Nước mắt của mẹ và hành trình cùng con chống chọi với ung thư: ‘Chỉ cần vẫn còn hơi thở…’

Khoảnh khắc biết con mắc ung thư, mẹ biết phải mạnh mẽ hơn bao giờ hết để nếu thế giới có sụp đổ thì mẹ vẫn vì con mà chống đỡ.

Trong khi các em nhỏ và phụ huynh khác đang cười nói vui vẻ, cuốn theo trò chơi với những món quà hấp dẫn thì ở một góc phòng, người phụ nữ lặng lẽ đeo chiếc khẩu trang y tế, đôi mắt đỏ hoe sụp xuống dáng vẻ mệt mỏi, nước mắt chảy dài trên má. Trên tay chị là đ.ứa b.é gầy gò, chỉ nặng khoảng 6kg, lọt thỏm trong vòng tay.

Đ.ứa b.é ngồi lặng yên trong lòng mẹ, đôi mắt mở to hướng về phía đám đông đang chơi đùa ngoài kia, thỉnh thoảng lại ngước lên nhìn mẹ, rồi bất giác giơ tay lên chạm vào khuôn mặt mệt mỏi vì thiếu ngủ ngay trên đầu và liên tục mấp máy môi: ‘Mẹ, mẹ’

‘Em rất thích bệnh viện’

Nửa tháng nay chị Hoàng Thị Nhàn (Sóc Sơn, Hà Nội) và bé Nguyễn Hoàng Tuệ Lâm (1 t.uổi rưỡi) chưa được về nhà vì phải Tuệ Lâm phải điều trị trong bệnh viện. Bé bị chẩn đoán mắc bệnh về thận, dù mới 1 t.uổi rưỡi nhưng giai đoạn suy yếu đã ở mức 4. Thời gian gia đình biết bé mắc bệnh đến nay chưa đầy 1 tháng. Chị Nhàn vẫn chưa hết bàng hoàng vì không nghĩ căn bệnh nan y này lại tìm đến đứa con mình.

Bé Tuệ Lâm mới 1 t.uổi rưỡi nhưng đã mắc bệnh về thận giai đoạn cuối

Người phụ nữ ấy bật khóc khi nhìn thấy bé Song Thư đang líu lo câu hát: ‘À ơi à ơi, con ngủ cho ngoan, giấc mơ sẽ mang đầy lời mẹ ru’.

LươngSong Thư là b.é g.ái 5 t.uổi – bệnh nhi của Lớp học Hi Vọng, khoa Ung Bướu, Bệnh viện Nhi Trung Ương. Em là một cô bé ngoan ngoãn, trên môi lúc nào cũng nở nụ cười. Khi các anh chị tình nguyện viên hỏi Thư có thích bệnh viện không, em hồn nhiên đáp: ‘Em rất thích bệnh viện vì ở đây em được tổ chức 3 sinh nhật’.

Chị Nhàn khóc vì một đ.ứa t.rẻ mắc bệnh hiểm nghèo như Song Thư vẫn rất hồn nhiên, hoạt bát nói cười vui vẻ. Là một người mẹ nên chị đồng cảm với những người làm cha mẹ có con mắc bệnh. Nuôi con ngần ấy năm rồi phát hiện ra con mình bị ung thư, cảm giác mới đáng sợ làm sao. Nhưng lý do khiến chị đau lòng hơn ấy là vì ‘Song Thư còn vui cười, còn ca hát được, nhưng Tuệ Lâm thì không…’.

Bé Lương Song Thư (5 t.uổi) đã ở bệnh viện hơn 1 năm

Từ lúc sinh ra, Tuệ Lâm đã còi cọc hơn các bạn cùng t.uổi. Gia đình chỉ nghĩ bé bị suy dinh dưỡng nên không cho con đi khám thường xuyên. Thời gian gần đây bé ngày càng gầy, sức khỏe suy yếu, chị Nhàn sốt ruột đưa con xuống Bệnh viện Nhi Trung ương để khám thì phát hiện ra con đã mắc bệnh về thận giai đoạn cuối.

Tuệ Lâm đang trong giai đoạn tập nói, nhưng vì mắc bệnh nên em không thể nói được. Những từ em phát âm được chỉ đơn thuần là ‘Mẹ’‘Ạ’. Vài ngày trước, em vừa trải qua một đợt xạ trị, tóc em rụng dần nên mẹ phải buộc túm lên. Đây là lần xạ trị thứ 2 của cô bé 1 t.uổi rưỡi.

‘Cách đây 1 tuần, các bác sĩ chuyển con xuống tầng 4 – tầng chăm sóc đặc biệt phải dùng ống thở, tôi rất sợ’ – cầm đôi tay khẳng khiu của con, miệng vẫnđang bú sữa, đôi mắt chị trào dâng lên nỗi niềm xót xa.

Chồng chị là công nhân đi làm thuê dưới Hà Nội, bản thân chị ở nhà chăm con nên kinh tế gia đình khó khăn. Tuy vậy, để cho con có t.iền điều trị, chị không ngần ngại vay mượn người thân, bạn bè.

Con nằm viện nửa tháng, bác sĩ không dưới 2 lần bảo chị đưa bé về nhà, nhưng chị không đồng ý vì: ‘Bác sĩ họ có rất nhiều bệnh nhân, nhưng con tôi chỉ có một, đối với gia đình tôi, con là duy nhất. Còn một cơ hội sống cho con tôi cũng phải thử. Hai vợ chồng đã quyết tâm rồi’.

Trải qua quá trình truyền thuốc, Tuệ Lâm bị rụng rất nhiều tóc, mẹ em phải buộc túm lên cho con

‘2 lần sét đ.ánh ngang tai khi 2 con nhỏ lần lượt mắc bệnh hiểm nghèo’

Chị nghèo cũng được, khổ cũng được, ăn không bằng người khác cũng được, miễn là các con được khỏi bệnh…’ – nói đến đây, chị Trần Thị Xoan nghẹn lại. Chị Xoan quê ở Nghi Lộc, Nghệ An. Chị lấy chồng từ năm 22 t.uổi, chỉ sau 5 năm, gia đình nhỏ của chị đã có thêm 3 thành viên. Nhưng đáng buồn thay, 2 trong 3 bé nhà chị lại mắc bệnh hiểm nghèo.

Bé đầu tiên là Trương Thị Quỳnh Như, chỉ mới 5 t.uổi nhưng đã bị ung thư m.áu gần 2 năm. Khi phát hiện bệnh, anh chị như bị sét đ.ánh ngang tai, bệnh của Như đã đến giai đoạn 2. Mỗi khi bạch cầu tăng hay giảm quá mức là 2 mẹ con lại vào viện để điều chỉnh kịp thời.

Bệnh nặng cộng với việc phải uống đủ thứ thuốc làm Như yếu hơn nhiều so với các bạn cùng trang lứa, nhưng em rất kiên cường cùng mẹ chữa bệnh.

Khi bé thứ nhất được về điều trị tại nhà thì cũng là lúc gia đình phát hiện con trai út 9 tháng t.uổi có biểu hiện đau bụng không đỡ. Khi chị đưa con lên bệnh viện tỉnh khám, bác sĩ cho biết con bị lá lách to độ 2, thiếu m.áu, bạch cầu cao bất thường. Lúc đó, chị như c.hết đứng.

Nỗi đau này chưa qua, nỗi đau khác lại ập đến. Bé Thanh Hoàng được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương ngay lập tức. Dù đã nằm viện được gần 1 tháng nhưng bác sĩ vẫn chưa thể tìm ra được bệnh của bé là gì. Chị nghẹn ngào: ‘ Bác sĩ chọc tủy, làm đủ thứ xét nghiệm nhưng vẫn chưa tìm ra bệnh. Một ngày con truyền và tiêm kháng sinh 3 lần. Thương con vô cùng nhưng chẳng biết phải làm sao…’.

Bé Trương Xuân Thanh Hoàng mắc chứng lá lách to, viêm phổi khiến em hô hấp khó khăn

Bế con trai út trên tay, chị ngập ngừng chỉ vào bụng con, nó càng ngày càng sưng to. Con vẫn không hề hay biết mình mang căn bệnh quái ác, vẫn bi bô nói chuyện với mẹ.

Còn nằm viện, chi phí cho việc đi lại, ăn ở, mua thuốc cũng không thể nào đếm xuể. Mỗi lần mua thuốc ngoài là 3-4 triệu đồng. Có tháng chị và con phải ra Hà Nội khám 4-5 lần, có tháng 2 mẹ con ở hẳn bệnh viện để điều trị. Khi được hỏi về chi phí chữa trị cho các con, chị chỉ thở dài, không đếm nổi số t.iền đã bỏ ra bởi nó quá nhiều so với khoản mà gia đình chị kiếm được.

Cũng như những người mẹ khác có con mắc ung thư, chị Nguyễn Thị Nga (40 t.uổi) không lúc nào thôi suy nghĩ từ khi biết con bị bệnh. Mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, những tưởng sẽ sinh ra một em bé khỏe mạnh thì trớ trêu thay con lại mắc ung thư m.áu bạch cầu cấp.

Bé Nguyễn Phương Thảo (6 t.uổi) là con thứ 3 của chị Nga nằm viện đã nửa năm nay

Hà Nội ồn ào và vội vã, chi phí sinh hoạt đắt đỏ. 6 tháng theo con nhập viện, khoản t.iền mà gia đình chị phải vay mượn đã lên đến con số hơn 100 triệu đồng. Dù gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng ở quê nhưng chị vẫn cố gắng mua cho con những món ăn bổ dưỡng.

Từ một người phụ nữ hiếm khi đặt chân ra thành phố, nửa năm nay, chị Nga và con gái ở Hà Nội nhiều hơn ở nhà. Bé Thảo dần quen với việc coi bệnh viện là nơi ở, không còn đòi về nhiều như ngày mới đến.

Bệnh của Thảo biến chuyển đến giai đoạn 2, sau vài lần xạ trị, tóc em cũng thưa dần rồi rụng hết. Mỗi lần bác sĩ thông báo phải xét nghiệm hay lấy m.áu là lòng chị Nga lại đau như đứt từng khúc ruột.

‘Cháu lấy m.áu nhiều đến nỗi tay bây giờ không còn ven, lấy ven bên tay trái rồi lại lấy ven bên tay phải. Cũng may là cháu đã lớn nên rất biết nghe lời, khi nào đau quá cháu mới khóc thôi‘. ‘Bệnh tật làm cháu mệt mỏi, khó chịu và lười ăn. Từ lúc vào viện, con gầy hẳn đi’ – vừa nói, chị vừa khẽ lấy tay gạt đi giọt nước mắt trên khuôn mặt thâm quầng vì thiếu ngủ.

‘Ung thư không thể chữa khỏi ngày một ngày hai. Dù 10 năm hay 20 năm, chỉ cần tôi còn thở, tôi vẫn sẽ chiến đấu vì con’ – chị lấy tinh thần, giọng đầy quả quyết.

Bé Thảo rất ngoan, em đã dần quen với việc ở bệnh viện và không còn đòi về nhà nhiều như trước

Những đ.ứa t.rẻ không tóc, tay cắm kim truyền và miệng luôn mỉm cười

3 người mẹ trên chỉ là số ít trong vô số phụ huynh đang có con mắc bệnh hiểm nghèo. Tại Khoa Ung bướu, Bệnh viên Nhi Trung ương vẫn còn rất nhiều trường hợp khó khăn khác.

Đặc điểm chung của những em bé ở đây là trên đầu rất ít tóc, hoặc rụng hết. Các em đi lại khó khăn, người thân luôn phải dìu, bế, bên cạnh lúc nào cũng thường trực những thiết bị y tế phức tạp. Với các em, việc đeo khẩu trang đã thành thói quen, và dường như các em cũng quen với kim tiêm, bệnh viện, bác sĩ hơn là trường học, niềm vui và những gì lứa t.uổi các em nên biết.

Lớp học Hi Vọng nằm ở tầng 8, khoa Ung Bướu, Bệnh viện Nhi Trung ương là ‘mái trường’ nơi các em nhỏ mắc bệnh ung thư được vui chơi, học tập. Do mắc bệnh hiểm nghèo và phải nằm viện liên tục nên rất nhiều bé phải dừng lại việc học, không có khả năng đến trường. Lớp học Hi Vọng ra đời giúp nhiều em khỏa lấp được phần nào mong ước được đến trường như các bạn bè cùng trang lứa.

Lớp học Hi Vọng trong buổi lễ sinh nhật cùng Tiin.vn

Ngày 10/10, 50 bệnh nhi của Lớp học Hi Vọng cùng nhau dự lễ sinh nhật, nhận những món quà ý nghĩa từ chương trình ‘ Sinh nhật cùng Tiin.vn’ do trang tin điện tử Tiin.vn phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức. Những tiết mục văn nghệ, ảo thuật, trò chơi cùng các phần quà ý nghĩa đã đem đến cho các bệnh nhi nhiều niềm vui và tiếng cười.

Bà Dương Thị Minh Thu – Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: ‘Buổi sinh nhật của Tiin.vn rất ý nghĩa và nhân văn. Tiin.vn đã mang đến cho bệnh nhân rất nhiều nụ cười. Các ông bố bà mẹ từ mọi miền Tổ quốc đến đây, họ mang nhiều nỗi lo cả về vật chất lẫn tinh thần, nhưng khi được hòa chung với Tiin.vn thì dường như họ quên đi nỗi lo ấy. Những điều đó là món quà vô giá dành tặng cho bệnh nhân’.

Tạm quên đi cơn đau của bệnh tật và của những lần hóa trị mệt mỏi, các em cùng nhau ước những điều tốt đẹp, thổi nến, cắt bánh sinh nhật và đón nhận những món quà tuy nhỏ nhưng chất chứa tình thương. Những tiếng cười giòn tan giữa một nơi chốn vốn chất chữa biết bao cơn đau và bệnh tật.

Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện tuyến cao nhất về Nhi khoa của toàn miền Bắc, mỗi ngày tiếp nhận trên 3.000 lượt bệnh nhi ngoại trú và hơn 1.600 bệnh nhi đang điều trị nội trú

Ở độ t.uổi này, lẽ các em phải được học nhiều điều mới lạ, thế nhưng bệnh tật đã không cho các em được thực hiện điều đó

Bạn có biết ung thư là gì không? Ở Việt Nam có hơn 300.000 người sống chung với ung thư, trung bình mỗi ngày có 315 trường hợp t.ử v.ong vì bệnh.

Những đ.ứa t.rẻ ở Khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi Trung ương, bé lớn chỉ tầm khoảng 10 t.uổi, có những em nhỏ chỉ hơn 1 t.uổi nhưng đều phải chịu đựng nỗi đau quá lớn. Các em hẳn vẫn chưa biết ung thư là gì, chưa biết căn bệnh ấy nguy hiểm ra sao, chưa biết sự sống của chính mình đang lay lắt như ngọn đèn trước gió.

Hàng ngày, những cây kim vẫn cắm thẳng vào xương tủy của các em. Những tiếng kêu, tiếng khóc có lẽ còn ám ảnh người làm cha làm mẹ đến hết cuộc đời. Nhưng, cuộc sống vẫn cứ trôi, các em nhỏ vẫn cười vẫn nói dù bên cạnh là những ống truyền, kim tiêm chằng chịt, dù ngày mai các em lại có thêm một đợt xạ trị.

Nụ cười ấy của các em đôi khi khiến những người lớn phải đau lòng. Bởi không ai dám chắc, các em sẽ còn được đón sinh nhật thêm bao nhiêu lần hay đây rất có thể sẽ là sinh nhật cuối cùng?

Vậy nên, hãy cứ mang thêm cho các em những niềm vui khi còn có thể…

Ảnh: Ngô Quang Dương

Thủy Hằng – Bích Ngọc

Theo baodatviet

Nốt ruồi ở vị trí nào cảnh báo bệnh ung thư?

Ở một số vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, đầu,… nốt ruồi được xem là nguy hiểm vì có thể tiến triển thành ung thư.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương – cho biết nốt ruồi là tên gọi để chỉ các nốt đen, nâu trên da. Nhiều bệnh lý có thể gây nên các nốt này. Tuy nhiên, nốt ruồi được hiểu thông dụng nhất là các bớt sắc tố.

Nốt ruồi bắt đầu mọc từ khi nào?

Theo bác sĩ Sơn, có hai dạng nốt ruồi (bớt sắc tố) là bẩm sinh và mắc phải. Nốt ruồi bẩm sinh xuất hiện từ khi trẻ vừa chào đời hoặc trong khoảng thời gian trước 2 t.uổi. Nốt ruồi mắc phải xuất hiện sau 2 năm đầu, nhưng bản chất của chúng vẫn có nguồn gốc từ bào thai. Đa số nốt ruồi mọc sau giai đoạn 2 t.uổi.

Cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán khi nghi ngờ nốt ruồi bị ung thư. Ảnh: MNS.

Tại sao nốt ruồi có các màu khác nhau?

Lý giải nguyên nhân nốt ruồi có các màu khác nhau như đen, nâu, xanh,… thạc sĩ Sơn cho hay các tế bào sắc tố chứa các hoạt chất có màu khác nhau, tùy theo vị trí, mức độ đậm đặc của các sắc tố, độ nông sâu của nốt ruồi mà chúng có biểu hiện màu ra bên ngoài khác nhau. Trong đó, đa số là màu đen, một số ít có màu nâu. Về bản chất, các nốt ruồi là giống nhau.

Những vị trí dự báo ung thư

Bác sĩ Sơn cảnh báo do bản chất của nốt ruồi là tổn thương tế bào sắc tố da, những tế bào này có nguy cơ nhất định về ung thư hóa. Trong đó, nốt ruồi bẩm sinh khổng lồ có nguy cơ tiến triển ung thư cao nhất, tỷ lệ 13%. Bên cạnh đó, ở một số vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,… nốt ruồi cũng được xem là nguy hiểm vì có thể tiến triển thành ung thư.

Các nốt ruồi ở vị trí khác khi có sự thay đổi nhất định cũng trở thành dấu hiệu cảnh báo ung thư.

– Thay đổi về kích thước: Những nốt ruồi bẩm sinh nhưng lớn nhanh hơn sự phát triển của cơ thể.

– Thay đổi về màu sắc: Đang đậm chuyển nhạt, đang nhạt chuyển đậm hoặc chuyển loang lổ, xuất hiện thêm màu khác.

– Thay đổi về bề mặt: Nốt ruồi đang nhẵn nhui, nhô hẳn lên.

– Thay đổi về ranh giới: Nếu như đường viền ngoài của nốt ruồi bị mờ, không rõ nét đường biên giữa da và nốt ruồi, khác thường với các nốt ruồi khác thì đó cũng có thể là cảnh báo ung thư. Các thương tổn của khối u ác tính thường là nguyên nhân làm mờ các đường biên của nốt ruồi lạ trên da.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác viêm, ra m.áu, loét ngứa,… từ nốt ruồi, cũng cần lưu ý đến nguy cơ ung thư.

“Đó là những dấu hiệu báo trước. Lúc đó, người dân rất cần đến khám bác sĩ. Để điều trị ung thư từ nốt ruồi, người bệnh sẽ được phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi. Ngoài ra, nếu chúng xuất hiện ở các vị trí nguy cơ như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,… cũng được khuyến cáo nên loại bỏ chúng càng sớm càng tốt”, thạc sĩ Sơn cho hay.

Theo Zing

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *