Mặc dù đều là những loại cây, củ ngon, bổ nhưng nếu ăn phải những bộ phận có độc, có thể gây ngộ độc, nguy hại cho cơ thể, thậm chí m.ất m.ạng.
Ảnh minh họa: Internet
Tận dụng các bộ phận của rau củ để nấu ăn là một biện pháp tránh lãng phí được nhiều bà nội trợ áp dụng; tuy nhiên, theo các chuyên gia, một số bộ phận từ thực vật như rễ, thân, hạt… lại chưa nhiều độc tố nguy hiểm, cần loại bỏ trước khi chế biến bất kỳ món ăn nào.
Lá cà chua
Lá cà chua có chứa một lượng nhỏ solanin và tomatin có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều một lúc (liều tối thiểu để gây t.ử v.ong vào khoảng hơn 450 gram).
Hạt củ đậu
Theo GS, TS Đỗ Tất Lợi – Nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng, “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam, Củ đậu hay còn gọi là củ sắng, tên khoa học là Pachyrhizus, thuộc họ Cánh bướm Fabacede. Cây củ đậu cho rễ củ ăn được, nhưng lá và hạt có chất độc.
Chất độc Rotenon tập trung trong hạt củ đậu và trong lá (với hàm lượng thấp hơn), thường được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ngoài da (ghẻ, lở).
Nếu ăn phải hạt củ đậu hoặc hoặc uống thuốc trừ sâu có thành phần chế xuất từ Rotenon, sau 5 – 40 phút có thể biểu hiện ngộ độc. Triệu chứng diễn biến nhanh và nặng có thể t.ử v.ong từ 2 – 5 giờ. Nếu được kiểm soát tốt, triệu chứng nặng nề nhất có thể hết sau 4 – 7 giờ. May mắn sống sót có thể để lại di chứng.
Lá cà chua có chứa một lượng nhỏ solanin và tomatin có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều một lúc (liều tối thiểu để gây t.ử v.ong vào khoảng hơn 450 gram). Ảnh minh họa: Internet
Cành và mầm khoai tây
Trong khoai tây, solanin tập trung phần lớn ở cành và các mầm, do vậy bạn cần lưu ý cắt bỏ hết những bộ phận này trước khi chế biến chúng. Ngoài ra, những củ khoai tây xanh cũng đặc biệt chứa hàm lượng solanin rất cao.
Gừng đã bị thối
Gừng sau khi bị thối sẽ sinh ra một chất có độc tính cao khiến tế bào gan biến dạng, hoại tử, dẫn đến ung thư gan và ung thư thực quản.
Nếu ăn phải hạt củ đậu hoặc hoặc uống thuốc trừ sâu có thành phần chế xuất từ Rotenon, sau 5 – 40 phút có thể biểu hiện ngộ độc. Triệu chứng diễn biến nhanh và nặng có thể t.ử v.ong từ 2 – 5 giờ. Nếu được kiểm soát tốt, triệu chứng nặng nề nhất có thể hết sau 4 – 7 giờ. May mắn sống sót có thể để lại di chứng. Ảnh minh họa: Internet
Khoai lang có đốm đen
Khoai lang để lâu không được bảo quản đúng cách sẽ xảy ra hiện tượng bị đốm đen vỏ ngoài, hoặc mốc meo, phân rã. Khi khoai có đốm đen, các chất dinh dưỡng bên trong sẽ mất dần, khoai trở nên nhạt và đắng. Nếu chúng ta ăn vào loại khoai này sẽ gây hại cho gan. Các chất độc không phân rã trong khoai kể cả khi nấu chín sẽ tích trữ trong cơ thể gây hiểm họa khó lường.
Cà chua còn xanh
Giống như khoai tây, cà chua xanh cũng chứa nhiều độc tố solanine. Sau khi ăn vào sẽ gây bồn nôn, ngộ độc cho người sử dụng. Cách tốt nhất để chế biến cà chua là chờ khi nó chín đỏ và chín đều trên bề mặt vỏ bên ngoài. Kể cả còn một ít màu vỏ xanh loang lổ cũng không nên ăn.
Bắp cải thối
Bắp cải thối được xem là một trong những món ăn độc hại được các chuyên gia cảnh báo tuyệt đối không nên ăn. Rau cải thối dễ dàng sinh vi khuẩn, tạo ra chất nitrit độc hại. Sau khi ăn chất này, cơ thể sẽ có phản ứng ngộ độc ở nhiều mức độ khác nhau như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đầy hơi….Trường hợp nặng có thể gây ra chuột rút nặng, hôn mê.
Lá cây đại hoàng có chứa acid oxalic và các anthraquinone glycoside, đây là hai hợp chất khá độc đối với con người khi được tiêu hóa. Các triệu chứng ngộ độc phụ thuộc vào lượng mà bạn đã ăn, thường là nôn mửa, đau dạ dày cho tới co giật. Ảnh minh họa: Internet
Hạt táo
Có thể bạn đã từng nghe hoặc chưa biết, trong hạt táo có chứa các chất độc cyanid. Cụ thể hơn, chúng có chứa amygdalin, một chất có thể giải phóng cyanid khi tiếp xúc với các enzyme tiêu hóa của đường ruột.
Bình thường, lớp vỏ ngoài rắn chắc của hạt táo giúp ngăn cản hiện tượng này xảy ra, trừ khi bạn nhai nát hạt táo trước khi nuốt nó vào bụng. Bạn sẽ phải tiêu thụ khoảng 200 hạt táo được nhai kỹ để có thể tạo ra một liều cyanid đủ để gây t.ử v.ong. Tuy nhiên dù thế nào đi nữa thì bạn cũng nên loại bỏ hạt táo trước khi ăn bởi đơn giản là chúng cũng có vị không hề hấp dẫn.
Quả của cây măng tây
Nếu bạn đã từng trồng măng tây, bạn sẽ để ý thấy rằng những cây cái cho ra những quả mọng màu đỏ trông rất hấp dẫn. (Hầu hết những cây được lai tạo ngày nay đều là giống đực và không có quả.) Tuy nhiên, đừng dại dột mà động vào chúng! Những quả mọng này mặc dù không t.iêu d.iệt bạn những sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu do sự hiện diện của các sapogenin, một chất độc nhẹ đối với con người và có thể gây ngộ độc cho động vật. Nếu ăn những quả mọng này, chúng sẽ khiến bạn bị nôn mửa và tiêu chảy.
Trong khoai tây, solanin tập trung phần lớn ở cành và các mầm, do vậy bạn cần lưu ý cắt bỏ hết những bộ phận này trước khi chế biến chúng. Ngoài ra, những củ khoai tây xanh cũng đặc biệt chứa hàm lượng solanin rất cao. Ảnh minh họa: Internet
Lá đại hoàng
Thân cây đại hoàng có thể được sử dụng để chế biến thành món bánh ngon lành khi kết hợp với những trái dâu thơm ngọt, tuy nhiên nếu ăn nhầm lá của loại cây này thì bạn sẽ có nguy cơ phải đi cấp cứu.
Lá cây đại hoàng có chứa acid oxalic và các anthraquinone glycoside, đây là hai hợp chất khá độc đối với con người khi được tiêu hóa. Các triệu chứng ngộ độc phụ thuộc vào lượng mà bạn đã ăn, thường là nôn mửa, đau dạ dày cho tới co giật.
Lá và hoa của cây cà tím
Cà tím là một thành viên khác của các cây họ Cà khét tiếng. Đôi khi người ta thường bị ấn tượng rằng ăn những trái cà sống có thể gây ngộ độc nhưng sự thật không phải là như vậy.
Tuy nhiên, lá và hoa của cà tím lại có khả năng khiến bạn bị ốm thật sự, nguyên nhân là do thành phần solanin thường tập trung nhiều nhất ở những bộ phận này.
Cây cơm cháy
Tất cả các bộ phận của cây cơm cháy đều có thể gây độc cho con người và động vật, nhất là rễ, lá, thân và các cành – tuy nhiên cả quả và hoa cũng chứa độc tố. Cả cây có chứa những hợp chất có thể sản sinh ra acid hydrocyanid, và có thể giải phóng cyanid.
Việc loại bỏ các hợp chất giải phóng ra cyanid được khuyến cáo khi sử dụng các bộ phận như hoa và quả cơm cháy, và bạn cũng nên tránh tất cả những phần khác của loài cây này.
Ăn quả cơm cháy chưa chín hay chưa được nấu có thể gây buồn nôn và nôn mửa, do vậy tốt nhất là bạn nên tuân theo hướng dẫn từ công thức nấu ăn thay vì tự ý chế biến theo ý mình.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong
BQL chung cư The Parkland bị tố “bán” nước giếng cho dân:Nguy cơ nhiễm bệnh từ nguồn nước rất cao
Liên quan đến vụ việc Ban quản lý chung cư The Parkland bị dân tố trộn nước giếng với nước thủy cục bán cho người dân, sáng 4/10 ôngTrần Anh Tuấn – Trưởng BQL chung cư cho biết trong hôm nay sẽ có 3 xe bồn loại 20 khối tiếp nước cho chung cư.
Ban quản lý chung cư The Parkland, Quận 12, TP.HCM nơi bị cư dân tố gian lận trong cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Thiếu nước trầm trọng
Làm việc với phóng viên Báo Giáo dục & Thời đại sáng 4/10, ôngTrần Anh Tuấn – Trưởng BQL chung cư The Parkland, Quận 12 cho biết sự cố vừa qua là do BQL “chữa cháy” cho vấn nạn hụt nước nghiêm trọng tại chung cư chứ không có ý gian lận.
Ông Anh Tuấn cho biết; tại buổi làm việc với UBND phường Hiệp Thành, Quận 11 chúng tôi cũng xác nhận có tự ý bơm nước giếng vào nguồn nước sinh hoạt của người dân chứ không chối bỏ.
“Ngay sau khi tiếp nhận phản ánh của cư dân cũng như của báo chí, chúng tôi đã ngưng không bơm nước, xin lỗi cư dân và rút kinh nghiệm sâu sắc sau vụ việc.
Hiện công ty (Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại 12- PV) đã hợp đồng với Công ty TNHH XD TM VT Thiên Hoàng Phúc (Q.11, TP.HCM) tiếp viện ngay 3 xe nước với trữ lượng 20 khối một xe (giá 3,5 triệu đồng/xe) nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước cho cư dân trong khi chờ công ty nước Trung An xử lý”- ông Tuấn Anh nói.
Chỉ số tiêu thụ nước do BQL chung cư cung cấp cho phóng viên
Chỉ số tiêu thụ nước một đầu nguồn vào (1 trong 3 đồng hồ) do công ty cấp nước Trung An cung cấp
Ghi nhận trực tiếp tại đầu nguồn nước thủy cục do nhà máy nước Trung An đấu nối, cũng như hệ thống bể chứa ngầm (trữ lượng 300 khối) và 8 bồn chứa nước dung tích 80 ngàn lít trên nóc chung cư, phóng viên nhận thấy nguồn nước thật sự yếu và thiếu hụt rất nhiều. Bể chứa âm gần như khô cạn nước nên 8 bồn chứa nước trên nóc chỉ lưu giữ một lượng nước rất nhỏ.
Nguồn nước thiếu và yếu có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường khi 3 đầu nguồn nước thủy cục (3 đồng hồ) đưa nước vào bể chứa nước khá yếu nên hiện Lock A khu chung cư gần như không có nước.
Làm việc với công ty nước Trung An, đại diện đơn vị cũng xác nhận đã tiếp nhận phản ánh của người dân và BQL chung cư The Parkland về tình trạng thiếu nước, cũng như yêu cầu xin được đấu nối thêm đường cung cấp nước cho chung cư.
“Chúng tôi đã ghi nhận phản ánh của các bên và đã cử bộ phận kỹ thuật xuống dưới kiểm tra để có hướng xử lý. Hiện đề nghị xin được nối thêm đầu cung cấp nước cho chung cư The Parkland của Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại 12 chúng tôi đã tiếp nhận và sẽ có hướng khắc phục sớm nhất”- vị này nói.
Để khắc phục hiện tượng nước thi thoảng bị chuyển màu vàng và dục, ông Trần Anh Tuấn cho biết hiện Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại 12 đã liên hệ được với một đội xúc rửa bể chứa nước chính của chung cư. Đơn vị này sẽ làm việc trong vòng 1 ngày để thau rửa bể chứa.
“Từ khi chung cư đưa vào hoạt động thì bồn chứa nước thủy cục từ nguồn cấp nước Trung An chưa được chúng tôi xúc rửa lần nào, có thể đây là lý do gây nên hiện tượng nước bị dơ(bẩn) ở một vài thời điểm khi bơm nước vào bể, gây khấy đục váng cạn”- ông Tuấn lý giải.
T.rẻ e.m chung cư The Parkland bị dị ứng da vì dùng nước bị bẩn
Chưa thấy hành vi gian lận (?)
Để giải tỏa những nghi ngờ của cư dân The Parkland về việc BQL chung cư có mập mờ trong việc gian lận nước cung cấp cho cư dân hay không chúng tôi đã trực tiếp tìm hiểu các chỉ số nước tiêu thụ hàng tháng (tại công ty nước Trung An) ở chung cư The Parkland để đối sánh với các số liệu mà BQL chung cư cung cấp.
Qua chỉ số nước mà ông Trần Anh Tuấn cung cấp cho phóng viên, cũng như đối chiếu với dữ liệu gốc từ công ty nước Trung an mà chúng tôi có được ở riêng tháng 8/2019 chung tôi nhận thấy không có sự chênh lệnh giữa hai bên khi chỉ số tiêu thụ đúng ở mức 5.550 khối. Chỉ số tháng 7/2019 cũng không sai khi khớp ở con số 4.504 khối.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, chị L.H.Y, cư dân tại đây vẫn chưa thực sự tin tưởng váo các con số này. Bởi theo chị hàng tháng BQL chung cư gần như không cung cấp công khai dữ liệu này cho cư dân biết.
Bà Phạm Thanh Thủy, cư dân tại Lok A chung cư cũng bức xúc: Bản thân gia đình tôi sử dụng nước ở chung cư, hàng tháng tôi bỏ t.iền ra để mua nước thủy cục sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng nước tôi thấy ngứa toàn thân và có nổi các hạt ngoài da.
“Tôi bị ngứa hơn 3 tháng nay và phải đi khám và điều trị da liễu. Tôi mong các cấp chính quyền có trách nhiệm giải quyết thấu đáo. Tôi thật sự nghi ngại về nguồn nước nơi đây, cư dân chúng tôi không cảm thấy yên tâm khi sống trong chính ngôi nhà của mình”- bà Thủy nói.
Hệ thống trữ nước và cung cấp nước cho cư dân trên nóc chung cư. Ghi nhận trực tiếp của PV sáng nay cho thấy nước lên rất ít
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện số lượng cư dân ở tại chung cư The Parkland đã đạt con số 431 hộ/458 căn hộ. Đối chiếu với chỉ số nước sử dụng nước hàng tháng của 5 gia đình tại đây (lấy con số nhỏ nhất- 2 vợ chồng và 1 đứa con) chúng tôi thấy mỗi hộ xài khoảng 10 khối. So sánh với các chỉ số nước mà nhân viên ghi nước Trung An đã ghi chúng tôi chưa ghi nhận sự chênh lệch nhiều.
Nói về chất lượng nguồn nước giếng chưa qua hệ thống lọc, ông Nguyễn T. T- chuyên viên Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường- Chi cục bảo vệ môi trường (Sở TN&MT TP.HCM) cho biết: Nếu nguồn nước giếng bơm chưa qua hệ thống lọc rất dễ có nguy cơ nhiễm sắt, mangan và Magie.
Các nguyên tố như Asen (Thạch tín), Chì, Thủy ngân cũng có nguy cơ hiện diện trong nước nếu như nguồn nước khai thác gần các bãi rác, khu vực ô nhiễm hoặc kênh rạch. Đặc biệt, nếu sử dụng nguồn nước có hàm lượng Thạch tín vượt quá 10 ptt là vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới và tiêu chuẩn Việt Nam, người dùng lâu ngày có thể bị các bệnh ung thư da, bàng quang, gan, hay bệnh tiểu đường, bệnh bạch huyết.
Một trong các nguy cơ khác mà người sử dụng nước giếng hay gặp phải là dính vi khuẩn E.Coli. Đây là vi khuẩn gây tiêu chảy. Với nước có hàm lượng quá cao của sắt và Mangan người dùng sẽ gây có triệu chứng khó tiêu, giảm hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, đặc biệt là rất nguy hại với trẻ em”.
“Các kim loại nặng trong nước ô nhiễm như Crom sẽ gây viêm da, u nhọt, hay những chất ô nhiễm “mới” như hóa chất bảo vệ thực vật, dư lượng kháng sinh hay hợp chất gây rối loạn nội tiết tố tồn tại trong nước cũng rất độc hại”- ông T nói.
Bãi tập kết rác cách chưng cư The Parkland chỉ 800 mét
Đ.ánh giá về vụ việc xảy ra tại chung cư The Parkland, ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch phường Hiệp thành, Quận 12 cho biết việc ban quản lý chung cư The Parkland tự ý bơm nước giếng cho cư dân sử dụng là hoàn toàn sai vì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường cũng như sức khỏe của toàn cư dân đang sinh sống tại đây.
Do đó, ông Hùng đã yêu cầu công ty TNHH Xây dựng & Thương mại 12 và BQL chung cư có phương án kịp thời súc rửa bồn chứa nước, có phương án bảo vệ nguồn nước sạch, tiến hành đưa mẫu nước đi kiểm nghiệm và công bố rộng rãi cho bà con cư dân yên tâm sử dụng.
Anh Tú- Hải Yến
Theo GDTĐ