Ăn thịt cần biết những đại kỵ này kẻo tự ‘rước họa vào thân’

Không muốn rối loạn tiêu hóa, ngộ độc, thậm chí có thể dẫn đến những hệ quả xấu cho sức khỏe thì bạn nên lưu ý những ‘đại kỵ’ dưới đây khi ăn các món liên quan đến thịt gà, thịt lợn, thịt bò, thịt chó…

Ảnh minh họa: Internet

Sữa chua và thịt giăm bông

Sữa chua là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sữa chua có thể làm bạn mắc bệnh ung thư nếu dùng chung với thịt giăm bông. Những người bán hàng thường có xu hướng thêm nitrat vào trong thịt để tránh nhiễm botulinum, một dạng protein và độc tố thần kinh có trong thịt nhằm hạn chế việc nhiễm khuẩn thực phẩm.

Tuy nhiên, nitrat còn giúp làm chậm quá trình thịt bị thiu và bắt đầu phân rã nên giúp bảo quản thịt lâu hơn. Khi sữa chua và thịt kết hợp với nhau sẽ tạo ra những hợp chất nitrosamines và carcinogen, chính là những chất gây ung thư.

Dưa hấu và thịt

Thịt thường được xếp vào danh sách những thực phẩm “ nóng” đối với cơ thể bạn và ngược lại, dưa hấu thuộc nhóm thực phẩm “mát”. Chính vì sự trái ngược này mà khi được kết hợp với nhau, mức độ hiệu quả về mặt dinh dưỡng của thịt sẽ bị giảm xuống trầm trọng. Không chỉ dừng lại ở đó, điều này thậm chí còn có thể gây nguy hiểm cho những người mắc chứng bệnh suy nhược lá lách và gây ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày của bạn.

Khi ăn thịt gà không nên ăn cùng rau kinh giới bởi có thể gây ra chứng khó tiêu tức thời hoặc đi ngoài nhiều.

Thịt và giấm

Thịt được xếp loại “nóng” và giấm cũng được vào nhóm “ấm”. Khi kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ khiến cơ thể bạn giải phóng năng lượng vượt quá mức bình thường. Bên cạnh đó, quá trình tuần hoàn cũng bị thúc đẩy hơn mức cho phép. Việc kết hợp hai loại thực phẩm này có thể gây tổn hại cho tim của bạn.

Thịt chó và nước trà

Protein trong thịt chó và axit tannic trong lá trà khi gặp nhau có thể sinh ra một chất với tên gọi là tannalbin. Chất này cản trở những chất độc được đào thải ra ngoài và sinh ra táo bón. Nếu tích tụ lâu sẽ sinh độc và gây ung thư đường ruột. Đây có thể coi là một kết hợp c.hết người.

Thịt gà và rau kinh giới

Khi ăn thịt gà không nên ăn cùng rau kinh giới bởi có thể gây ra chứng khó tiêu tức thời hoặc đi ngoài nhiều.

Không nên ăn thịt cùng dưa hấu. Thịt thường được xếp vào danh sách những thực phẩm “nóng” đối với cơ thể bạn và ngược lại, dưa hấu thuộc nhóm thực phẩm “mát”. Chính vì sự trái ngược này mà khi được kết hợp với nhau, mức độ hiệu quả về mặt dinh dưỡng của thịt sẽ bị giảm xuống trầm trọng. Không chỉ dừng lại ở đó, điều này thậm chí còn có thể gây nguy hiểm cho những người mắc chứng bệnh suy nhược lá lách và gây ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày của bạn. Ảnh minh họa: Internet

Thịt bò và hạt dẻ

Bên trong hạt dẻ có chứa một lượng vitamin C dồi dào. Tuy nhiên, lượng vitamin C này lại có thể phản ứng với các vi sinh vật có thể tìm thấy ở thịt bò, từ đó giảm đi giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ. Hơn nữa, việc kết hợp hai loại món ăn này đôi khi còn gây tác hại đến cho hệ tiêu hóa của bạn.

Thịt cua và trà

Một trong các nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa đó chính là uống trà khi bạn đang ăn cua. Nước trà có thể làm loãng dịch vị trong dạ dày của bạn. Trong trà có chứa một lượng axit tannic tương tự như trong quả hồng. Việc dịch vị bị pha loãng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình đồng hóa của cơ thể bạn mà còn gây cản trở việc khử trùng thức ăn của dạ dày.

Tôm và vitamin C

Trong tôm thông thường có nhiều arsenic trioxide (As205). Chính vì thế, nếu bạn kết hợp tôm với các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C thì sẽ dẫn đến việc tạo ra những phản ứng hóa học trong dạ dày của bạn hình thành nên arsenic trioxide. Sự kết hợp này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là t.ử v.ong.

Khi ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm vì giấm sẽ phá hủy hoặc làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Những thực phẩm nào bị cấm ở nước ngoài?

Gan ngỗng, thịt chó, thanh ngũ cốc… là một trong những thực phẩm bị cấm ở các nước châu Âu và nhiều bang tại Mỹ.

Ở từng quốc gia luôn có những quy định khác nhau về việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vì thế, có nhiều loại thực phẩm tuy phổ biển nhưng đã bị một số chính phủ cấm sản xuất. Điều này có thể liên quan đến sự an toàn cho người dùng, hoặc liên quan đến văn hóa của quốc gia đó.

Gan ngỗng

Gan ngỗng trở thành món ăn đặc sản và xa xỉ ở các nhà hàng phương Tây tiêu biểu như Pháp bởi sự đắt đỏ và cầu kỳ để tạo ra một món ăn.

Gan ngỗng bị cấm ở một số nước vì họ coi việc tạo ra món ăn này là hành vi tàn nhẫn với động vật. Ảnh: Internet

Món ăn này được tạo ra bằng cách ép những con ngỗng ăn bằng các ống trong vòng hai tuần để làm béo gan của chúng. Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì quyền động vật cho rằng việc vỗ béo ngỗng là một hành vi sai trái. Một số Nước đã ban hành lệnh cấm ăn gan ngỗng như Ấn Độ, Israel, Argentina, nhiều nước ở châu Âu và nhiều bang tại Mỹ.

Thịt gà

Theo Brigtside, cụ thể thịt gà xử lý bằng clo. Clo được sử dụng để loại trừ khả năng nhiễm khuẩn salmonella và các bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn khác. Phương pháp này nguy hiểm vì hàm lượng clo cao có thể gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Ở châu Âu và Anh, bán gà được xử lý bằng clo đã bị cấm từ năm 1997 và năm 2010, lệnh cấm tương tự cũng đã được thực hiện ở Nga.

Thịt động vật có hormone tăng trưởng

Thịt của bò, lợn và gà tây được nuôi bằng thức ăn có ractopamine cũng bị cấm bị cấm ở 160 quốc gia, bao gồm các nước châu Âu, Trung Quốc và Nga. Hormone này kích tích động vật tăng trưởng nhanh hơn. Các nhà khoa học tin rằng loại thịt này có thể gây hại cho con người và dẫn đến các bệnh tim mạch.

Khoai tây chiên

Khoai tây chiên chứa olony, một chất thay thế chất béo tổng hợp, bị cấm ở Canada và châu Âu. Chất này ngăn cơ thể hấp thụ các chất và vitamin hữu ích và có thể dẫn đến các vấn đề dạ dày. Olestra thường được sử dụng trong sản xuất khoai tây chiên được đ.ánh dấu bằng chữ sáng, theo Birghtsie.

Khoai tây nghiền ăn liền cũng bị cấm ở Nhật Bản và các nước châu Âu do thường sử dụng butylhydroxyanisole (iT, 320) – một chất bảo quản có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ. Ngoài ra, chất này cũng có thể tìm trong các sản phẩm khác như thực phẩm đông lạnh, súp và sốt mayonnaise.

Thanh ngũ cốc

Ở nhiều nước các thanh ngũ cốc, bột yến mạch và các sản phẩm khác như thế được coi là thực phẩm lành mạnh có chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, tại Đan Mạch, các sản phẩm này bị cấm, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Thú y Đan Mạch, chúng có chứa quá nhiều chất độc hại, có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan và thận của t.rẻ e.m nếu tiêu thụ thường xuyên.

Thịt chó

Không chỉ Việt Nam, một số quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc và Indonesia, Nigeria và Thụy Sĩ… người dân cũng sử dụng chó, mèo làm thực phẩm. Tuy nhiên ở một số nước, món ăn này lại là thực phẩm bị cấm và coi hành vi này là vô nhân đạo và có những chế tài xử phạt nghiêm khắc đi kèm. Tiêu biểu ở Mỹ, theo Dogtime, ngày 12-9-2018, Hạ viện Mỹ thông qua đạo Luật Cấm kinh doanh thịt chó mèo, ai vi phạm có thể bị phạt tối đa 5.000 USD và có thể ngồi tù đối đa một năm.

Thịt chó bị cấm làm món ăn ở một số nước như Mỹ, Singapore, Đài Loan… Ảnh: Reuters

Có bảy bang cấm tuyệt đối với thịt chó là California, Georgia, Hawaii, Michigan, New Jersey, New York và Virginia. Tuy nhiên, các lò mổ thịt trên toàn nước Mỹ đều bị cấm tiếp nhận chó, còn các cửa hàng bị cấm rao bán. Lệnh cấm này không áp dụng với cá nhân. Trong các bang cấm thịt chó, mức độ cấm cũng khác nhau. Đơn cử New York cấm “không được mổ thịt chó hoặc mèo nhà để làm thực phẩm hoặc lấy thịt cho người ăn”, còn bang California lại cấm cả việc sở hữu thịt chó. Song, Đạo luật này cũng có ngoại lệ khi cho phép các bộ lạc người Anh Điêng (thổ dân Mỹ) có thể thực hiện hành vi tiêu thụ thịt chó và mèo “vì mục đích lễ nghi tôn giáo”.

Hay sau Singapore và Hong Kong, Đài Loan đã trở thành vùng lãnh thổ thứ ba tại châu Á ban hành lệnh cấm tiêu thụ với thịt chó mèo. Tháng 4-2017, Viện lập pháp Đài Loan phê duyệt Luật bảo vệ động vật sửa đổi, theo đó người vi phạm sẽ bị bêu tên công khai và phải chịu mức phạt t.iền lên tới 250.000 đài tệ. Bên cạnh đó, người nào cố ý làm hại hoặc t.ra t.ấn động vật có thể bị phạt tù lên tới hai năm và bị phạt hai triệu đài tệ. Ngoài ra, việc dắt động vật đi dạo trong khi đang lái xe cũng bị coi là phạm pháp.

Thạch đựng trong cốc nhỏ

Đây là món ăn yêu thích của nhiều đối tượng trong đó có t.rẻ e.m. Song theo Uỷ ban Châu Âu, những miếng thạch đựng trong cốc nhựa nhỏ lại gây nguy cơ hóc, sặc với t.rẻ e.m. Những đồ ngọt này cũng có thể chứa konjac, một loại sợi bị phồng lên khi tiếp xúc với hơi ẩm và có thể bị mắc kẹt trong cổ họng khiến cho chúng ta khó có thể thực hiện các biện pháp sơ cứu. Do đó thạch bị cấm ở châu Âu, Australia và các nước khác.

Trứng cá tầm Beluga – Nga

Khi cá tầm Beluga đứng trên bờ vực tuyệt chủng, món ăn này đã bị cấm xuất nhập khẩu tại vùng Caspian (Nga) vào năm 2006. Và nó cũng đã bị cấm ở Mỹ vào năm 2005. Vậy nên, cho dù là một món ăn ngon và cao cấp, trứng cá tầm Beluga vẫn không thể xuất hiện trên menu của các nhà hàng lớn nữa. Song, trang Business Insider cho hay trứng cá tầm lấy từ cá tầm Beluga nuôi thì vẫn được chấp nhận.

Kẹo cao su

Nhai kẹo cao su tưởng chừng vô hại, song ở Singapore, một quốc gia nổi tiếng về sự sạch sẽ, đã cấm sử dụng loại kẹo này. Nhai kẹo cao su đã bị cấm vào năm 1992 để giúp giữ gìn cho đường phố không còn bã kẹo dính. Hình phạt cho việc vi phạm lệnh cấm là rất cao – bị bắt khi bán kẹo cao su ở Singapore và có thể phải ngồi tù tới 2 năm hoặc phạt 1.000 đôla. Hiện tại quy định này nới lỏng hơn so với trước đây. Sự thật là sẽ không ai chặn một du khách ở cửa an ninh hoặc biên giới khi nhập cảnh Singapore vì mang theo vài gói kẹo cao su từ nước ngoài, theo Culture Trip.

NGUYÊN HÀ

Theo PLO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *