Ăn những loại rau này cùng lẩu có thể ‘c.hết nhanh hơn t.ự s.át’

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, rau là thực phẩm không thể thiếu trong nồi lẩu, nhưng không phải loại rau nào cũng an toàn khi trần, ăn sống.

Ảnh minh họa: Internet

Theo PGS Thịnh, khi ăn lẩu, nên hạn chế sử dụng những loại rau dễ gây ngộ độc hay dị ứng như dọc mùng, nấm, giá đỗ, hoa bí…
Đối với rau dọc mùng, nhiều người thường nhầm cây ráy là dọc mùng. Đến khi ăn vào sẽ bị ngộ độc.

Tránh ăn cà chua, chanh, và những loại rau quả giàu vitamin C khi ăn lẩu tôm, cua, sò, nghêu, ốc

Lý do của việc này chính là khi bạn kết hợp hải sản nhất là tôm với những trái cây, rau ăn lẩu giàu vitamin C, thì asen pentavenlent có trong hải sản này sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide mà dân gian thường gọi là thạch tín, có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng tránh dùng chung với lẩu hải sản vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Ảnh minh họa: Internet

Khi ăn lẩu thịt gà vịt tuyệt đối không được ăn kèm rau kinh giới

Lý giải cho kiêng kị này theo Đông y thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết.

Do vậy, khi kết hợp rau lẩu này cùng nhau có thể gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy. Món lẩu gà nên ăn kèm bắp chuối thái rối, rau muống, rau đắng, bông s.úng, nấm tươi, rau ngải cứu là ngon nhất.

Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi vì rất dễ bị đau bụng, nhẹ thì bị đầy bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón, rất khó chịu.

Khi ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm vì giấm sẽ phá hủy hoặc làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.

Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi vì rất dễ bị đau bụng, nhẹ thì bị đầy bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón, rất khó chịu. Ảnh minh họa: Internet

Rau hoa chuông (giống cây rau đắng)

Cây hoa chuông có hình dạng rất giống cây rau đắng. Cây hoa chuông vàng thuộc họ cà độc dược. Rất nhiều người đã ăn nhầm lá cây này do tưởng là cây lá đắng mọc trong vườn. Cây hoa chuông có chứa chất Spocolamin có chứa chất độc gây ảo giác.

Nấm lạ

Người dân phải thật cẩn thận khi hái nấm lạ về dùng trong bữa ăn cho gia đình. Thấy nấm lạ phải tuyệt đối tránh. Ăn nhầm dễ bị ngộ độc và có thể t.ử v.ong.

Lá khoai môn

Lá khoai môn có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Nếu ăn phải môn ngứa sẽ dị ứng, ngứa vùng miệng họng…

Giá đỗ

Tuy giá đỗ rất ngon và bổ dưỡng nhưng có nguy cơ ngộ độc cao, bởi giá thường làm ở nhiệt độ 30 – 35oC, đây là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển. Hơn nữa, người dân hay ăn giá sống, nếu chưa rửa sạch sẽ nhiễm vi sinh vật.

Cây hoa chuông có hình dạng rất giống cây rau đắng. Cây hoa chuông vàng thuộc họ cà độc dược. Rất nhiều người đã ăn nhầm lá cây này do tưởng là cây lá đắng mọc trong vườn. Cây hoa chuông có chứa chất Spocolamin có chứa chất độc gây ảo giác. Ảnh minh họa: Internet

Cà chua và khoai lang, khoai tây

Cà chua và khoai lang, khoai tây cũng tránh dùng chung với lẩu hải sản vì khi kết hợp các loại thực phẩm này với nhau sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Theo PGS.Nguyễn Duy Thịnh, với từng món lẩu, bạn nên chọn các loại rau phù hợp để cho món lẩu thêm hấp dẫn.

Chẳng hạn: Lẩu riêu cua: có thể ăn kèm với các loại rau nhưng nhất thiết không thể thiếu các loại rau sống, đặc biệt là ít hoa chuối thái mỏng, ngâm nước muối trắng phau. Lẩu gà không thể thiếu ngải cứu, cải xanh, rau đắng, rau muống..,

Bên cạnh đó, khi chế biến lưu ý kết hợp thực phẩm với nhau. Lẩu hải sản không nên ăn kèm cà chua vì có thể gây độc. Thịt bò không nên kết hợp với rau mồng tơi sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe nên ăn rau trước và sau cùng là thịt. Như thế dạ dày không phải làm việc quá tải. Trong quá trình ăn lẩu cũng nên uống nước để giúp tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Thói quen sai lầm trong chế biến thực phẩm bà nội trợ nào cũng mắc phải

Chần thịt qua nước sôi, dùng chung một loại thớt cho các bước nấu ăn, rã đông không đúng cách… là những sai lầm trong chế biến thực phẩm cần loại bỏ ngay nếu không muốn rước bệnh vào người.

Rã đông thịt bằng nước nóng

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, nước nóng có thể làm cho lớp ngoài của khối thịt rã đông nhanh nhưng quá trình nước nóng gặp lạnh sẽ làm cho thịt thay đổi kết cấu, vị tươi ngon và các chất dinh dưỡng của thịt giảm đi rất nhiều.

Theo các chuyên gia, nếu không biết cách rã đông đúng có thể rước bệnh vào người. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, rã đông chậm, giúp thực phẩm từ từ trở về trạng thái ban đầu là phương pháp rã đông chính xác. Bà nội trợ có thể rã đông ngay trong ngăn mát tủ lạnh bằng cách bỏ miếng thịt từ ngăn đá xuống ngăn mát cho đến khi miếng thịt mềm ra hoặc có thể rã đông thực phẩm dưới vòi nước chảy…

Để không mất nhiều thời gian rã đông thực phẩm, trước khi cấp đông bạn nên chia nhỏ thức ăn thành từng bữa, bảo quản trong hộp nhựa hoặc bao bì. Tốt nhất chỉ nên cấp đông thực phẩm đủ ăn trong 1-2 tuần, thực phẩm rã đông xong cần chế biến ngay tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

Chần thịt qua nước sôi trước khi chế biến

Theo các chuyên gia, chần thịt qua nước sôi trước khi chế biến hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ độc tố thậm chí còn khiến thịt ngậm hóa chất nguy hại hơn.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên của Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội) phân tích, khi cho thịt vào nước đun sôi sẽ làm miếng thịt biến tính co lại làm cho thịt “ngậm” chặt các hóa chất bẩn mà không đào thải ra bên ngoài.

Chần thịt qua nước sôi trước khi chế biến hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ độc tố như nhiều người nghĩ

“Dinh dưỡng trong thịt chủ yếu là protein (tồn tại dưới dạng cơ thịt) và mỡ; vitamin, axit amin nằm chủ yếu trong tế bào cơ protein. Nếu cho thịt vào nước đun sôi, nhiệt độ cao khiến các protein bề mặt bên ngoài thịt đóng vón lại, các chất bên trong không thôi ra được, tương tự các chất độc cũng đóng vón lại. Điều này rất không tốt và là cách làm sai lầm mà nhiều người mắc phải”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.

Luộc rau quá lâu ở lửa nhỏ

Luộc rau càng lâu khiến lượng vitamin trong rau mất đi càng nhiều

Nhiều bà nội trợ có thói quen ninh rau kỹ cho đến khi thân và lá của rau đã mềm, nhừ. Tuy nhiên, đây là cách làm sai lầm. Lý do, khi luộc rau các vitamin và folate ngấm vào nước.

Khi rau tiếp xúc với nhiệt càng lâu thì lượng vitamin mất đi càng nhiều. Đặc biệt các loại rau họ cải như súp lơ xanh, bông cải xanh có thể mất hơn 50% chất chống oxy hóa khi đun sôi trong thời gian quá lâu.

Dùng chung thớt thái cho mọi loại thực phẩm

Thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn mà mọi người thường hay bỏ quên. Rất nhiều gia đình có thói quen sử dụng một chiếc thớt cho tất cả các bước nấu ăn. Sau khi cắt thịt cá sống, thường rửa sơ sau đó cắt rau củ và thậm chí là thức ăn đã được nấu chín.

Thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, bạn không nên dùng chung 1 loại thớt để chế biến thực phẩm sống và chín.

Điều này được cảnh báo là cực kì nguy hiểm. Trên thực phẩm tươi sống như các loại thịt cá đều có nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, ký sinh trùng cho dù đã rửa nhưng không thể nào sạch được phải qua quá trình nấu chín.

Vì vậy, khi dùng thớt này để cắt thực phẩm chín, những vi khuẩn này sẽ lại một lần nữa bám vào thức ăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ chốt gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa…

Dùng lại dầu ăn khi chế biến

Nhiều bà nội trợ khi chiên nấu thường đổ ngập dầu ăn sau đó tiết kiệm bằng cách dùng lại phần dầu thừa này chế biến món khác. Đây là thói quen sai lầm cần loại bỏ. Bởi lẽ dầu mỡ đã qua đun sôi ở nhiệt độ cao lại tiếp tục chiên nấu một lần nữa sẽ sản sinh ra Fatty Acid và chất oxy hóa dầu độc hại, không tốt cho sức khỏe.

Di Băng

Theo khoe365

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *