Ăn gì để giảm cảm giác thèm ăn cho người thừa cân?

Giảm cân là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại của người thực hiện. Việc giảm cân sẽ không thể thực hiện với những ai nóng vội. Việc xây dựng chế độ ăn hợp lý, mang tính dài lâu có ý nghĩa quyết định tới hành trình giảm cân.

Ảnh minh họa

Đậu phộng

Việc ăn đậu phộng có thể tăng cường sản xuất hormone cholecystokinin, vốn có thể ngăn chặn sự thèm ăn một cách tự nhiên. Nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Đại học California (Mỹ) còn cho thấy ăn loại hạt trên, hay bất kỳ quả hạch nào, cũng có thể giúp ổn định mức đường huyết và giảm cholesterol xấu (LDL).

Yến mạch

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng yến mạnh tham gia vào thực đơn giảm cân của mình để thay thế cho các loại ngũ cốc khác. Chứa nguồn chất xơ dồi dào tuy nhiên lại có hàm lượng tinh bột thấp, yến mạch gần như là thực phẩm có mặt trong hầu hết mọi bữa ăn của những người đang thực hiện giảm cân trên toàn thế giới. Đặc biệt, trong yến mạch còn có vô số vitamin cần thiết giúp đẩy lùi quá trình lão hóa, cải thiện làn da.

Trứng

Hàm lượng protein trong trứng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Một nghiên cứu được thực hiện trên 30 phụ nữ thừa cân hoặc béo phì gần đây cho thấy protein có thể ngăn chặn sự gia tăng đột ngột lượng đường trong m.áu, vốn có thể giảm thiểu sự thèm ăn.

Nước

Nếu cảm giác thèm ăn xuất hiện trong khi cơ thể thật sự không có nhu cầu nạp năng lượng, hãy uống nước để làm đầy bao tử. Nước – đồ uống không chứa calo – có lẽ là lựa chọn tốt nhất để chế ngự cơn thèm ăn cho những ai đang theo đuổi kế hoạch giảm cân. Chú ý uống nước đều đặn suốt ngày và bất kỳ lúc nào bạn cảm thấy đói nhằm đ.ánh lừa não bộ rằng bao tử đang no căng. Một kết quả nghiên cứu gần đây ở những người đang theo đuổi chế độ ăn ít calo cho thấy, những người uống 2 ly nước trước mỗi bữa ăn đã giảm được 7 kg trong vòng 12 tuần so với 5 kg ở những người không uống nước trước khi dùng bữa.

Trà xanh

Đây là loại đồ uống nổi tiếng về khả năng chống ôxy hóa. Tuy nhiên, trà xanh còn có khả năng kích thích việc giải phóng hóc-môn giúp kiểm soát hoặc hạn chế sự thèm ăn. Khả năng của trà xanh thể hiện ở việc đẩy mạnh sự đ.ánh lừa, tạo cảm giác no giả, làm tăng tỷ lệ chuyển hóa, ngăn chặn việc tiêu hóa chất béo và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Chúng cũng là thực phẩm giúp đốt cháy chất béo (có thể làm tiêu hao đến 43% chất béo).

Các loại rau củ quả

Đây là nguồn dinh dưỡng chứa lượng chất xơ, vitamin không hề nhỏ. Đặc biệt ở các loại rau có màu xanh thuộc họ cải hay bí đao… hay các loại quả như: dưa hấu, táo, cam… với lượng calo thấp nhưng chất xơ và vitamin, khoáng chất cao góp phần tác động không nhỏ trong việc chuyển hóa năng lượng, đào thải mỡ thừa hiệu quả.

Quỳnh An

Theo motthegioi

Thoát vị đĩa đệm là gì? Triệu chứng và nguyên nhân bệnh

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm nhất đang ngày càng phổ biến và trẻ hóa ở những người làm việc văn phòng, phải ngồi nhiều, thừa cân, béo phì… Dưới đây những triệu chứng và nguyên nhân của căn bệnh này.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống. Về giải phẫu bệnh có sự đứt rách vòng sợi, về lâm sàng gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.

Cột sống của người bình thường có 23 đĩa đệm (5 cổ, 11 lưng , 4 thắt lưng và 3 chuyển đoạn). Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống với hình thấu kính lồi hai mặt, gồm nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn.

Thoát vị địĩa đệm làm giảm chất lượng cuộc sống.

Nhờ có khả năng chun giãn của vòng sợi và dịch chuyển sinh lý của nhân nhầy mà đĩa đệm có tính thích ứng, đàn hồi cao, giúp cột sống tránh được những chấn động mạnh.

Đây được đ.ánh giá là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm nhất. Ngoài những cơn đau buốt cột sống , người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt, teo chân tay… thậm chí là liệt hoàn toàn.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng của bệnh tùy theo giai đoạn của bệnh cảnh. Tuy nhiên người mắc bệnh này sẽ có một số dấu hiệu đặc trưng như sau:

Đau nhức, ê mỏi vùng cột sống

Triệu chứng đau có thể xuất hiện ở rất nhiều bộ phận của cơ thể, tuy nhiên điển hình nhất là 3 vị trí: cổ, sau gáy và vùng thắt lưng.

Trong đó, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ gây đau buốt vùng sau gáy, đau lan xuống cánh tay, bàn tay và bả vai. Tần suất và mức độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ.

Cơn đau tăng lên khi vận động mạnh, ho, hắt hơi, ngồi lâu cũng có cảm giác tê mỏi. Trường hợp nặng chỉ cần đi bộ một đoạn là thấy đau nhức không muốn bước tiếp, cơn đau “giày vò” cả vào ban đêm khiến cho người bệnh mất ngủ.

Đối với vùng thắt lưng, những cơn đau lưng sẽ kéo theo đau thần kinh tọa, cơn đau có thể kéo xuống hông, mông, sau đùi, bàn chân và ngón chân.

Cơn đau xuất hiện ở các đoạn vận động chính là cổ và lưng, ban đầu khởi phát âm ỉ, từ từ sau đó tăng dần về tần suất, mức độ. Biểu hiện này thường xuất hiện khi người bệnh vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi.

Các động tác cúi, vươn người, nghiêng người trở nên vô cùng khó khăn. Biên độ vận động lúc này tương đối hạn chế, khó gập, nghiêng và xoay lưng.

Tê bì chân tay

Khi khối thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh ở mức độ nặng, người bệnh sẽ bị tê tay hoặc chân thường xuyên. Ở đầu ngón tay và chân có cảm giác tê bì, ngứa râm ran như kim chích hoặc kiến bò.

Đôi khi bệnh nhân còn bị ngứa hoặc khó chịu ở khe ngón tay, ngón chân. Triệu chứng tê buốt còn lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân.

Mất kiểm soát đại tiện, tiểu tiện

Mất kiểm soát đại tiểu tiện xảy ra khi dây thần kinh chỉ huy từ não đến bàng quang và ruột bị chèn ép khiến cho nhiều bệnh nhân không kiểm soát được đại tiểu tiện.

Teo cơ, yếu cơ

Khi người bệnh bị có các triệu chứng téo cơ, yếu cơ thì đây là thời điểm thoát vị đĩa đệm đã bước vào giai đoạn nặng.

Rễ thần kinh bị đè nén trong thời gian dài, m.áu khó lưu thông, người bệnh sợ đau nên ngại vận động khiến các cơ không được hoạt động thường xuyên dẫn đến teo cơ, yếu cơ ở tay và chân.

Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác khó cầm nắm đồ vật, đi bộ được một đoạn là cảm thấy mệt, đau nhức.

Vì sao người trẻ dễ mắc thoát vị đĩa đệm?

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay căn bệnh xương khớp này ở nước ta chiếm tỉ lệ khá cao, có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này và đang có xu hướng trẻ hóa, thường gặp ở lứa t.uổi từ 20-55 t.uổi.

Bên cạnh đó, nhiều người thường phát hiện bệnh quá muộn và chữa trị không đúng cách nên bệnh có thể tái phát nhiều lần và ngày càng nặng hơn, dẫn đến mất khả năng vận động.

Một số nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm như thoái hóa tự nhiên, chấn thương, thừa cân béo phì, tư thế ngồi – đi – đứng sai hoặc mắc các bệnh lý về cột sống.

Người làm văn phòng dễ mắc phải căn bệnh xương khớp này.

Trong đó, thoái hóa sinh học (do t.uổi càng cao, đĩa đệm càng mất nước, dễ bị bào mòn), nghề nghiệp (nha sĩ, công nhân, dân văn phòng, nông dân… phải cúi lâu, bê vác vật nặng nhiều.

Ngoài ra, những thói quen sai tư thế như quá ưỡn, quá khom, vẹo cột sống…, chấn thương (ngã ngồi dập mông xuống đất, tai nạn khi chơi thể thao hoặc tham gia giao thông…).

Yếu tố chấn thương cấp (thay đổi tư thế đột ngột, ngã, tai nạn…) cùng những yếu tố vi chấn thương (sang chấn không đủ mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần) có thể là nguyên nhân khởi phát ban đầu.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi có các triệu trứng tương tự người bệnh phải nhận biết sớm để có phác đồ điều trị sớm và kịp thời, tránh để lâu dẫn đến những biến chứng khó lường.

Theo thoidai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *