Sáng 14-10, lãnh đạo Bộ Chỉ huy BĐBP Đắk Lắk đến động viên và thăm hỏi sức khỏe Đại úy Chun Sok Nin, Đồn trưởng Đồn Cảnh sát Bảo vệ Biên giới bộ Oro thuộc Ty Công an tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Lãnh đạo Bộ Chỉ huy BĐBP Đắk Lắk động viên và thăm hỏi sức khỏe Đại úy Chun Sok Nin. Ảnh: Ngọc Lân
Trước đó, ngày 6-10, sau khi nhận được đề nghị từ phía bạn, Quân y Đồn Biên phòng Ea H’Leo, BĐBP Đắk Lắk tiếp nhận Đại úy Chun Sok Nin trong tình trạng mệt mỏi, sốt cao liên tục, đau mỏi cơ toàn thân. Bộ Chỉ huy BĐBP Đắk Lắk đã cử tổ quân y phối hợp với y, bác sĩ tại Bệnh xá Quân dân y 737 thuộc Đoàn Kinh tế quốc phòng 737 (Quân khu V) sơ cứu ban đầu.
Sau khi qua cơn nguy kịch, Đại úy Chun Sók Nin được Quân y BĐBP Đắk Lắk chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để có điều kiện tốt hơn trong chuẩn đoán và điều trị. Tại đây, các bác sĩ chuẩn đoán bệnh nhân bị bệnh viêm phổi nặng.
Hiện tại, tình hình sức khỏe của Đại úy Chun Sók Nin đang tiến triển tốt và thường xuyên được các bác sĩ và quân y BĐBP Đắk Lắk quan tâm chăm sóc, điều trị tận tình.
Nguyễn Ngọc Lân
Theo bienphong.com
B.é g.ái 30 tháng t.uổi tiên lượng rất xấu, bất ngờ được cứu sống bằng ECMO
Điều trị viêm phổi nặng tại nhiều bệnh viện nhưng không hiệu quả, b.é g.ái 30 tháng t.uổi sau đó bị sốt co giật, suy hô hấp, rồi rơi vào trạng thái sốc, nguy kịch, tiên lượng rất xấu, nhưng bất ngờ được cứu sống bằng phương pháp ECMO.
B.é g.ái T.N.P.L. (30 tháng t.uổi, ngụ quận 4, TP.HCM) đã được cứu sống sau khi bị viêm phổi nặng dẫn đến suy hô hấp, nguy kịch – Ảnh: BVCC
Sau 10 ngày điều trị viêm phổi nặng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), b.é g.ái T.N.P.L. (30 tháng t.uổi, ngụ quận 4, TP.HCM) được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM điều trị tiếp 12 ngày, nhưng tình trạng bệnh của bé ngày càng nặng hơn. Bệnh nhi vẫn sốt cao liên tục, viêm phổi nặng dần, sốt co giật, suy hô hấp tiến triển, khởi phát thêm cơn suyễn nặng, sức thở của bệnh nhi đuối dần dù được hỗ trợ thông khí áp lực dương liên tục, kháng sinh mạnh.
Các bác sĩ ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tiến hành chụp X-quang phổi thì phát hiện bệnh nhi bị tổn thương phổi trắng xóa và phổi không thể trao đổi khí thêm được. Bệnh nhi được đặt nội khí quản, thở máy thông số cao và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM vào ngày 23.9.2019.
BSCK2 Lê Vũ Phượng Thy – Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết, trong suốt quá trình điều trị tại khoa cấp cứu của bệnh viện, bệnh nhi vẫn không cải thiện tình trạng suy hô hấp, bé tiếp tục rơi vào tình trạng sốc, tụt huyết áp, tiên lượng rất xấu, độ bão hòa oxy trong m.áu chỉ còn 60%. Bệnh nhi lập tức được chuyển thẳng vào Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.
Tại đây, sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định thống nhất triển khai áp dụng kỹ thuật trao đổi oxy màng ngoài cơ thể (ECMO) mode V-V cho bệnh nhân.
Một ê kíp mạch m.áu nhanh chóng được huy động phối hợp nhịp nhàng cùng ê kíp Hồi sức tích cực tiến hành xẻ mạch m.áu, luồn canula, primming máy ECMO và kết nối hoàn chỉnh vào cơ thể bệnh nhi.
“Sau khi triển khai ECMO và theo dõi sát, tình trạng bé tiến triển tốt dần. Đến chiều nay (6.10), bệnh nhi đã ngưng hết thuốc vận mạch hỗ trợ tuần hoàn, giảm đáng kể thông số thở máy và rút ống nội khí quản ngay sau khi vừa cai ECMO. Hiện phổi của bé đã cải thiện đáng kể, 2 phế trường sáng dần, thông khí tốt cả 2 phổi, bệnh nhân đã có thể tự thở”.
Theo bác sĩ Thy, đây là trường hợp đầu tiên tại khu vực phía Nam trẻ bị viêm phổi nặng kèm suyễn, nguy kịch suy hô hấp cấp được thực hiện ECMO mode V-V. “Có lẽ đây là một trong những trường hợp hiếm hoi tại Việt Nam được bỏ thở máy ngay sau khi chạy ECMO mode V-V. Chính kỹ thuật kịp thời này là yếu tố then chốt, góp phần vào sự thành công của điều trị, bệnh nhi đã gần như bình phục hoàn toàn và trở lại cuộc sống bình thường”, bác sĩ Thy chia sẻ.
Bác sĩ Thy cho biết, kỹ thuật ECMO mode V-V được sử dụng trong các bệnh lý nguy kịch của phổi khi đã tiến hành các biện pháp hồi sức hô hấp tích cực như: thở ôxy, thở máy thông số cao mà lượng ôxy m.áu vẫn thiếu.
Phương pháp ECMO được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp nặng do tổn thương phổi hoặc trụy tim, suy tuần hoàn nặng đáp ứng kém hoặc không còn đáp ứng với các biện pháp hồi sức thông thường. Đây chính là biện pháp cuối cùng, là tia hy vọng cho những bệnh nhân đang cận kề cái c.hết.
Hồ Quang
Theo motthegioi