Theo nghiên cứu, trước khi đối diện với giây phút t.ử v.ong, nhiều người bệnh thường có những dấu hiệu sau.
Trong cuộc sống hiện nay, nhiều người luôn bỏ lỡ những giây phút cuối cùng được ở bên cạnh người thân, trước khi họ sang bên kia thế giới. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những dấu hiệu cuối cùng của người bệnh, trước khi họ qua đời.
1. Hơi thở bị suy yếu dần
Nói chung, khi một bệnh nhân nguy kịch sắp rời khỏi thế giới, hơi thở của cơ thể sẽ thay đổi. Nhịp thở của người bình thường tương đối đồng đều và mạnh mẽ. Nó có thể nhanh chóng hít oxy và chuyển carbon dioxide ra khỏi cơ thể, nhưng hầu hết bệnh nhân bị bệnh nặng nhịp thở sẽ trở nên chậm chạp, oxy hít vào sẽ giảm dần.
2. Nhiệt độ cơ thể giảm xuống
Nhiệt độ cơ thể của người bình thường thường khoảng 36 ~ 37 độ C, và với người đang kề cận cái c.hết, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm xuống, bởi vì sự lưu thông và trao đổi chất của cơ thể sẽ giảm khi hơi thở chậm lại.
Lúc này, không đủ cung cấp m.áu cũng như việc tạo ra nhiệt, nhiệt độ cơ thể sẽ hạ thấp. Theo các báo cáo khác nhau, nhiệt độ cơ thể của các bệnh nhân nguy kịch sẽ dưới 36 độ C trước khi c.hết.
3. Có dấu hiệu nhầm lẫn
Hầu hết các bệnh nhân bị bệnh nghiêm trọng tiềm thức sẽ hồ mờ nhạt dần vào cuối đời, xuất hiện ảo giác, cho thấy rằng các bệnh nhân bị bệnh nghiêm trọng có thể sắp qua đời.
4. Mắt mờ
Khi đến gần với cái c.hết, sự thay đổi của đồng tử cũng biểu lộ những dấu hiệu nhất định. Mắt của bệnh nhân nguy kịch thường đục đi, khả năng nhìn kém và có thể hôn mê dài.
5. Đổi màu da
Khi cái c.hết đến gần, việc lưu thông m.áu trong cơ thể sẽ giảm khiến da của người sắp c.hết thường sẽ tái đi và có các màu tía, đỏ hoặc vết lốm đốm xanh.
Triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên ở lòng bàn chân. Ngoài ra, đầu ngón tay cũng sậm màu dần, nếu chuyển đen hoàn toàn là không còn dấu hiệu sự sống.
6. Đột nhiên đi đại tiểu tiện không tự chủ
Mặc dù rất nhiều bệnh đều sẽ dẫn đến việc đại tiểu tiện không tự chủ, nhưng đối với người trước khi c.hết, việc đại tiểu tiện không tự chủ mang tính đột ngột, điều này chủ yếu là do các bộ phận trong cơ thể trước khi c.hết không được kiểm soát.
Trên đây là những dấu hiệu thường gặp của đa số bệnh nhân khi đối diện với cái c.hết. Tuy tình trạng và bệnh tình khác nhau, nhưng bằng những dấu hiệu dễ quan sát, gia đình các bệnh nhân sẽ có thể ở bên chăm sóc họ cho tới những phút cuối cùng.
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet
Dùng nhiệt kế hồng ngoại, bà mẹ được phen “hú vía” khi con bình thường mà nhiệt kế báo sốt trên 38 độ
“Cái nhiệt kế hồng ngoại đã báo con tôi sốt 38,1 độ C, rồi sau 24 giờ thì hạ xuống còn 37,4 độ C, trong khi con tôi không hề bị sốt”, bà mẹ bức xúc nói.
Marina Reznikov (đến từ Nga) đang ở nhà với cô con gái Aria mới sinh được 1 tuần t.uổi của mình thì đột nhiên cô bé bị sốt. Bà mẹ vội lấy nhiệt kế hồng ngoại ra đo cho con. Theo dõi trong suốt 24 giờ, cô nhận thấy nhiệt độ của Aria từ 38,1 độ giảm xuống 37,4 độ C.
Là một bà mẹ, Marina biết rằng đối với trẻ sơ sinh, khi bị sốt dù chỉ là sốt nhẹ cũng là dấu hiệu đáng lo ngại. Vì vậy, Marina và chồng của mình liền gọi điện thoại cho bệnh viện để được tư vấn, nhưng lại không có bác sĩ nào trực mà chỉ có y tá trả lời. Mặc dù các nhân viên y tế nói rằng nhiệt độ của Aria là bình thường, song vì lo lắng, vợ chồng vẫn quyết định đưa con đi bệnh viện để khám lại.
Nhiệt kế hồng ngoại đã báo sai nhiệt độ cơ thể của Aria 1 tuần t.uổi.
Marina kể: “C húng tôi đã chở con đến bệnh viện khám trong khi việc này không cần thiết. Tất cả là “nhờ” vào cái nhiệt kế hồng ngoại khá đắt tiề n mà báo nhiệt độ tào lao. Nó đã báo con tôi sốt 38,1 độ C, rồi sau 24 giờ thì hạ xuống còn 37,4 độ C, trong khi con tôi không hề bị sốt. Chúng tôi đã nhờ các nhân viên y tế kiểm tra lại và họ đo được nhiệt độ của Aria là bình thường. Hóa ra là con tôi hoàn toàn ổ n, chỉ có cái nhiệt kế là có vấn đề “.
“Các bác sĩ còn cho biết họ thấy chuyện này xảy ra ít nhất mỗi tuần một lần. Còn tôi thì học được rằng có những thứ được quảng cáo hay ho và đắt t.iền thì cũng chưa chắc đã tốt. Đôi khi, giá t.iền không đi liền chất lượng”.
Marina cho biết thêm là cô đã liên lạc với Nuk, nhà sản xuất nhiệt kế hồng ngoại mà cô đang sử dụng để báo sự việc và họ hứa là sẽ kiểm tra lại, nhưng đến nay cô vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ phía công ty.
Marina và con gái Aria của mình.
Vì thấy có rất nhiều cha mẹ đang sử dụng nhiệt kế hồng ngoại với suy nghĩ nó đắt hơn thì nó phải chính xác hơn, nên cô quyết định đăng bài viết lên facebook của mình. Và thật bất ngờ, Marina nhận được rất nhiều bình luận ủng hộ về việc làm của cô. “C ó một phụ nữ đã chia sẻ với tôi rằng thậm chí, nhiệt kế hồng ngoại nhà cô ấy còn báo chênh nhau nhau 2 độ trong mỗi lần cô ấy cặp nhiệt độ cho con. Đối với em bé nhỏ, 2 độ là sự khác biệt rất lớn. Còn một bà mẹ khác cho biết nhiệt kế hồng ngoại của cô ấy đã từng báo 58,7 độ – điều này rõ ràng là nó đo không chính xác! “, Marina chia sẻ.
Vậy nên đo nhiệt độ cho trẻ ở đâu là tốt nhất?
Cha mẹ nên lưu ý: nếu đo thân nhiệt ở nách thì kết quả cộng thêm 0,5 – 0,7 độ C; đo ở miệng, lỗ tai, trán thì kết quả cộng thêm 0,1 – 0,3 độ C (Ảnh minh họa).
Mayo Clinic – trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ – cho biết cách đo nhiệt độ tốt nhất cho trẻ là phụ thuộc vào độ t.uổi của trẻ.
– Em bé khi mới sinh đến 3 tháng t.uổi: Sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số để lấy nhiệt độ ở trực tràng (h.ậu m.ôn) sẽ có kết quả chính xác nhất.
– Từ 3 tháng đến 4 t.uổi: Trong độ t.uổi này, bạn có thể sử dụng một nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ cho trẻ ở trực tràng hay ở nách. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nhiệt kế hồng ngoại để đo cho bé. Tuy nhiên, bạn chờ cho đến khi bé được ít nhất là 6 tháng t.uổi rồi hãy đo ở tai. Nếu nghi ngờ về kết quả, bạn hãy đo lại thân nhiệt cho bé ở trực tràng.
– Từ 4 t.uổi trở lên: Khi được 4 t.uổi, hầu hết t.rẻ e.m có thể giữ một nhiệt kế kỹ thuật số dưới lưỡi trong thời gian ngắn trong quá trình đo nhiệt độ ở miệng.
Cha mẹ nên lưu ý: nếu đo thân nhiệt ở nách thì kết quả cộng thêm 0,5 – 0,7 độ C; đo ở miệng, lỗ tai, trán thì kết quả cộng thêm 0,1 – 0,3 độ C.
Nguồn: Kids
Theo Helino