Có một giai đoạn mà các bé mới sinh cứ khóc mãi không ngừng, ngày nào cũng đúng đến giờ đó là khóc không rõ nguyên nhân.
Khi thấy một em bé sơ sinh khóc vào tầm chiều tối, người ta thường nói rằng “Tối rồi nên bé tìm mẹ đấy”. Nhưng thực tế không phải bé tìm mẹ, vì mẹ hay ai khác bế thì bé cũng vẫn khóc ngằn ngặt như vậy. Tại sao lại xảy ra hiện tượng này?
Hiện tượng trên được khoa học giải thích là “ giờ phù thủy” – wich hour, còn dân gian thì gọi là “khóc dạ đề”.Khóc dạ đề có thể được mô tả là một giai đoạn kỳ lạ mà hầu hết tất cả các em bé sơ sinh đều trải qua. Nó có xu hướng xảy ra vào cùng một thời điểm mỗi ngày và thường xảy ra vào khoảng từ 5 giờ chiều đến 12 giờ đêm. Cứ tới giờ đó là các bé bất ngờ quấy khóc dai dẳng không thể dỗ được. Khóc dạ đề bắt đầu diễn ra từ tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3 kể từ khi em bé chào đời, nó sẽ đạt cực đại vào khoảng tuần thứ 6 và sau đó giảm dần khi bé được 3 – 4 tháng t.uổi.
Trong thời gian này, em bé có thể quấy khóc hơn bình thường và cha mẹ khó mà xoa dịu được bé. Bé có thể muốn bú hoặc không chịu bú. Bé có vẻ mệt mỏi nhưng không chịu ngủ. Và có vẻ như chính bé cũng không biết bản thân mình muốn gì. Hành vi này của bé có thể là một thách thức lớn đối với cha mẹ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. nhưng các mẹ hãy nhớ rằng điều này là bình thường.
Vì sao bé lại quấy khóc vào buổi chiều tối và tối?
Các em bé sơ sinh chưa biết nói nên chưa thể biểu đạt ý muốn của mình với cha mẹ. Bé sử dụng tiếng khóc như một thứ ngôn ngữ truyền thông điệp. Bác sĩ nhi khoa Harvey Karp – tác giải cuốn sách Understanding Your Child’s Brain and Behavior (Tạm dịch: Tìm hiểu về bộ não và hành vi của trẻ) – lý giải hiện tượng khóc dạ đề này dưới góc nhìn chuyên khoa như sau:
– Do nồng độ prolactin của mẹ (hormone “gọi” sữa về) giảm vào cuối ngày, dẫn đến sữa chảy chậm hơn. Và khi dòng sữa chảy về chậm hơn, ít sữa hơn so với nhu cầu của bé khiến bé cảm thấy thất vọng. Bé khóc dỗi. Tuy nhiên, cha mẹ hãy yên tâm, đây là điều bình thường khi nuôi con bằng sữa mẹ. Cho bé bú thường xuyên trong những khoảng thời gian này sẽ giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào.
– Bé quá mệt mỏi cũng có thể là một yếu tố góp phần làm nên tâm trạng gắt gỏng vào cuối ngày. Ở độ t.uổi nhỏ này, các em bé không thể tự làm dịu mình. Vì vậy, vào cuối ngày, bé cảm thấy cáu kỉnh. Và một khi bé đạt đến đỉnh điểm của sự cáu kỉnh, bé khó có thể bình tĩnh lại.
– Có thể bé khóc vì đau bụng khi nó xảy ra hơn ba tuần liên tiếp, ít nhất ba lần/tuần và thường sẽ kéo dài hơn ba giờ. Hiện tượng này sẽ bắt đầu ngay khi bé được hai tuần t.uổi và kéo dài cho đến khi bé được khoảng sáu tuần t.uổi. May mắn là nó sẽ hết khi bé được khoảng 3 – 5 tháng t.uổi. Mặc dù không ai biết nguyên nhân chính xác của việc đau bụng, nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng đó là giai đoạn phát triển.
– Đôi khi bé quấy khóc vì bé bị đầy hơi. Đầy hơi xảy ra trong quá trình bé bú mà nuốt quá nhiều không khí, dẫn đến tình trạng bé cảm thấy không thoái mà và khó chịu.
Vậy làm thế nào để xoa dịu được bé?
Cho bé bú thường xuyên, địu bé, cho bé nghe tiếng ồn trắng là những cách có thể xoa dịu em bé trong khoảng thời gian bé quấy khóc, cáu kỉnh và gắt gỏng (Ảnh minh họa).
– Điều đầu tiên cha mẹ cần làm là cho bé bú thường xuyên theo nhu cầu. Điều này là cách an ủi trẻ sơ sinh. Nó giúp bé thư giãn và sắp xếp lại cảm xúc của mình.
– Da kề da giữa mẹ và bé cũng là một cách tuyệt vời để giúp bé bình tĩnh và điều chỉnh lại cảm xúc. Bạn có thể vừa địu bé vừa làm việc của mình, cách này sẽ giúp xoa dịu bé, giảm căng thẳng và giúp bé ngủ ngon hơn. Cha mẹ cũng có thể cho bé nghe tiếng ồn trắng trong khi dỗ bé ngủ.
– Ợ hơi sau mỗi lần bú có thể giúp bé giảm bị đầy hơi hoặc đau bụng. Ợ hơi giúp giải phóng không khí mà bé nuốt trong lúc bú được thoát ra ngoài, cũng giúp bé dễ chịu hơn.
– Quấn cho bé: Trước khi được 4 tháng t.uổi, trẻ sơ sinh thường dễ dàng bình tĩnh hơn nếu được quấn trong khăn. Đó là bởi vì nó cho bé cảm giác giống như lúc còn ở trong bụng mẹ. Và khi các cử động của bé bị hạn chế, bé ít có khả năng vồ vập và vô tình làm đau chính mình.
Theo Helino
Bệnh nhi 4 tháng t.uổi mắc bệnh thận, bác sĩ khuyên các mẹ bầu cần làm việc này để theo dõi sức khỏe của con
Mới đây, khoa Ngoại Nhi tổng hợp – Trung tâm Sản Nhi tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.K.D (4 tháng t.uổi, tại Hạ Hòa – Phú Thọ) mắc bệnh thận phải đa nang.
Theo thông tin từ gia đình: Bệnh nhi được phát hiện thận phải đa nang từ khi được 26 tuần thai. Sau khi sinh, gia đình đưa trẻ đi khám ở nhiều nơi, ngày 10/09/2019 trẻ có biểu hiện ăn kém, quấy khóc nên gia đình đưa trẻ đến Trung tâm Sản Nhi khám.
Sau mổ 1 giờ trẻ ổn định và được cho bú mẹ. Sau mổ 3 ngày trẻ ổn định và được xuất viện.
Sau khi vào viện trẻ được thăm khám và chụp CT hệ tiết niệu có thuốc và được chẩn đoán: Thận phải loạn sản đa nang mất chức năng/hẹp động mạch thận phải. Sau đó các Bác sỹ đã hội chẩn với Thạc sỹ – Bác sỹ Lê Anh Dũng -Trưởng Khoa Thận Tiết Niệu – BV Nhi Trung ương tiến hành hội chẩn và chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ thận phải loạn sản mất chức năng.
Đến ngày 16/09/2019 trẻ được tiến hành phẫu thuật với vết mổ dài khoảng 3cm, sau khoảng gần 1 giờ phẫu thuật các bác sỹ đã cắt được toàn bộ quả thận phải loạn sản dạng nang mất chức năng (thận phải loạn sản nhìn giống như chùm nho).
Thận phải loạn sản đa nang mất chức năng (thận đã được chọc hút dịch trong khi phẫu thuật)
Một số thông tin về bệnh Thận loạn sản đa nang:
Thận loạn sản đa nang là tình trạng bất thường trong quá trình biệt hóa thận có từ lúc phôi thai liên quan tới di truyền trên nhiễm sắc thể thường, thận này có thể mất chức năng hoàn toàn hoặc nếu may mắn thì còn 1 phần chức năng. Ngoài ra, thận loạn sản có thể gây biến chứng như: Đau kéo dài, n.hiễm t.rùng tiểu, c.hảy m.áu hoặc n.hiễm t.rùng trong nang, cao huyết áp do hẹp động mạch thận…
Trong quá trình khảo sát thai nhi trên siêu âm, khảo sát hệ thống tiết niệu của thai nhi là một phần không thể thiếu.
Về hình thái học, có thể phát hiện các dị dạng hệ niệu của thai nhi và dựa vào lượng nước ối có thể đ.ánh giá chức năng của thận thai nhi. Khi khảo sát hệ niệu thai nhi, các vần đề đ.ánh giá: Có bàng quang hay không? Có thận hay không? Vị trí, kích thước, có nang? Có dãn hệ niệu hay không (dãn đái bể thận, niệu quản…)? Tổn thương một bên, hai bên? Giới tính của thai nhi?
Trong nhóm bệnh lý nang thận bao gồm: Thận loạn sản nang; Thận loạn sản nang do tắc nghẽn; Bệnh thận đa nang di truyền theo gen trội hoặc gen lặn.
Các bác sỹ cũng đưa ra khuyến cáo: Mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên và tiến hành siêu âm hình thái thai nhi để biết về tình hình phát triển của thai. Nếu bất cứ vấn đề gì bất thường cha mẹ cần được sự thăm khám và tư vấn của bác sỹ chuyên khoa Thận – Tiếu niệu để có phương hướng xử trí kịp thời sau khi em bé sinh ra.
Theo Helino