Mới đây 1 người đàn ông nhập viện cấp cứu do TNGT, tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa lại do sốc phản vệ vì ong đốt.
Một người đàn ông bị TNGT nguy kịch, nguyên nhân lại do… ong đốt
BV Hùng Vương vừa cấp cứu cho nam bệnh nhân (42 t.uổi, trú tại Hữu Đô, Đoan Hùng, Phú Thọ) trong tình trạng lơ mơ, mạch nhanh, huyết áp tụt, gọi hỏi đáp ứng chậm, nói ngắt quãng… Da nổi sẩn đỏ toàn thân, lác đác vùng miệng, mắt có dấu hiệu phù kèm khó thở, thở nhanh, không rít thanh quản. Vùng chẩm có vết thương xước da c.hảy m.áu, đau ngực, đau quặn bụng từng cơn, hội chứng màng não âm tính….
Người nhà bệnh nhân kể, buổi tối bệnh nhân đi chơi bằng xe máy, nửa đêm có người phát hiện bệnh nhân bị TNGT đang nằm ở ven đường trong trạng thái mất ý thức sau đó được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Mặc dù qua thăm khám xác định người bệnh có bị đa chấn thương, vùng đầu và trên một số vị trí cơ thể có vết sây sát c.hảy m.áu nhưng với những triệu chứng lâm sàng thu được các bác sỹ thống nhất nhận định trạng thái lơ mơ, các chỉ số sinh tồn của người bệnh dao động… Nguyên nhân không phải do TNGT mà có thể bệnh nhân đã bị dị ứng, phản vệ với một dị nguyên chưa xác định.
Ở thời điểm nhập viện bệnh nhân đã rơi vào trạng thái sốc, tính mạng đã và đang bị đe dọa, bác sỹ trực đã quyết định sử dụng phác đồ điều trị sốc phản vệ… Và chỉ sau ba mươi phút bệnh nhân tỉnh, huyết động ổn định.
Bệnh nhân đã nhớ và cho biết, tối đó bệnh nhân bị ong đốt, ban đầu chỉ ngứa, đau, buốt, nhưng tình trạng khó chịu tăng dần, bệnh nhân định chạy xe máy về nhà để đi bệnh viện nhưng ngang đường thì ngã và không còn biết gì nữa.
May mắn là các bác sỹ trực cấp cứu đã đ.ánh giá đúng, bệnh nhân TNGT nhưng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hôn mê và đe dọa tính mạng của bệnh nhân lại đến từ sốc phản vệ do côn trùng đốt.
Hiện tại bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định và có thể được ra viện.
Theo baogiaothong
Cứu bệnh nhân bị bóc tách động mạch chủ có nguy cơ t.ử v.ong
Chiều 12-10, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế cho biết, Trung tâm vừa thực hiện ca phẫu thuật và điều trị thành công cho bệnh nhân Hồ N.G (SN 1976, trú ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) bị bóc tách động mạch chủ ngực typ B có nguy cơ t.ử v.ong cao.
Trước đó, bệnh nhân G được chuyển vào Bệnh viện T.Ư Huế cấp cứu trong tình trạng đau ngực dữ dội, tụt huyết áp. Qua thăm khám lâm sàng, siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính động mạch chủ, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch Bệnh viện T.Ư Huế chẩn đoán bệnh nhân bị bóc tách động mạch chủ ngực typ B có lối vào nằm sau động mạch dưới đòn bên trái.
Ngay sau đó, bệnh nhân G được chỉ định mổ cấp cứu thay động mạch chủ lên, chuyển vị các động mạch trên quai động mạch chủ bằng mạch m.áu nhân tạo. Kíp phẫu thuật gồm bác sĩ Nguyễn Đức Dũng, phẫu thuật viên và bác sĩ Nguyễn Thục đã sử dụng phương pháp can thiệp nội mạch để đặt stent graft điều trị bóc tách động mạch chủ ngực cho bệnh nhân.
Bệnh nhân G được cứu sống sau khi được phẫu thuật, can thiệp đặt stent graft điều trị bóc tách động mạch chủ ngực.
Sau 7 ngày can thiệp phẫu thuật, tình trạng sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt, kết quả kiểm tra cho thấy tình trạng bóc tách động mạch chủ đã được giải quyết triệt để. Hiện bệnh nhân đã được xuất viện.
Kết quả can thiệp đặt stent graft động mạch chủ ngực của bệnh nhân G.
BS CKII Trần Hoài Ân, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện T.Ư Huế cho biết, bóc tách động mạch chủ thường xảy ra ở nam giới và có khoảng 80% trường hợp bóc tách động mạch chủ có tăng huyết áp; nếu không điều trị kịp thời thì tỷ lệ t.ử v.ong rất cao. Trong đó có khoảng 50% ca t.ử v.ong trong 24 giờ đầu và khoảng 70% ca t.ử v.ong trong vòng 1 tuần.
Được biết, mỗi năm Bệnh viện T.Ư Huế điều trị cho khoảng 20 trường hợp bóc tách động mạch chủ các loại và 100% trường hợp đều đạt kết quả tốt.
Anh Khoa
Theo anninhthudo