Để ung thư không còn là nỗi ám ảnh

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình Globocan, trong những năm qua, tỷ lệ mắc mới và t.ử v.ong do các bệnh lý ác tính tăng liên tục, biến Việt Nam thành một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư và t.ử v.ong do ung thư thuộc nhóm cao trên thế giới.

Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp phát hiện các nguy cơ khởi phát bệnh. Ảnh minh họa.

Tầm soát sớm – tránh ung thư

Rất nhiều trường hợp, bệnh được phát hiện khi đã ở giai đoạn quá muộn và mất đi những cơ hội được điều trị dứt điểm. Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp phát hiện các nguy cơ khởi phát bệnh để có những giải pháp điều trị dự phòng hoặc tiến hành điều trị sớm, tăng cơ hội chữa trị khỏi hoàn toàn cho bệnh nhân.

Đây là nhóm bệnh ác tính với nhiều nguyên nhân và tính chất bệnh lý khác nhau. Hiện nay khoa học vẫn chưa có công cụ hay phương thức đơn lẻ nào cho phép phát hiện và phát hiện sớm tất cả các thể bệnh lý ác tính khác nhau.

Trên thực tế, mỗi một bệnh lý ung thư sẽ có nhưng cách sàng lọc đặc thù nhưng phổ thông hơn cả là các nhóm phương pháp chẩn đoán hình ảnh ( siêu âm, X Quang, chụp CT); Nhóm phương pháp dựa trên các dấu ấn sinh học đặc trưng của bệnh trong các dịch cơ thể (m.áu, nước tiểu, dịch não tuỷ)

Ví dụ, nội soi là phương pháp thường quy áp dụng cho phát hiện sớm ung thư đại tràng, dạ dày, ung thư vòm mũi họng trong khi đó siêu âm là phương pháp đơn giản cho phép phát hiện sớm nhiều thể bệnh ác tính như ung thư vú, ung thư gan, còn CT liều thấp được coi là phương pháp hữu dụng áp dụng trong sàng lọc và lọc sớm ung thư phổi….

Nồng độ AFP cao trong m.áu được coi là một chỉ thị của ung thư gan, trong khi đó đột biến telomerase reverse-transcriptase (Tert mutation) là chỉ thỉ của một số bệnh lý ác tính như ung thư: tuyết giáp, đại trực tràng, hệ thần kinh, não, gan.

Tầm soát di truyền phát hiện gene bệnh lý ung thư

Cho đến nay, ngoài yếu tố môi trường, thói quen sinh hoạt, tính chất di truyền học của mỗi cá thể, mỗi cộng đồng dân cư hay mỗi gia đình là yếu tố có liên quan chặt chẽ đến việc hình thành và phát triển của nhiều bệnh lý ác tính.

Ngoài ra, cộng đồng khoa học cũng thừa nhận, tính chất di truyền học có liên quan đến nhiều bệnh lý khác ngoài ung thư như: tiểu đường, các bệnh lý tim mạch, diễn biến quá trình lão hoá, các bệnh Down, Parkinson, bệnh tự kỷ, bệnh vô sinh, khả năng chuyển hoá thuốc của cơ thể cũng như tính mẫn cảm của cơ thể với một số thực phẩm hoặc dị nguyên từ môi trường sống.

Chính vì tính phức tạp của bệnh, nên để tầm soát bệnh, mỗi người nên đến các cơ sở Y tế có tên t.uổi được trang bị đầy đủ máy móc trang thiết bị và con người để nhận được những lời khuyên, sự tư vấn hữu ích giúp chúng ta có những giải pháp sàng lọc và sàng lọc sớm ung thư phù hợp.

Trên thực tế có khoảng 10-15% ung thư có tính chất di truyền. Hiện tượng di truyền ung thư thường xuất hiện trong những gia đình: có từ 2 cá thể cùng huyết thống mang bệnh; mắc ung thư trẻ t.uổi (dưới 50); mắc nhiều hơn một thể ung thư; mắc các thể ung thư hiếm, hoặc ví dụ bệnh nhân là nam nhưng mắc ung thư vú,…

Chính vì lẽ đó, việc xét nghiệm phát hiện đột biến gene quy định tính chất di truyền ung thư đã được Hiệp hội Di truyền học Y khoa Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ định cho những đối tượng hoặc người có quan hệ huyết thống với bệnh nhân đã mắc: Ung thư vú, ung đại trực tràng, ung thư dạ con được phát hiện trước 50 t.uổi; hoặc người mắc trên một thể ung thư; mắc ung thư ở cả 2 cơ quan cặp đôi ví dụ phát hiện khối u ở cả hai bên vú, cả hai bên thận; mắc các thể ung thư đặc biệt như ung thư buồng trứng, ung thư tuyết tiệt di căn, ung thư vú bộ ba âm tính (triple-negative breast cancer), ung thư ống tiêu hoá có trên 10 polyps, hoặc có từ hai thành viên trong gia đinh trở lên mắc ung thư.

Việc sàng lọc gene nhằm tìm kiếm các tổn thương ở mức độ gene sẽ không chỉ giúp tiên lượng sớm nguy cơ mắc các bệnh lý ác tính, các bệnh lý di truyền, lựa chọn đối tác sinh con phù hợp mà còn giúp các bác sĩ cá thể hoá chiến lược điều trị, điều trị dự phòng tối ưu hơn cho mỗi cá nhân, mỗi người bệnh.

Đức Trân

Theo daidoanket

Nguy cơ c.hết sớm vì tim, ung thư tăng 2-3 lần vì nguyên nhân này

Các nhà khoa học từ Đại học Y khoa Bang Pennsylvania (Mỹ) chứng minh mối quan hệ đáng sợ giữa cách bạn ngủ và cái c.hết do đột quỵ, ung thư.

Nghiên cứu mới công bố trên Journal of the American Heart Association cho thấy ngủ ít hơn 6 giờ đem đến cho bạn một “combo c.hết chóc”, đáng sợ hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Phó giáo sư – tiến sĩ Julio Fernandez-Mendoza, nhà tâm lý học giấc ngủ tại Đại học Y khoa Bang Pennsylvania (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu cho biết họ đã phân tích dữ liệu của 1.600 tình nguyện viên từ 20-74 t.uổi, hơn 50% là phụ nữ. Họ được kiểm tra chi tiết trong phòng thí nghiệm về giấc ngủ từ những năm 1991 – 1998, sau đó các nhà khoa học theo dõi và đ.ánh giá nguyên nhân cái c.hết của họ cho đến cuối năm 2016.

Thiếu ngủ, mất ngủ có thể gây hại lên sức khỏe tổng thể và t.uổi thọ nhiều hơn bạn tưởng – ảnh minh họa từ internet

Kết quả cho thấy, tác hại của việc thiếu ngủ đáng sợ hơn nhiều nếu như bạn có một bệnh mạn tính.

Những người bị cao huyết áp hoặc tiểu đường ngủ ít hơn 6 giờ sẽ tăng gấp đôi nguy cơ t.ử v.ong do ung thư và đột quỵ; trong khi người có bệnh tim hoặc đã từng bị đột quỵ mà ngủ ít hơn 6 giờ thì sẽ tăng gấp 3 lần nguy cơ c.hết vì ung thư.

Bởi lẽ, giấc ngủ không chất lượng có thể gây ảnh hưởng toàn diện đến sức khỏe, tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề tim mạch và khởi phát bệnh ung thư.

Ngoài ra, theo các tác giả, điều chỉnh giấc ngủ nên là một biện pháp hỗ trợ điều trị lâu dài cho những người đang có bệnh lý nội khoa mạn tính. Theo thống kê của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, khoảng 45% dân số nước này bị huyết áp cao giai đoạn 2 hoặc tiểu đường type 2.

A. Thư

Theo Science Daily, Daily Mail/nguoilaodong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *