu, tuy nhiên, em được tuyên bố là đã c.hết vào tối hôm đó.

Người mẹ hết sức đau khổ và bắt đầu tự hỏi liệu chỗ chân gà ngâm chua kia có độc hay không, vì đó là thứ cuối cùng con gái ăn trước khi m.ất m.ạng.

Tuy nhiên, các bác sĩ lại chỉ ra nguyên nhân thực sự.

(Ảnh minh họa)

Kết quả khám nghiệm t.ử t.hi cho thấy: Cô bé bị dập não – một dạng chấn thương sọ não gây ra bởi vết bầm tím đến từ ngoại lực.

Cuối cùng, người mẹ thừa nhận rằng mình đã đ.ánh vào gáy con vì không chú tâm vào bài tập. Cô rất ân hận vì hạnh động của mình.

Sau đó, bác sĩ giải thích thêm rằng não của b.é g.ái 8 t.uổi thực chất đã có dị tật cerebro -vascular, gây ảnh hưởng đến các mạch m.áu và lưu lượng m.áu trong não. Theo Riley Children, dị tật liên quan đến động mạch và tĩnh mạch có thể khiến bộ não dễ tổn thương hơn bình thường.

(Ảnh minh họa)

Cụ thể, với cấu trúc không ổn định và bị tác động bởi cú đ.ánh, b.é g.ái 8 t.uổi đã bị vỡ mạch m.áu não và dẫn đến cái c.hết thương tâm.

Các bác sĩ lưu ý rằng, phần gáy là nơi tập trung chủ yếu của hệ thống thần kinh trung ương cũng như điều khiển hô hấp. Nếu bị tác động bởi ngoại lực, nó có thể gây ra thương tổn nặng nề cho hệ thần kinh cùng một loạt các biến chứng về hô hấp.

Tóm lại, giáo dục con cái bằng roi vọt là điều không nên vì có thể dẫn đến tổn thương về thể chất lẫn tinh thần.

Theo Oriental Daily/Helino

Làm nhiều bài tập sẽ khiến học sinh không hạnh phúc

Phải làm quá nhiều bài tập, không được thầy cô giảng kỹ những phần khó, không thường xuyên được khen ngợi…, khiến nhiều học sinh cảm thấy căng thẳng, lo âu và không được hạnh phúc tại lớp học.

Ảnh minh họa.

Ngày 8/10, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội, Viện Tâm lý Tâm thần học Việt- Pháp tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Hạnh phúc của học sinh tại trường học”.

Buổi tọa đàm nhằm giúp các nhà tâm lý, giáo dục hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa học đường, tạo lập môi trường trường học thân thiện, thoải mái, hạnh phúc và nâng cao cảm nhận an toàn của học sinh về môi trường bên trong và bên ngoài trường học.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã được nghe GS Agnes Florin – chuyên gia nghiên cứu về Tâm lý t.rẻ e.m và giáo dục của Đại học Nantes (Cộng hòa Pháp) trình bày các nội dung xoay quanh chủ đề “Hạnh phúc của học sinh tại trường học”.

Đó là các nội dung: Hạnh phúc của trẻ khi đến trường -Thách thức của tương lai; Sự phát triển và nhu cầu giáo dục của trẻ nhỏ; Đổi mới và thực nghiệm nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống trong môi trường học đường.

Thông qua một số kết quả nghiên cứu, đ.ánh giá chất lượng cuộc sống ở trường học của gần 1000 học sinh, GS Agnes Florin nhấn mạnh đến sự cần thiết về đạo đức và lợi ích xã hội để xem xét tốt hơn tiếng nói của t.rẻ e.m về cuộc sống học đường và các quyết định liên quan đến chính các em.

Theo GS Agnes Florin, cảm nhận hạnh phúc có liên hệ với thành tích học tập và trường học chính là môi trường cực kỳ quan trọng, tác động trực tiếp đến hạnh phúc của trẻ nhỏ.

GS Agnes Florin – chuyên gia nghiên cứu về Tâm lý t.rẻ e.m và giáo dục của Đại học Nantes

Các khảo sát chỉ ra học sinh cảm thấy hạnh phúc hơn nếu có mối quan hệ tốt với giáo viên, bạn bè và được tham gia nhiều hoạt động trong lớp.

Ngược lại, việc phải làm quá nhiều bài tập, thầy cô không giảng kỹ những phần khó và không thường xuyên khen ngợi khiến đ.ứa t.rẻ cảm thấy căng thẳng, lo âu. Đặc biệt, phần lớn học sinh đều sợ bị điểm kém và những khi giáo viên viết cái gì đó trong sổ liên lạc hoặc trao đổi với bố mẹ.

Tại buổi tọa đàm, TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội nhận định: Bên cạnh những kết quả đạt được, Giáo dục Việt Nam nói chung và ngành Giáo dục Hà Nội nói riêng đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nổi cộm lên vấn đề đạo đức nhà giáo.

Điều kiện tiên quyết để đổi mới giáo dục và xây dựng trường học hạnh phúc chính là nhà giáo, đòi hỏi mỗi nhà giáo không ngừng hoàn thiện về chuyên môn, nâng cao năng lực sư phạm, tu dưỡng đạo đức để tạo ra “sản phẩm” giáo dục hoàn thiện.

Đồng tình với nhận định này, đội ngũ cán bộ giáo dục các nhà trường chia sẻ thêm về những giải pháp đã và sẽ triển khai ở các nhà trường nhằm khích lệ, tạo điều kiện để đội ngũ nhà giáo phát huy năng lực, cùng góp sức xây dựng trường học hạnh phúc.

Vân Anh

Theo GDTĐ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *