Tập thể dục ngoài trời sao cho đúng cách và thải loại được sự ô nhiễm

Không gian ngoài trời là sân tập lý tưởng nhất với những người tập thể dục. Tuy nhiên, trong điều kiện không khí bị ô nhiễm, việc tập thể dục ngoài trời cũng cần lưu ý để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nên luyện tập tại những nơi có nhiều cây xanh, sông, hồ nước trong sạch trong điều kiện không khí ô nhiễm

Lợi ích của việc tập thể dục ngoài trời

Tiêu tốn nhiều calo hơn. Trên các máy tập chạy, cơ thể bạn biết chính xác sẽ tiêu tốn bao nhiêu calo. Nhưng các đường chạy trong công viên cho bạn nhiều thử thách hơn, nhiều đường đi phức tạp hơn, và cơ thể bạn sẽ phải tiêu tốn nhiều calo hơn.

Tinh thần thoải mái hơn. Hít thở khí trời có thể tạo ra cảm giác thoải mái, tâm trí của bạn cũng phấn chấn hơn, khiến bạn muốn làm việc tích cực hơn nữa. Luyện tập ngoài trời cũng tạo ra cảm giác có sức sống mới, tràn đầy năng lượng.

Tránh vi khuẩn gây bệnh. Phòng tập thể dục là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn, vi sinh độc hại trên các tay cầm thiết bị, trên sàn tập. Thực tế không khí trong nhà cũng ô nhiễm gấp 2-5 lần ngoài trời.

Tăng cường hiệu suất tập luyện. Một cuộc khảo sát năm 2011 đã cho thấy không gian ngoài trời có thể tăng cường hiệu suất tập luyện. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tập thể dục ngoài trời không chỉ đạt kết quả tốt hơn về thể chất mà còn có xu hướng gắn bó với chế độ tập luyện của họ lâu hơn, thường xuyên hơn.

Tăng cường vitamin D. Những người hoạt động thể chất mạnh như chạy bộ, chơi bóng rổ hay bóng đá trong 3 hoặc nhiều giờ một tuần giảm nguy cơ nhồi m.áu cơ tim 22%. Ngoài việc giảm cholesterol trong m.áu, những hoạt động thể chất ngoài trời có thể cải thiện sức khỏe tim mạch.

Lưu ý khi tập thể dục và sự liên quan về ô nhiễm

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn khiến cho chỉ số chất lượng không khí (AQI) khu vực ven đường và khu dân cư bị ảnh hưởng. Hơn nữa tất cả các bài thể dục ngoài trời đều luôn gắn liền với hoạt động hô hấp, đặc biệt là nhịp thở. Mức hoạt động thể lực càng cao, nhịp thở càng tăng để hấp thu không khí càng nhiều, cũng có nghĩa là khối lượng chất ô nhiễm hít vào tỷ lệ thuận mức độ hoạt động thể lực, nhịp thở, kiểu thở và nồng độ chất ô nhiễm của môi trường xung quanh.

Hoạt động thể lực càng cao sẽ làm tăng nhịp thở, vì vậy chúng ta thường thay đổi kiểu thở từ mũi sang miệng, khi đó, người tập khó có thể lọc chất ô nhiễm được. Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới chứng minh rằng ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lớn và t.rẻ e.m, chúng làm giảm chức năng phổi, gây viêm phế quản cấp và mạn, gia tăng các bệnh lý về hô hấp và tim mạch, tăng nguy cơ bị ung thư phổi, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ và tăng huyết áp…

Tập thể dục ngoài trời đúng cách

Không tập luyện thể thao tại các nơi ô nhiễm không khí cao như ven đường giao thông nhộn nhịp trong thời gian cao điểm của khói bụi và gần các khu sản xuất công nghiệp. Nên luyện tập tại những nơi có nhiều cây xanh, sông, hồ nước trong sạch, thoáng khí như công viên hoặc khu dân cư yên tĩnh, môi trường trong lành. Nếu sống ở những nơi ô nhiễm cao hoặc không có điều kiện tập luyện ngoài trời thì có thể luyện tập trong nhà.

Thời gian tập luyện ngoài trời tốt nhất là trước 7 giờ sáng và sau 8 giờ tối. Đây là thời điểm nồng độ chất ô nhiễm xuống thấp nhất và nhiệt độ môi trường cũng giảm.

Chú ý lắng nghe cơ thể khi có những triệu chứng cảnh báo như: ho, đau thắt ngực, khò khè, đau khi hít sâu, khó thở và mau mệt… để ngưng tập luyện, giảm thời lượng và cường độ tập luyện, tăng các khoảng nghỉ ngơi và uống nước đầy đủ. Người lớn, t.rẻ e.m có bệnh tim mạch, bệnh về đường hô hấp nhạy cảm với ô nhiễm không khí cần đến các bác sĩ tư vấn để chọn chế độ tập luyện ngoài trời hay trong nhà phù hợp nhất.

Tránh tập nặng. Những bài tập nặng khiến tim đ.ập nhanh và phải hít thở mạnh là điều nên tránh trong những ngày không khí ô nhiễm. Việc hít thở mạnh trong điều kiện ô nhiễm không khí đồng nghĩa với việc bạn sẽ hít phải nhiều khí và bụi gây hại hơn. Các bài tập ở mức vừa phải như đi bộ xen kẽ chạy, yoga; nên tránh những bài tập cường độ mạnh như đá bóng, chạy nước rút.

Đeo khẩu trang khi ra đường luyện tập. Việc đeo khẩu trang sẽ giảm hít phải những loại bụi và khí có hại. Điều này sẽ khiến cơ thể khỏe hơn và thoải mái hơn khi luyện tập sau đó.

Theo anninhthudo

Người có t.uổi tập thể dục cần lưu ý những điều này

Khi càng lớn t.uổi thì cơ thể càng khó đáp ứng với những thay đổi đột ngột khi tập luyện. Vì vậy, khi bước vào ngưỡng U50 bạn cần nhớ những điều dưới đây.

Thở đúng cách sẽ giúp bạn tập thể dục được lâu hơn và ít phải gắng sức hơn – Ảnh: Internet

Thở đúng cách

Hơi thở tưởng đơn giản song nó có thể dễ dàng bị gián đoạn khi bạn mệt mỏi hoặc căng thẳng, khiến bạn cảm thấy kiệt sức hơn. Thở là một bản năng nhưng bạn có thể kiểm soát nó. Sử dụng cơ bụng và cơ hoành để hít vào. Đó là cách để bạn hít thở sâu, chậm và dài, một sự kết hợp đúng đắn. Hãy thở qua mũi vì chức năng của mũi là lọc các hạt bụi bẩn có hại trong không khí.

Sắp xếp thứ tự các bài tập

Chuỗi bài tập là rất quan trọng. Cách xây dựng phác đồ tập đóng một vai trò rất lớn trong việc bạn có thể duy trì việc tập lâu hay không. Ví dụ bạn có thể tập một số cơ với tạ nhẹ, theo cách làm nóng cơ thể, trước khi chuyển sang chế độ tập nặng hơn. Hoặc bắt đầu với bài tập cardio rồi mới sang bài tập tạ tay. Bạn phải xem xét cơ thể và mục tiêu hiện tại của mình để lựa chọn chuỗi bài tập phù hợp.

Năng tập thể dục ngoài trời

Hãy ra ngoài trời và tận hưởng những lợi ích của ánh nắng mặt trời. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào da, nó sẽ kích thích quá trình sản xuất vitamin D của cơ thể, còn được gọi là “vitamin mặt trời”. Điều này rất quan trọng đối với sức khỏe và t.uổi thọ nói chung.

Dành thời gian cho cơ thể phục hồi

Dành một khoảng thời gian đủ cho cơ thể được phục hồi sau luyện tập là vô cùng cần thiết nhưng gần như mọi người không chú ý cho đến khi họ kiệt quệ cả về tinh thần và thể chất. Lứa t.uổi U50 lại càng không thể bỏ qua nó. Phục hồi là tối cần thiết để xây dựng cơ bắp và đốt cháy mỡ. Nếu tập rất vất vả nhưng lại không dành thời gian cho cơ thể được tái tạo và sửa chữa thì sẽ phản tác dụng.

Phòng ngừa chấn thương thể thao

Người tham gia tập luyện thể thao không chỉ nhận thức được mục đích tập luyện là tăng cường thể chất, thúc đẩy sự phát triển cơ thể, nâng cao trình độ kỹ thuật thể thao, mà còn nhận thức được rằng chỉ có đảm bảo được sức khỏe mới có thể tránh được những chấn thương trong tập luyện thể dục thể thao; hiểu những kiến thức có liên quan về chấn thương.

Đối với một số môn thể thao, có nhiều động tác có nhiều nguy cơ xảy ra chấn thương phải có sự chuẩn bị, dự phòng tốt để đảm bảo sự an toàn trong tập luyện.

Người mắc bệnh cần có chế độ tập riêng

Đối với những người mắc một số bệnh mãn tính cần phải có chế độ tập luyện và môn thể thao phù hợp tránh tập luyện quá sức và căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe. Lý tưởng nhất là nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng và không gây ra quá nhiều áp lực lên đầu gối như tập dưỡng sinh, đi bộ (từ 10 đến 15 phút/lượt), đạp xe, yoga, bơi lội, tập đi bộ trong nước…

Tuyệt đối không quá sức

Tập nhiều hơn ngưỡng mà cơ thể chịu đựng được là điều không tốt vì bạn sẽ liên tục mệt mỏi. Và khi gắng sức bạn cũng biến mình thành mục tiêu rất dễ dàng cho các chấn thương. Cuối cùng, bạn sẽ bắt đầu thèm ăn những loại đồ ăn tùy tiện, chứa đầy đường, nhiều tinh bột và bắt đầu ăn quá nhiều.

Quỳnh An

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *