Các nhà khoa học Nga đã phát triển một phương pháp khử trùng trứng gà dựa trên chiếu xạ chùm điện tử, giúp đối phó với mầm bệnh truyền nhiễm trong chế biến thực phẩm và chăn nuôi.
Bệnh truyền nhiễm là một trong những vấn đề cấp bách của chăn nuôi gia cầm – Ảnh : TASS
Theo TASS, thông cáo báo chí của Bộ Giáo dục và Khoa học Nga cho biết các nhà khoa học nước này đã phát triển một phương pháp khử trùng trứng gà dựa trên chiếu xạ chùm điện tử (electron beam), giúp đối phó với mầm bệnh truyền nhiễm.
Kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học công bố trên tạp chí khoa học Radiation Physics and Chemistry, cho thấy an toàn khi ăn những quả trứng như vậy và loại bỏ mầm bệnh cho gà con khi ấp trứng. Công nghệ được đề xuất sẽ rất hiệu quả để bảo vệ sinh học trong chăn nuôi gia cầm trên quy mô công nghiệp và sẽ giảm việc sử dụng kháng sinh.
Bệnh truyền nhiễm là một trong những vấn đề cấp bách của chăn nuôi gia cầm. Cả những con gà vịt và những người ăn trứng bị n.hiễm t.rùng đều có thể lây. Hình thức bảo vệ phổ biến nhất là xử lý nhiệt, chẳng hạn như nấu ăn. Một hình thức khác là rửa lại, nhưng lại làm giảm đáng kể thời hạn sử dụng trứng. Cách khử trùng thứ 3 dựa trên việc sử dụng tia gamma. Nhưng phương pháp này cũng có một nhược điểm sau đó không thể ấp trứng để có gà nuôi. Ngoài ra, những công nghệ này rất đắt t.iền.
Các nhà khoa học Nga ở một số viện nghiên cứu của Ural đã đề xuất một cách mới là chiếu xạ trứng gà đóng gói bằng chùm tia điện tử. Hiệu quả của phương pháp được có được là nhờ các electron và các loại oxy phản ứng (reactive oxygen species), chủ yếu là ozone hình thành từ không khí, cùng gây ra cái c.hết của vi sinh vật.
Trong quá trình làm việc, các chuyên gia cũng đ.ánh giá liều chiếu mà trứng hấp thụ trứng và tình trạng của vỏ sau khi chiếu xạ. Đối với trứng thực phẩm, liều lượng dao động từ 5 đến 25 kgGy (đơn vị đo lượng hấp thụ bức xạ ion hóa tuyệt đối – kGy), đối với chăn nuôi gia cầm (ấp trứng) – 40 kGy. Các nhà khoa học đã tiến hành một loạt các thử nghiệm bằng cách sử dụng máy gia tốc electron nano giây. Hóa ra, để khử trùng hoàn toàn, trứng cần 25 xung với tổng liều 5 kGy. Với tác động này, liều hấp thụ trong protein không vượt quá 80 mGy và trong lòng đỏ – 50 mGy. Những giá trị này không dẫn đến những thay đổi trong các mô sinh học.
Các nhà nghiên cứu đã xác định trạng thái của vỏ bằng kính hiển vi điện tử quét (scanning electron microscope). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liều thấp (1,5 và 5 kGy) không gây ra thay đổi cấu trúc của vỏ, nhưng với liều chiếu xạ cao hơn (25 và 40 kGy) đã quan sát thấy vỏ trứng mịn đi. Theo các nhà nghiên cứu, những con gà nở ra từ trứng đã khử trùng khỏe mạnh và phát triển tốt. Đồng thời, thời gian thời gian ấp trứng đã giảm 6 giờ. Trong nhóm đối chứng (không chiếu xạ), một số lượng lớn gà mắc các bệnh khác nhau tất nhiên là do vi khuẩn.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Thói quen sai lầm trong chế biến thực phẩm bà nội trợ nào cũng mắc phải
Chần thịt qua nước sôi, dùng chung một loại thớt cho các bước nấu ăn, rã đông không đúng cách… là những sai lầm trong chế biến thực phẩm cần loại bỏ ngay nếu không muốn rước bệnh vào người.
Rã đông thịt bằng nước nóng
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, nước nóng có thể làm cho lớp ngoài của khối thịt rã đông nhanh nhưng quá trình nước nóng gặp lạnh sẽ làm cho thịt thay đổi kết cấu, vị tươi ngon và các chất dinh dưỡng của thịt giảm đi rất nhiều.
Theo các chuyên gia, nếu không biết cách rã đông đúng có thể rước bệnh vào người. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, rã đông chậm, giúp thực phẩm từ từ trở về trạng thái ban đầu là phương pháp rã đông chính xác. Bà nội trợ có thể rã đông ngay trong ngăn mát tủ lạnh bằng cách bỏ miếng thịt từ ngăn đá xuống ngăn mát cho đến khi miếng thịt mềm ra hoặc có thể rã đông thực phẩm dưới vòi nước chảy…
Để không mất nhiều thời gian rã đông thực phẩm, trước khi cấp đông bạn nên chia nhỏ thức ăn thành từng bữa, bảo quản trong hộp nhựa hoặc bao bì. Tốt nhất chỉ nên cấp đông thực phẩm đủ ăn trong 1-2 tuần, thực phẩm rã đông xong cần chế biến ngay tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
Chần thịt qua nước sôi trước khi chế biến
Theo các chuyên gia, chần thịt qua nước sôi trước khi chế biến hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ độc tố thậm chí còn khiến thịt ngậm hóa chất nguy hại hơn.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên của Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội) phân tích, khi cho thịt vào nước đun sôi sẽ làm miếng thịt biến tính co lại làm cho thịt “ngậm” chặt các hóa chất bẩn mà không đào thải ra bên ngoài.
Chần thịt qua nước sôi trước khi chế biến hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ độc tố như nhiều người nghĩ
“Dinh dưỡng trong thịt chủ yếu là protein (tồn tại dưới dạng cơ thịt) và mỡ; vitamin, axit amin nằm chủ yếu trong tế bào cơ protein. Nếu cho thịt vào nước đun sôi, nhiệt độ cao khiến các protein bề mặt bên ngoài thịt đóng vón lại, các chất bên trong không thôi ra được, tương tự các chất độc cũng đóng vón lại. Điều này rất không tốt và là cách làm sai lầm mà nhiều người mắc phải”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.
Luộc rau quá lâu ở lửa nhỏ
Luộc rau càng lâu khiến lượng vitamin trong rau mất đi càng nhiều
Nhiều bà nội trợ có thói quen ninh rau kỹ cho đến khi thân và lá của rau đã mềm, nhừ. Tuy nhiên, đây là cách làm sai lầm. Lý do, khi luộc rau các vitamin và folate ngấm vào nước.
Khi rau tiếp xúc với nhiệt càng lâu thì lượng vitamin mất đi càng nhiều. Đặc biệt các loại rau họ cải như súp lơ xanh, bông cải xanh có thể mất hơn 50% chất chống oxy hóa khi đun sôi trong thời gian quá lâu.
Dùng chung thớt thái cho mọi loại thực phẩm
Thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn mà mọi người thường hay bỏ quên. Rất nhiều gia đình có thói quen sử dụng một chiếc thớt cho tất cả các bước nấu ăn. Sau khi cắt thịt cá sống, thường rửa sơ sau đó cắt rau củ và thậm chí là thức ăn đã được nấu chín.
Thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, bạn không nên dùng chung 1 loại thớt để chế biến thực phẩm sống và chín.
Điều này được cảnh báo là cực kì nguy hiểm. Trên thực phẩm tươi sống như các loại thịt cá đều có nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, ký sinh trùng cho dù đã rửa nhưng không thể nào sạch được phải qua quá trình nấu chín.
Vì vậy, khi dùng thớt này để cắt thực phẩm chín, những vi khuẩn này sẽ lại một lần nữa bám vào thức ăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ chốt gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa…
Dùng lại dầu ăn khi chế biến
Nhiều bà nội trợ khi chiên nấu thường đổ ngập dầu ăn sau đó tiết kiệm bằng cách dùng lại phần dầu thừa này chế biến món khác. Đây là thói quen sai lầm cần loại bỏ. Bởi lẽ dầu mỡ đã qua đun sôi ở nhiệt độ cao lại tiếp tục chiên nấu một lần nữa sẽ sản sinh ra Fatty Acid và chất oxy hóa dầu độc hại, không tốt cho sức khỏe.
Di Băng
Theo khoe365