Có một thực tế là, khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển mùa, nhiều người thường xuất hiện các cơn đau đầu, từ âm ỉ đến dữ dội. Tại sao lại như vậy?
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Neurology (Viện nghiên cứu Thần kinh Mỹ), với mức tăng nhiệt độ khoảng 5 độ C, thì trong ngày hôm sau, tỷ lệ người đau đầu phải nhập viện tăng lên 7,5%. Bên cạnh đó, khi áp suất không khí giảm, số người bị đau đầu trong 48 – 72 giờ sau đó cũng tăng lên.
Tương tự, tại Anh, một nhóm nhà khoa học đã nghiên cứu hơn 7.000 bệnh nhân mắc chứng đau đầu tại Boston từ năm 2000 đến năm 2007. Kết quả cho thấy, có sự tương đồng giữa nhiệt độ tăng và cơn đau đầu. Hơn nữa, họ cũng phát hiện ra cứ 5ml khí áp giảm, nguy cơ mắc chứng đau đầu lại tăng 6%. Điều đó đồng nghĩa với việc khi áp suất không khí giảm, nhiều người có thể sẽ bị đau đầu.
Nhiều người thường bị đau đầu khi thời tiết thay đổi
Ở nước ta, theo GS.TS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, mặc dù chưa có thống kê cụ thể nhưng cứ vào mỗi dịp thời tiết thay đổi, số lượng người đến khám chuyên khoa thần kinh vì đau đầu tăng lên rõ rệt.
GS Nguyễn Văn Thông cho biết, đau đầu do thời tiết thường xảy ra ở những người nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí. Các tác nhân này tác động đến sự co, giãn của các mạch m.áu trong sọ và hóa chất trung gian có khả năng gây viêm, làm khởi phát tình trạng đau đầu.
Mặt khác, thời tiết nắng nóng cũng ảnh hưởng đến việc cơ thể bị mất nước, căng thẳng, mất ngủ khiến cơn đau đầu dễ xảy ra hoặc tái diễn, trở thành đau đầu mãn tính.
Đau đầu khi thay đổi thời tiết có nguy hiểm không?
Khi thời tiết thay đổi, có hai dạng đau đầu cơ bản là đau cả đầu hoặc đau nửa đầu. Các triệu chứng bao gồm: Đau âm ỉ, tê buốt đầu cách hồi, hoặc đau dồn dập, dữ dội, choáng váng…
Theo GS Thông, tình trạng đau đầu do thời tiết không đơn thuần là cơn đau lành tính, chỉ xảy ra với người có cơ địa nhạy cảm, không thích nghi kịp với sự thay đổi môi trường mà còn là dấu hiệu “chỉ điểm” hệ thống mạch m.áu não đã gặp phải các tổn thương như viêm, xơ vữa động mạch.
Theo các chuyên gia, cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress để phòng ngừa các cơn đau đầu. Ảnh minh họa
Khi đó, kết hợp với các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là sự thay đổi thời tiết đột ngột sẽ khiến động mạch đưa m.áu lên não bị tắc nghẽn nặng, sức cản ngoại vi tăng cao gây đứt, vỡ mạch m.áu não sẽ dẫn đến xuất huyết não.
Bên cạnh đó, quá trình tắc nghẽn m.áu kéo dài còn có thể gây c.hết tế bào não do thiếu oxy và dưỡng chất gây ra nhồi m.áu não. Theo nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Hoàng gia Luân Đôn (Anh), 40% trường hợp đột quỵ liên quan trực tiếp đến đau đầu.
“ Do vậy, đau đầu do thời tiết là dấu hiệu cần lưu ý đến nguy cơ cơn đột quỵ gần, đặc biệt với những người bị đau đầu mãn tính”, GS Thông nhấn mạnh.
Cách làm giảm triệu chứng đau đầu
Theo các chuyên gia, ngay khi xuất hiện cơn đau đầu, người bệnh nên nằm nghỉ ở nơi yên tĩnh, thoáng khí với tư thế chân cao hơn đầu để m.áu lưu thông lên não tốt hơn. Sau đó nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, cơn đau đầu sẽ dần thuyên giảm.
Một điều đặc biệt lưu ý là không nên lạm dụng thuốc giảm đau mỗi khi bị đau đầu. Chỉ uống thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ khi cơn đau đầu quá dữ dội. Việc lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc gây nhờn thuốc.
Để phòng ngừa các cơn đau đầu khi thay đổi thời tiết, các chuyên gia khuyến cáo, điều quan trọng là cần tăng cường thể lực, bồi bổ cơ thể bằng các loại thuốc bổ như vitamin B1, B6, B12…; ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.
Khi đi ngoài trời nắng nên đội mũ rộng vành, hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu. Khi thời tiết chuyển lạnh, nên giữ ấm cơ thể.
Bên cạnh đó, tập luyện đều đặn để nâng cao thể lực, thích nghi với môi trường, góp phần làm thuyên giảm các cơn đau đầu khi thay đổi thời tiết.
Ngoài ra, giữ tinh thần luôn thoải mái và tránh tối đa căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống để cơn đau đầu không tái phát.
Anh Khôi
Theo giadinh.net
Những điều cần biết về bệnh viêm mũi xoang lúc chuyển mùa
Viêm xoang mũi khi chuyển mùa là một bệnh khá thường gặp gây khó chịu cho người bệnh. Cùng tìm hiểu những cách đơn giản để phòng ngừa viêm mũi xoang khi chuyển mùa.
Những điều cần biết về bệnh viêm mũi xoang lúc chuyển mùa
Triệu chứng của bệnh viêm xoang mũi khi chuyển mùa
Triệu chứng ban đầu của viêm xoang mũi là gì?
Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi chuyển từ thời tiết nóng sang lạnh, nhiệt độ trong ngày có thể có nhiều chênh lệch (buổi sáng se lạnh, buổi trưa lại nóng bức), không khí khô hanh khiến độ ẩm trong không khí thấp nên lớp nhầy phủ trên bề mặt niêm mạc mũi giảm độ nhớt, giảm độ bám dính làm cho niêm mạc mũi rất nhạy cảm, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng, viêm mũi xoang dị ứng rất hay xuất hiện.
Những triệu chứng ban đầu bao gồm:
Cảm giác ngứa mũi, cay mũi khi ngủ dậy
Hắt hơi thành từng đợt, thường xảy ra vào buổi sáng sớm
Chảy nước mũi trong
Ngạt, tắc mũi 1 hoặc 2 bên
Vị trí dễ bị viêm xoang ở trẻ.
Nếu điều trị sớm lúc này thì viêm xoang mũi không bao giờ xuất hiện và việc điều trị bệnh chỉ khoảng từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, theo thống kê của các bệnh viện, sẽ có khoảng 90% số bệnh nhân bỏ qua giai đoạn sớm, coi đây là biểu hiện của cảm cúm thông thường và sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, họ thường chỉ đến khám bác sĩ tai mũi họng khi các biểu hiện viêm mũi xoang nặng nề.
Các triệu chứng đặc thù khác
Một số triệu chứng khác của viêm xoang mũi sẽ xuất hiện khi người bệnh không điều trị những triệu chứng ban đầu, bao gồm:
1. Đau đầu
Viêm xoang mũi gây đau đầu có các triệu chứng như:
Đau âm ỉ hay thành cơn ở vùng má hai bên
Đau nhức xung quanh ổ mắt, cung mày, vùng trán, đau nặng vùng chẩm nếu có viêm xoang sau
Đau đầu thường xảy ra vào buổi trưa và buổi chiều làm cho người bệnh mệt mỏi, lười suy nghĩ…
Viêm xoang mũi gây đau đầu khiến cho người bệnh mệt mỏi
2. Ho khan, ngứa họng, đau mũi, giảm thị lực
Các triệu chứng ho đến sau bao gồm:
Ho khan, ngứa họng… rồi dần dần ho có đờm đặc vàng xanh
Đau tức ngực khi ho, có thể có khó thở, thở rít
Đau rát trong hốc mũi, nhiều ở vùng gốc mũi; chảy mũi một hoặc hai bên, đặc, màu vàng xanh, mùi hôi, đôi khi lẫn m.áu
Ngạt tắc mũi tăng dần tới ngạt mũi hoàn toàn; ngửi kém từng lúc hoặc mất ngửi
Mắt có thể mỏi, giảm thị lực.
Dựa trên những biểu hiện đó, người thầy thuốc xác định được viêm mũi xoang bằng khám bệnh quan sát thấy những biến đổi trên niêm mạc mũi như niêm mạc mũi đỏ, nề sưng, khe giữa và khe trên có mủ đọng. Các cuốn mũi quá phát. Phim chụp xoang có biểu hiện mờ các xoang bị viêm…
Chẩn đoán viêm mũi xoang qua các biểu hiện ho khan, ngứa họng,…
Biến chứng thường gặp của viêm mũi xoang lúc chuyển mùa
1. Biến chứng đường hô hấp
Biến chứng đường hô hấp thường gặp nhất khi bị viêm xoang mũi bao gồm các bệnh lý đi kèm như viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí phế quản, giãn phế quản… Biểu hiện bệnh lúc này là người bệnh sẽ ho rất nhiều, tiếng ho nặng, cảm giác như ho từ sâu trong lồng ngực, ho đôi khi có m.áu, người bệnh mệt mỏi nhiều, khó chịu, có thể sốt, giọng nói khàn, thậm chí mất tiếng.
2. Biến chứng viêm tai
Biến chứng viêm tai giữa cấp, viêm tắc vòi tai… Cảm giác của người bệnh thấy ù tai, đau tai, sức nghe giảm.
Biến chứng mắt: viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm túi lệ, viêm tấy hoặc áp-xe ổ mắt, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu… một vài trường hợp mù mắt đột ngột do viêm mũi xoang.
Biến chứng xương: hay gặp ở viêm mũi xoang t.rẻ e.m như cốt tủy viêm xương hàm trên, xương thái dương. Vùng góc trong hốc mắt của trẻ sưng nề, đỏ, ấn đau, có thể có rò mủ.
Biến chứng nội sọ: viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm màng não, áp-xe não…
Biến chứng toàn thân như viêm thận, viêm khớp, thấp tim do sự phát triển bội nhiễm của liên cầu tan huyết nhóm A.
Viêm xoang dẫn đến viêm tai
Nguyên tắc điều trị viêm mũi xoang lúc chuyển mùa
Nguyên tắc chung: Phục hồi chức năng dẫn lưu và thông khí của xoang.
Tại chỗ: Sử dụng các thuốc co mạch, chống viêm, khô niêm mạc mũi;
Toàn thân: kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, giảm đau…
Phẫu thuật đặt ra trong trường hợp viêm mũi xoang có biến chứng: viêm tấy hoặc áp-xe ổ mắt, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu, biến chứng xương, biến chứng nội sọ.
Thời gian điều trị mất từ 4-6 tuần nếu trường hợp người bệnh phải phẫu thuật, việc điều trị sau đó phải kéo dài hàng tháng.
Cách phòng ngừa bệnh đơn giản mà hiệu quả
Cần đeo khẩu trang khi đi làm trong thời tiết chuyển mùa để giảm những kích thích của thời tiết lên niêm mạc mũi xoang
Phát hiện sớm các biểu hiện viêm mũi để điều trị ngay từ giai đoạn này
Nếu đã bị xác định là viêm mũi xoang cần điều trị triệt để, theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, tránh được các biến chứng sau này đặc biệt là hội chứng xoang – phế quản (bệnh xoang gây giãn phế nang không hồi phục).
Sử dụng các dung dịch xịt rửa mũi để thực hiện vệ sinh mũi xoang hàng ngày, giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh hiệu quả và đơn giản.
Nguyên Đồng
Theo Đời sống Plus/GĐVN