BẮC GIANG – Chị Giang đặt trên bàn thờ chồng kỷ niệm chương do Trung tâm ghép tạng quốc gia truy tặng, rồi thắp hương khấn “em đã trút được gánh nặng rồi”.
Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” được đại diện Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) mang đến tận nhà chị Giang ở xã Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, cuối tuần qua, truy tặng cho anh Ngô Văn Soái. Đây là một trong số ít lần Trung tâm đến gia đình người hiến tạng để truy tặng kỷ niệm chương, bởi lẽ từ khi hiến tạng chồng, chị Giang luôn mang tiếng là “ bán tạng chồng”.
Ông Trịnh Yên Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia cho biết, việc trao kỷ niệm chương cho anh Soái tại địa phương cũng là cách xóa bỏ những lời đồn đoán sai lệch về việc chị Giang bán tạng của chồng.
Chia sẻ khi nhận kỷ niệm chương, chị Giang mong xã hội sẽ cởi mở hơn để có thêm nhiều bệnh nhân kém may mắn được hồi sinh.
“Từ lúc nhận được kỷ niệm chương, dân làng đã bớt xì xào về chuyện tôi đã hiến tạng của anh Soái”, chị Giang nói.
Nỗi đau của chị Giang phải gánh suốt những ngày qua là mang tiếng bán tạng của chồng, khi anh Ngọ Văn Soái qua đời vì c.hết não. Khu vực gia đình chị sinh sống, mọi người quan niệm người c.hết phải toàn thân. Việc chị hiến tạng của chồng là “điều kinh khủng”, song chị không biết phải giải thích sao.
Chị Giang (cầm tấm bằng) cùng mẹ già và 3 con nhỏ tại lễ Lễ trao kỷ niệm chương anh Ngô Văn Soái. Ảnh: Phượng Hoàng.
29/9 là ngày đau đớn nhất trong cuộc đời chị khi nhận được tin chồng chị không còn khả năng cứu chữa. Anh Soái bị tai nạn tự ngã, đ.âm vào gồ bê tông chắn xe lớn đi vào đường làng, chấn thương sọ não, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chẩn đoán anh c.hết não.
Ban đầu gia đình định đưa anh vẹn nguyên trở về đất mẹ, nhưng khi được bác sĩ chia sẻ về những bệnh nhân đang chờ c.hết vì không có tạng để ghép, gia đình chị Giang đã nén đau thương, đồng ý hiến toàn bộ mô tạng của anh Soái. Ngày 1/10, khi anh Soái được rút ống thở cũng là lúc 4 kíp mổ hoạt động liên tục. Một trái tim, lá gan và 2 quả thận của anh đã được ghép cho 4 bệnh nhân xa lạ. Hai giác mạc của anh Soái đang được lưu trữ tại Ngân hàng mắt, sẽ ghép cho 2 người mù lòa giúp họ được nhìn thấy ánh sáng. 10 gân và 3 đoạn mạch m.áu cũng đang được lưu trữ tại Ngân hàng mô để ghép cho những bệnh nhân khác.
“Nhà em không sống được nữa, nhưng em mong muốn một phần cơ thể anh ấy vẫn còn tồn tại đâu đó trên thế giới này”, chị Giang nói.
Trước đây, chị Giang làm công việc dọn dẹp tại khu công nghiệp. Hiện chị phải nghỉ làm để lo cho 3 con nhỏ và mẹ già 86 t.uổi. Mẹ chồng chị bị lẫn mấy năm nay, bà lúc nhớ lúc quên về chuyện của anh Soái. “Mấy hôm nay bà vẫn hỏi anh Soái đi làm về chưa”, chị Giang nói.
Nỗi đau chưa nguôi, song chị Giang hy vọng tất cả bệnh nhân được ghép tạng từ anh Soái đều khỏe mạnh vì đó chính là một phần cơ thể của chồng chị.
Lê Nga
Theo VNE
Người vợ mang nỗi oan bán tạng chồng
BẮC GIANG – Chồng qua đời, chị Nguyễn Thị Giang nén đau thương ký vào đơn hiến tạng với mong muốn bố của 3 đứa con vẫn tồn tại trên đời.
Một tuần trôi qua, kể từ khi lo xong đám tang cho chồng là anh Ngọ Văn Soái 37 t.uổi, chị Giang vẫn ngồi bần thần trong nhà, không muốn ra ngoài. Bởi, cứ ra ngoài ngõ là chị nghe tiếng dân làng xì xào, cay nghiệt.
“Họ nói sao anh ngã nhẹ vậy mà cũng c.hết não, chắc gia đình đã bán tạng được mấy trăm triệu”, chị Giang mắt ngấn nước nói.
Cô con gái thứ hai của chị Giang đến lớp cũng bị bạn bè châm chọc những thông tin sai sự thật mà chúng nghe được từ người lớn “Bố mày bị lấy mất tạng…”. Cô bé buồn, không muốn đi học.
Nỗi đau chồng chất, người vợ 33 t.uổi không thể giải thích, chỉ biết động viên các con cố gắng vượt qua nỗi đau này. “Bố vẫn còn sống, luôn dõi theo các con”, chị Giang nói với con.
Anh Soái và chị Giang kết hôn, sinh được hai b.é t.rai, một gái. Con trai lớn năm nay học lớp 7, bé út mới 4 t.uổi. Anh là thu nhập chính trong nhà, làm công việc lắp điện dân dụng, nuôi vợ con và một mẹ già 86 t.uổi.
Ngày 29/9, khi đang đi mua đồ làm công trình cho khách, anh bị tai nạn tự ngã, đ.âm vào gồ bê tông chắn xe lớn đi vào đường làng, chấn thương sọ não. Các bác sĩ bệnh viện tỉnh giải thích không còn nhiều cơ hội sống, gia đình đã đưa anh về nhà để lo hậu sự.
Chị Giang (áo trắng) và người thân trong tang lễ sau khi hiến tạng chồng để cứu người. Ảnh: T.M.
Không chấp nhận nỗi đau, gia đình tiếp tục đưa anh lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ở Hà Nội, hy vọng có phép màu. Sau 2 ngày hồi sức, tình trạng anh Soái không có biến chuyển. Bác sĩ chẩn đoán anh c.hết não. Cả gia đình bàng hoàng khi nghe bác sĩ thông báo, chị Giang khóc ngất.
Ban đầu gia đình định đưa anh vẹn nguyên trở về đất mẹ, nhưng khi được bác sĩ chia sẻ về những bệnh nhân đang chờ c.hết vì không có tạng để ghép, chị Giang khựng lại. Ngồi trong phòng bệnh, thấy chồng vẫn thở nhờ máy thở, mặt vẫn hồng hào, thật lòng chị Giang không đành. Lúc này, anh trai chồng chị là bác Ngọ Văn Chinh nói: “Em hãy nghĩ đến 3 đứa con, hãy để các cháu được tự hào về bố, để một lúc nào đó các cháu vẫn thấy được bố mình đang sống”, khiến chị suy nghĩ lại.
Cuối cùng, gia đình chị đã nén đau thương, đồng ý hiến toàn bộ mô tạng của anh Soái. Ngày 1/10, khi anh Soái được rút ống thở cũng là lúc 4 kíp mổ hoạt động liên tục. Trong đó, một trái tim, lá gan và 2 quả thận được ghép cho 4 bệnh nhân xa lạ.
Ngoài ra, 2 giác mạc của anh Soái đang được lưu trữ tại Ngân hàng mắt, sẽ ghép cho 2 người mù lòa giúp họ được nhìn thấy ánh sáng. 10 gân và 3 đoạn mạch m.áu cũng đang được lưu trữ tại Ngân hàng mô để ghép cho những bệnh nhân khác.
“Nhà em không sống được nữa, nhưng em mong muốn một phần cơ thể anh ấy vẫn còn tồn tại đâu đó trên thế giới này”, chị Giang nói với các y bác sĩ.
Chị Giang hy vọng tất cả bệnh nhân được ghép tạng đều khỏe mạnh vì đó chính là một phần cơ thể của chồng chị. Chị cũng mong xã hội sẽ cởi mở hơn để có thêm nhiều bệnh nhân kém may mắn được hồi sinh.
Lê Nga
Theo VNE