Theo Liên đoàn béo phì thế giới (WOF), các chuyên gia lo ngại chỉ sau 11 năm nữa, tỷ lệ t.rẻ e.m mắc chứng bệnh này sẽ tăng hơn 60% và đạt con số 250 triệu.
Chứng béo phì ở trẻ nhỏ Ảnh: Reuters
Theo The Guardian, không chỉ các nước phát triển mà cả những nước đang phát triển cũng gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên, theo ý kiến của những chuyên gia phân tích, chính phủ các nước hiện vẫn chưa áp dụng những biện pháp đủ mạnh để giải quyết vấn đề nêu trên.
Chứng béo phì ở trẻ nhỏ ngày càng trở thành vấn đề nóng đối với toàn bộ thế giới: “Theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2030, số lượng t.rẻ e.m và thiếu niên mắc bệnh béo phì trên thế giới sẽ tăng từ 150 triệu lên 250 triệu”. Thông tin này này dựa vào nguồn “Bản đồ t.rẻ e.m béo phì” do Liên đoàn béo phì Thế giới cung cấp.
Trong tài liệu do tờ báo của Anh công bố, các chuyên gia của tổ chức này đã tiến hành nghiên cứu tại 191 quốc gia và tính toán rủi ro “khủng hoảng béo phì” đối với từng nước, trên cơ sở một loạt các yếu tố. Trong đó các yếu tố gồm chính sách của chính phủ trong lĩnh vực chống béo phì, tỷ lệ người dân bị mắc chứng bệnh này, tỷ lệ hút thuốc của các bà mẹ và mức độ chậm phát triển chiều cao của t.rẻ e.m, cũng như mức độ hoạt động thể chất của trẻ v.ị t.hành n.iên.
The Guardian thông tin thêm, hàng loạt các quốc đảo trên Thái Bình Dương, gồm Quần đảo Cook và Palau, cũng như Puerto-Rico và Vương quốc châu Phi Estvantini (trước đây là Swaziland), có tỷ lệ rủi ro cao nhất, tương đương 11 điểm. Cách nhóm này không xa là New Zealand với mức điểm rủi ro 10,5.
Bên cạnh đó, theo ý kiến của các chuyên gia WOF, những vấn đề phức tạp nói trên đang đặt ra cấp thiết trước tất cả các quốc gia: cụ thể, Ukraine có tỷ lệ người mắc chứng bệnh béo phì trong độ t.uổi sơ sinh cao nhất (26%), tại Quần đảo Cook có tới 40,7% t.rẻ e.m độ t.uổi từ 5 đến 19 mắc bệnh béo phì, còn ở Mỹ – 25% t.rẻ e.m và 20% người lớn.
Theo đ.ánh giá của các chuyên gia, cả những quốc gia nghèo lẫn giàu cũng gặp phải vấn đề tương tự: tại Trung Quốc đến năm 2030 sẽ có 62 triệu t.rẻ e.m bị béo phì, tại Ấn Độ – 27 triệu, ở Mỹ – 17 triệu, tại Congo – 2,4 triệu, còn ở Tanzania và Việt Nam – 2 triệu.
Trong bài viết của của tờ báo Anh ghi rõ, theo “Bản đồ t.rẻ e.m béo phì” thì đa số các quốc gia được nghiên cứu gần như không thể thực hiện hết được những nhiệm vụ do Tổ chức Y tế thế giới – WHO đặt ra, đối với việc không được phép để bệnh béo phì của t.rẻ e.m tăng từ năm 2010 đến hết năm 2025. Cụ thể, theo đ.ánh giá của WOF, xác suất đạt được chỉ tiêu này của WOF tại 156 quốc gia là dưới 10%.
Nam Hiếu
Theo RT/doisongphapluat
WHO cảnh báo nguy cơ béo phì gia tăng ở Tây Thái Bình Dương
Ước tính có khoảng 84 triệu người từ 5-19 t.uổi trong khu vực bị béo phì, con số cao hơn nhiều so với các khu vực khác, trong đó có khoảng 7,2 triệu t.rẻ e.m khu vực bị béo phì khi lên 5 t.uổi.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 7/10, kỳ họp lần thứ 70 của Ủy ban Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương, đã khai mạc nhằm thảo luận về các biện pháp và đề ra những ưu tiên bảo vệ và tăng cường sức khỏe của gần 1,9 tỷ dân sinh sống trong khu vực này.
Dự kiến, các bộ trưởng và quan chức y tế cấp cao các nước khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ thảo luận về cách thức tăng cường hành động chống lại tình trạng kháng thuốc chống vi trùng, chính sách đối phó với những thách thức y tế hiện nay và trong tương lai, kiểm soát tình trạng hút t.huốc l.á, tăng phúc lợi cho người cao t.uổi…
Kỳ họp lần này diễn ra trong bối cảnh khu vực Tây Thái Bình Dương đối mặt với nguy cơ béo phì ngày càng tăng, đặc biệt ở t.rẻ e.m.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Giám đốc WHO phụ trách khu vực Tây Thái Bình Dương Takeshi Kasai cho biết ước tính có khoảng 84 triệu người từ 5-19 t.uổi trong khu vực bị béo phì, con số cao hơn nhiều so với các khu vực khác, trong đó có khoảng 7,2 triệu t.rẻ e.m khu vực bị béo phì khi lên 5 t.uổi.
Ông Kasai bày tỏ lo ngại tình hình này có thể trầm trọng hơn khi các em lớn lên, đồng thời cho biết t.rẻ e.m có nguy cơ cao nhiễm các bệnh không lây nhiễm (NCD) như cao huyết áp, tiểu đường và béo phì.
Hiện, WHO đang nỗ lực đi đầu trong chiến dịch nhằm kiềm chế các bệnh do lối sống gây ra có liên quan tới béo phì, nguyên nhân được cho gây ra 80% trường hợp t.ử v.ong trong số 1,9 tỉ dân ở Tây Thái Bình Dương.
Ông Kasai nêu rõ: “Trẻ em có thói quen lành mạnh hơn trong giai đoạn đầu đời sẽ tiếp tục có một lối sống lành mạnh. Nói cách khác, những trẻ không thể hình thành lối sống lành mạnh ở giai đoạn đầu đời, sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều và các bệnh NCD như cao huyết áp, tiểu đường là mối đe dọa đối với khu vực Tây Thái Bình Dương trong tương lai.”
Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng gấp đôi trong 10 năm nữa.
Theo ông Kasai, sự tăng trưởng này đồng nghĩa là ngành y tế và dịch vụ y tế phải đối mặt với những thách thức lớn./.
Minh Châu
Theo TTXVN/Vietnamplus