Các nhà nghiên cứu xây dựng dữ liệu thô từ ảnh nội soi của chính người dân Việt Nam, xây dựng thuật toán, từ đó so sánh kết quả phát hiện vùng bệnh của chuyên gia và kỹ thuật AI- trí tuệ nhân tạo.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nội soi đường tiêu hóa trên là một trong những nội dung được trình bày tại Hội nghị Tiêu Hóa Gan Mật Quốc tế diễn ra tại Hà Nội ngày 13/10 do Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chức.
Nhóm nghiên cứu gồm Viện Nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Nghiên cứu MICA – Đại học Bách khoa Hà Nội…
Bác sĩ Đào Việt Hằng cho rằng cần thu thập nhiều dữ liệu hơn nữa, hoàn thiện thuật toán để từ đó có thể đưa vào ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lâm sàng. Ảnh: Nam Phương.
Thay mặt nhóm nghiên cứu, bác sĩ Đào Việt Hằng, Đại học Y Hà Nội cho biết trong y học, AI được ứng đụng để hỗ trợ hội chẩn, đưa ra báo cáo tự động, đưa ra chẩn đoán thích hợp từ dữ liệu lâm sàng, phát hiện tổn thương bất thường tự động.
Trên thế giới hiện có nhiều nghiên cứu về ứng dụng AI trong ứng dụng nội soi tiêu hoá và gan mật. Chẳng hạn trong phát hiện polyp đại tràng, AI có thể hỗ trợ phát hiện những polyp rất nhỏ mà bác sĩ có thể bỏ sót trong quá trình nội soi, nhờ đó tránh bỏ sót tổn thương.
Lĩnh vực ung thư dạ dày cũng có nhiều ứng dụng AI. Một nghiên cứu rất lớn tại Mỹ đã sử dụng 13.584 ảnh tĩnh của bệnh nhân ung thư dạ dày để xây dựng thuật toán. Khi ứng dụng thuật toán này vào bộ dữ liệu kiểm chứng cho thấy chỉ có 6 ca bỏ sót tổn thương. 6 ca này rơi vào các trường hợp tổn thương rất nhỏ hoặc tổn thương ở vị trí rất khó quan sát.
Các nghiên cứu về AI trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa hầu hết đã qua các bước liên quan đến việc thu thập tài liệu, đ.ánh nhãn, đào tạo cho máy, xây dựng thuật toán. Vấn đề khó khăn nhất ứng dụng vào thực tế lâm sàng.
Theo bác sĩ Hằng, tại Việt Nam hướng phát triển này cũng là nhu cầu tất yếu. Nước ta có dân số đông, gánh nặng bệnh tật tiêu hóa nhiều. Trong khi đó, số lượng bác sĩ nội soi mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của 10% dân số. Tại các đơn vị nội soi lớn hằng ngày các bác sĩ nội soi đang gánh trên vai khối lượng công việc khổng lồ. Có đơn vị mỗi ngày thực hiện hơn 400 ca nội soi.
Thách thức đặt ra chính là nguy cơ của việc bỏ sót tổn thương, chất lượng không đảm bảo và nguy cơ nhiễm khuẩn cho người bệnh.
Vì thế, nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu AI với các tổn thương trong dạ dày. Nhóm thu thập dữ liệu gồm đ.ánh dấu về vị trí, số lượng, phân loại hình ảnh (bình thường, tổn thương) trong một số bệnh lý như loét dạ dày, ung thư, t.iền ung thư… Từ dữ liệu thô này nhóm xây dựng thuật toán, từ đó so sánh kết quả phát hiện vùng tổn thương giữa kỹ thuật AI và chuyên gia.
Kết quả bước đầu dựa trên đ.ánh giá 2.392 ảnh cho thấy khả năng sai sót trong phân loại tổn thương thấp. Đồng thời cũng giúp giảm thời gian đưa ra nhận định. Ví dụ với một bác sĩ có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên thời gian đưa ra nhận định là khoảng 13 phút thì với sự hỗ trợ của công nghệ AI chỉ còn mất 3 phút, bác sĩ Hằng cho biết.
Dù vậy đại diện nhóm nghiên cứu cũng thừa nhận số lượng hình ảnh tổn thương thu thập còn hạn chế nên kết luận này cũng chỉ là bước đầu.
Trong thời gian tới nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu, hoàn thiện thuật toán khoanh vùng, dự đoán tổn thương, từ đó đưa vào ứng dụng lâm sàng. Mục tiêu nhằm giảm thiểu sai sót, đặc biệt trong việc phát hiện tổn thương, hỗ trợ công tác đào tạo.
“Trí tuệ nhân tạo AI không bao giờ thay thế được bác sĩ nội soi nhưng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc của bác sĩ nội soi. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nội soi là xu thế mới và xu thế tất yếu. Với Việt Nam, AI giúp nâng cao tỷ lệ phát hiện tổn thương, tiết kiệm nguồn nhân lực, hỗ trợ đào tạo”, bác sĩ Hằng nhấn mạnh.
Hội nghị Tiêu Hóa Gan Mật Quốc có sự tham gia của gần 500 bác sỹ, nhân viên y tế hoạt động trong lĩnh vực tiêu hóa gan mật trên toàn quốc và các chuyên gia hàng đầu đến từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông. Các chuyên gia đã chia sẻ công nghệ mới trong nội soi đường tiêu hóa, vấn đề kháng kháng sinh trong điều trị HP, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nội soi tiêu hóa…
Nam Phương
Theo Dân trí
Nghẹn lòng cuốn sổ “tạ ơn đời” của ông bố nghèo có con như dị nhân phim Hollywood
“Thanh Minh một bao thóc trị giá 400.000 đồng; Xe khách Hà Nội không lấy t.iền = 100.000 đồng; Gặp hai bà trung t.uổi ở Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, 1 bà 500.000 đồng, 1 bà 100.000 đồng”.
Những dòng chữ nghuệch ngoạc, sai chính tả “loạn xạ” trong cuốn sổ mà anh Trần Văn Thắng đ.ánh rơi lúc lục túi tìm giấy tờ của con trai, khi hai bố con đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám ngày 10/10 cùng các cô trong nhóm thiện nguyện.
Cuốn sổ ghi cẩn thận những sự giúp đỡ của người tốt với bố con anh Thắng.
Cuốn vở học sinh cũ. Từng trang giấy dường như đã được lần giở nhiều lần, mỏng dính. Một trang giữa cuốn, ghi ngày 26/8/2019, được đ.ánh số thứ tự cẩn thận. Chỉ có điều, số thì có tên, có t.iền, số lại chỉ ghi “xe Biếp số 27”, “cô ở bệnh viện nhi trung ương”… – những người tốt bố con anh chưa kịp biết tên. Chứng tỏ, anh đã đưa con đi viện nhiều lần, từ tỉnh đến trung ương.
Ngượng ngùng khi bác sĩ “biết chuyện”, ông bố của 4 người con ấy đỏ mặt, lý nhí nói: Để sau này con lớn con biết ơn…
TS Phạm Thị Việt Dung thăm khám cho bệnh nhi Nguyễn Thế Đà
Anh Trần Văn Thắng là người dân tộc Tày, quê ở Quảng Chính, huyện Hải Hà, Quảng Ninh. 4 người con của anh, đứa lớn 14 t.uổi, cậu con trai nhỏ mới 20 tháng. Một đứa trong đó bị khuyết tật. Ấy vậy mà, 4 tháng trước, vợ anh bệnh tật, bỏ 5 bố con anh ra đi. Ông bố trẻ bỗng nhiên trở thành đơn thân gà trống nuôi con trong căn nhà xuống cấp.
Bé Nguyễn Thế Đà 20 tháng t.uổi, sinh ra đã bị những vết bớt sắc tố loang lổ nhiều màu. Gương mặt với trán, mũi cằm có lẽ là nơi ít bị “chàm ăn” nhất. Quanh má bé, vết chàm đen chạy dài bám rìa mặt như hàm râu quai nón. Toàn vùng bụng phủ đầy một màu đen như ai đ.ánh đổ lọ mực. Vùng cánh tay, chân lại phủ màu đen mờ, loang rộng. Hiếm hoi lắm mới thấy một khoảnh da màu bình thường…
Những vết chàm đen khiến em dù đã gần 2 t.uổi vẫn chưa từng một lần được gặp hình ảnh của mình, được nhìn mình trong gương. Có lẽ, em chưa biết toàn thân, mặt, chân tay của mình khác tất cả mọi người trên thế gian…
Anh Thắng địu con, một mình đưa cậu bé 20 tháng t.uổi đi khắp các viện để cứu chữa.
Anh Thắng lưng địu con, tay xách túi đồ lỉnh kỉnh, thuần thục như một người mẹ. Có vẻ anh đã quen công việc này. Người đàn ông kiệm lời, tay cầm cuốn sổ hộ nghèo, không “trình bày kể lể” mỗi khi bác sĩ Phạm Thị Việt Dung – Khoa Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hỏi han.
Không trả lời quá 5 từ khi bác sĩ hỏi thăm, nhưng khi bế con, giữ tay con cho bác sĩ khám, anh Thắng mắt đỏ hoe, ầng ậc nước, không dám nhìn thẳng vào mắt ai, nhưng dường như tha thiết muốn bác sĩ cứu con mình.
Cậu bé nhỏ thó, nhìn đâu cũng thấy lạ lẫm. “Tôi hơi hoang mang, không biết lấy chất liệu ở đâu để tạo hình cho con, khi mà phần da lành của con còn quá ít ỏi” – TS Phạm Thị Việt Dung chia sẻ.
Chiều Chủ nhật 14/10, bé Đà sẽ được nhập viện, sẽ thực hiện mổ lần đầu tiên. Các bác sĩ hi vọng sau 3 lần mổ bé sẽ có gương mặt sáng.
“Chúng tôi sẽ cố gắng để kịp lần đầu tiên trong đời con nhìn thấy mình trong gương không phải là gương mặt lem nhem, đen sì này. Con sẽ không còn phải cúi mặt khi gặp người lạ” – BS Việt Dung kỳ vọng…
Theo TS. Phạm Thị Việt Dung, các vết chàm đen chính là các u sắc tố lành tính. Chúng được xem là bớt sắc tố bẩm sinh, có người sinh ra đã nhìn thấy rõ các vết tích đó, nhưng cũng có người bớt sắc tố chỉ xuất hiện khi bước vào t.uổi trưởng thành.
Các vết chàm đen thường xuất hiện ngay từ khi trẻ lọt lòng, lớn dần theo thời gian dù rất chậm, sau t.uổi dậy sẽ cố định lại. Kích thước của các vết chàm có thể lớn bằng đầu ngón tay, bàn tay thậm chí là lan rộng trên 1 phần cơ thể.
Các bác sĩ cho biết dù chàm đen không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng sự có mặt của chúng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống của trẻ, nhất là khi trẻ càng lớn.
Tuy nhiên, BS. Dung cũng cảnh báo, có một số trường hợp ung thư hắc tố xuất phát trên nền tổn thương của các vết chàm đen bẩm sinh. Nếu thấy xuất hiện tình trạng vết chàm đột nhiên to hơn, biến dạng hoặc bị đau, đây rất có thể là dấu hiệu của u sắc tố phát triển thành giai đoạn ác tính. Cha mẹ cần đưa con đi khám ngay lập tức nếu thấy các hiện tượng này.
Theo afamily