Phương pháp tầm soát ung thư phổi chỉ cần xét nghiệm m.áu đơn giản

Các nhà nghiên cứu Israel đã phát triển một phương pháp mới giúp phát hiện nguy cơ ung thư phổi bằng cách kiểm tra ADN của bệnh nhân với một xét nghiệm m.áu đơn giản.

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học của Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu khoa học Weizmann (WIS) và các đối tác Anh đã đưa ra một phương pháp tầm soát ung thư phổi mới dựa vào kết quả xét nghiệm m.áu. Phương pháp này giúp đ.ánh giá khả năng phản ứng với những tổn thương ADN của các tế bào.

Phương pháp mới dựa vào đ.ánh giá điểm “chữa lành ADN” trong mỗi bệnh nhân- tổng điểm cho hoạt động của 3 loại enzyme chữa lành ADN, mà các tế bào sử dụng khi phản ứng trước những tổn thương ADN. Các mức điểm thấp cảnh báo nguy cơ ung thư phổi cao và có thể dẫn tới t.ử v.ong vì ung thư.

Theo các nhà khoa học Israel, ngày nay, các phương pháp tầm soát chủ yếu dựa trên việc xác định các cá nhân có nguy cơ ung thư, với các tiêu chí như t.uổi tác và thói quen hút thuốc lá. Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào hai yếu tố nguy cơ kể trên là chưa đủ. Việc tầm soát ngăn ngừa ung thư trong một nhóm đối tượng như vậy có thể bỏ sót nhiều trường hợp khác. Hơn nữa, những cá nhân không thực sự trong diện tầm soát ung thư vì thế sẽ không được cảnh giác về sự nguy hiểm, dẫn tới tình trạng tìm đến các phương thức điều trị khi đã muộn.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đ.ánh giá 150 cá nhân với các tế bào ung thư phổi và 143 người khỏe mạnh có kiểm soát, tính toán khả năng chữa lành ADN của những người tham gia dựa trên các cấp hoạt động m.áu của 3 enzyme kể trên – khả năng này được tính toán theo đơn vị điểm số. Kết quả cho thấy điểm số của nhóm đối tượng có tế bào ung thư thấp hơn điểm của nhóm khỏe mạnh có kiểm soát, cho thấy hoạt động của các enzyme có thể là chỉ dấu sinh học quan trọng phản ánh nguy cơ ung thư phổi và hoàn toàn độc lập với thói quen hút thuốc.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra mức điểm số chữa lành ADN thấp cũng phản ánh nguy cơ ung thư cao gấp 5 lần so với việc tầm soát chỉ dựa trên độ t.uổi và thói quen hút thuốc. Điểm chữa lành thấp cũng giúp giải thích tại sao có những người không hút thuốc cũng mắc ung thư phổi, do đó giúp phát triển những tiêu chuẩn thăm khám để phát hiện sớm ung thư. Những kết quả này cũng sẽ giúp cải thiện hiệu quả của tầm soát ung thư và giúp các bệnh nhân có nguy cơ cao sớm được chẩn đoán và điều trị.

Dữ liệu điểm số chữa lành ADN cũng có thể giúp ích trong việc tìm liệu trình điều trị phù hợp với cơ thể từng bệnh nhên và giúp bác sĩ sự đoán phản ứng của các bệnh nhân với phương pháp trị liệu miễn dịch.

Lê Ánh

Theo TTXVN

Uống nhiều cà phê buổi sáng có thể dẫn đến ung thư phổi?

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể có một nhược điểm đối với việc pha cà phê buổi sáng đó là uống 2 hoặc nhiều tách cà phê hoặc trà có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Thực tế, uống cà phê được cho có liên quan đến một loạt các lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như t.uổi thọ dài hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh bao gồm trầm cảm, đau tim và một số bệnh ung thư.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đang cho rằng có mối liên hệ giữa việc uống nhiều cà phê buổi sáng và nguy cơ ung thư phổi.

Trong phát hiện đã được trình bày mới đây nhất tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế cho biết, đã phân tích dữ liệu từ 17 nghiên cứu khác nhau bao gồm tổng cộng 1,2 triệu người tham gia ở Mỹ và Châu Á.

Các nghiên cứu thực hiện khảo sát với những nhóm người tham gia uống cà phê hoặc trà, hút t.huốc l.á. Khoảng là những người không hút thuốc.

Những người tham gia được theo dõi trung bình 8,6 năm. Trong thời gian đó, hơn 20.500 người tham gia bị ung thư phổi.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người không hút thuốc uống 2 hoặc nhiều tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 41% so với những người không uống cà phê.

Tương tự, những người không hút thuốc uống 2 hoặc nhiều tách trà mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 37% so với những người không uống trà.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng rủi ro của một người không thay đổi đáng kể giữa các lứa t.uổi, chủng tộc hoặc loại cà phê mà mọi người uống.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng “đây chỉ là một nghiên cứu khảo sát” nên chỉ dừng ở mức tham khảo và cần nghiên cứu thêm vì cần có những khảo sát kỹ càng hơn ở những người tham gia.

Tiến sĩ Julie Fisher, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Viện Ung thư Levine ở Bắc Carolina, người không tham gia nghiên cứu, nói rằng những phát hiện này là “thú vị” và “hấp dẫn”, nhưng lưu ý rằng vì đó là một phát hiện của hiệp hội nên cô chắc chắn sẽ không rút ra kết luận gì dựa trên điều này.

Theo Dân trí

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *