Theo các nhà khoa học Mỹ, ngủ quá nhiều cũng nguy hiểm cho sức khỏe chẳng kém gì thiếu ngủ, có thể khiến giảm sút kỹ năng học tập, kỹ năng ngôn ngữ và trí nhớ.
Đồng thời, ngủ quá mức có liên quan đến trạng thá i tổn thương não, được gọi là bệnh tăng tín hiệu chất trắng (white matter hyperintensities ), một bệnh lý thường có liên quan với các yếu tố nguy cơ mạch m.áu và bệnh vi mạch.
Ngủ nhiều khiến giảm lưu lượng m.áu đến não – Ảnh : CCO Public Domain
Theo The Daily Mail, nhiều nghiên cứu đã liên tục chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh alzheimer và tình trạng thiếu ngủ.
Còn các nhà khoa học ở Đại học Miami (Mỹ) quan sát thấy ở những người ngủ từ 9 tiếng đồng hồ trở lên chất lượng trí nhớ giảm đáng kể và kỹ năng ngôn ngữ sa sút, đó chính là những dấu hiệu sớm của chứng mất trí nhớ.
Tuy nhiên, những người ngủ ít hơn 6 giờ trong một ngày cũng có nguy cơ. Do đó, chúng ta nên tuân thủ quy tắc vàng – ngủ đủ 7-8 giờ. Theo các nhà khoa học, có thể những người ngủ nhiều đã bị rối loạn trong hoạt động não, khiến họ phải nghỉ ngơi nhiều đến như vậy.
Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu với sự tham gia của 5.247 tình nguyện viên trong độ t.uổi 45-75. Họ tiến hành quan sát liên quan đến việc đ.ánh giá chế độ ngủ, trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, tốc độ phản ứng và nhận thức. Hóa ra, 15% số người ngủ trung bình 9 tiếng mỗi đêm. Và sau 7 năm, ở nhóm người này xuất hiện sự suy giảm khả năng nhận thức ở tất cả các thông số.
Kỹ năng học tập của họ giảm 22%, kỹ năng ngôn ngữ sa sút 20%, trí nhớ giảm 13%. Đồng thời, ngủ quá mức có liên quan đến trạng thái tổn thương não, được gọi là bệnh tăng tín hiệu chất trắng, đây là bệnh lý thường có liên quan với các yếu tố nguy cơ mạch m.áu và bệnh vi mạch.
Những tổn thương này được gây ra bởi sự giảm lưu lượng m.áu đến não. Tiến sĩ Ramos, một nhà thần kinh học và chuyên gia về giấc ngủ tại Đại học Miami cho rằng mất ngủ và thời gian ngủ kéo dài dường như có liên quan đến sự suy giảm chức năng nhận thức có thể xảy ra trước khi mắc bệnh alzheimer.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Australia thử nghiệm thuốc Xanamem chữa căn bệnh Alzheimer
Loại thuốc đang thử nghiệm tại Australia có tên gọi là Xanamem, hoạt động bằng cách làm giảm lượng cortisol, loại hormone được sản sinh ra trong cơ thể khi một người bị căng thẳng.
Thuốc Xanamem mở ra hy vọng cho các bệnh nhân Alzheimer. (Nguồn: heraldsun.com.au)
Các nhà nghiên cứu tại Linear – trung tâm nghiên cứu lâm sàng hàng đầu thế giới có trụ sở tại bang Tây Australia – đang tiến hành thử nghiệm một loại thuốc có thể điều trị bệnh suy giảm trí nhớ (Alzheimer), mở ra hy vọng cho hàng chục triệu người mắc bệnh này trên khắp thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, thuốc đang thử nghiệm này, có tên gọi là Xanamem, hoạt động bằng cách làm giảm lượng cortisol, loại hormone được sản sinh ra trong cơ thể khi một người bị căng thẳng.
Lượng cortisol trong não tăng cao có thể dẫn đến bệnh Alzheimer làm suy giảm trí nhớ và chức năng hành vi.
Giám đốc y tế của Linear, tiến sĩ Lara Hatchuel, cho biết các nhà nghiên cứu tin rằng Xanamem sẽ giúp cải thiện khả năng nhận thức cũng như điều trị các triệu chứng bệnh Alzheimer của bệnh nhân.
Xanamem không chỉ điều trị các ảnh hưởng của bệnh Alzheimer mà còn có thể ngăn chặn ngay từ đầu các ảnh hưởng của bệnh.
Cho đến nay, vẫn chưa có loại thuốc nào có thể chữa trị hiệu quả bện h Alzheimer, một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu và gây ra tới 80% chứng mất trí nhớ.
Hiện có khoảng 425.000 trường hợp mắc chứng mất trí nhớ ở Australia và khoảng 50 triệu người trên khắp thế giới mắc căn bệnh quái ác này.
Các loại thuốc hiện có trên thị trường chỉ có thể giảm thiểu trong ngắn hạn các triệu chứng của bệnh Alzheimer./.
Nguyễn Minh
Theo TTXVN