Gần đây, tình trạng người dân ở Cà Mau bị chó cắn và t.ử v.ong do mắc bệnh dại liên tiếp xảy ra. Nguyên nhân chính dẫn đến t.ử v.ong là do sự chủ quan của người dân không chịu đi tiêm phòng khi bị chó cắn. Điều này, rất nguy hiểm đến tính mạng của người bị chó cắn nếu đó là chó dại.
Nhiều trường hợp đi tiêm phòng bệnh dại ngay khi bị chó dại cắn- Ảnh: Khải Nguyễn
C.hết chứ chẳng chơi!
Mới đây, UBND TT.Sông Đốc, H.Trần Văn Thời (Cà Mau), cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra 1 trường hợp t.ử v.ong do bị chó dại cắn. Nạn nhân được xác định là cháu Đỗ Đăng Kh., 5 t.uổi, là con của ông Đỗ Tấn Đ. ngụ ấp 11, TT.Sông Đốc. Theo ông Nguyễn Phương Đông, Phó chủ tịch UBND TT.Sông Đốc, vào ngày 2.9, gia đình ông Đ. có đưa cháu Kh. đến chơi nhà người quen ở ấp Láng Cháo, xã Phú Tân, H.Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
Khi đi quanh nhà chơi, cháu Kh. bị 1 con chó không rõ của ai, chạy lại nhà, nơi cháu đang đứng cắn vào vùng mặt, rồi chạy đi. Hiện chưa xác định được con chó của ai và đã tiêm ngừa bệnh dại hay chưa. Sau đó, cháu Kh. không được người thân xử lý vết cắn, cũng như không được tiêm ngừa vắc-xin hoặc kháng huyết thanh ngừa bệnh dại. Sau đó, chỉ được lấy nọc bằng phương pháp dân gian.
Người nuôi chó nên thực hiện việc rọ mõm và nuôi nhốt chứ không nên thả rong trên đường – Ảnh: Khải Nguyễn
Đến ngày 27.9, người nhà cháu Kh. nhận thấy cháu bé có triệu chứng mỏi mệt, sốt, đau cơ… thì bé Kh. được người thân đưa vào điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Minh Hải (Cà Mau) vào lúc 20 giờ cùng ngày. Tại đây, sau khi được các y bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, nhận thấy tình trạng sức khỏe của cháu Kh. kém nên cháu bé đã được chuyển lên Bệnh viện Nhiệt Đới (TP.HCM) để tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, cháu bé đã t.ử v.ong khi đang trên đường chuyển về nhà tại khóm 11, TT.Sông Đốc vào ngày 30.9.
Trước đó, ngày 13.9, trên địa bàn xã Khánh Hội, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, cũng đã xảy ra 1 trường hợp t.ử v.ong do bệnh dại. Nạn nhân là ông Nguyễn Văn Đ., 63 t.uổi. Khoảng 1 năm trước, ông Đ. bị chó nuôi ở nhà cắn vào chân, nhưng do chủ quan nên người đàn ông này đã không đi tiêm ngừa bệnh dại. Sau đó, ông Đ. phát bệnh vào ngày 6.9, với các triệu chứng ngứa, tê tay chân…
Đến ngày 9.9, ông Đ. có đến thăm khám tại các cơ sở y tế tại Cà Mau. Sau đó, người nhà ông Đ. xin chuyển lên Bệnh viện đại học Y Dược TP.HCM, để điều trị. Ông Đ. có biểu hiện sợ gió, sợ nước… nên được y bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, theo dõi bệnh dại và người đàn ông này được chuyển sang Bệnh viện Nhiệt Đới để tiếp tục điều trị vào ngày 11.9.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán dại và được lấy mẫu nước bọt xét nghiệm PCR-virut dại. Kết quả xét nghiệm từ mẫu nước bọt là dương tính với bệnh dại. Sau đó, nhận thấy tình trạng ông Đ. không khả quan nên gia đình bệnh nhân đã xin cho ông xuất viện về nhà để lo hậu sự và người đàn ông này đã t.ử v.ong sau đó.
Nên tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn
Trao đổi với PV về những bài thuốc dân gian gia truyền lấy nọc độc khi bị chó cắn, ông Đồng Văn Thống (Cà Mau), người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Đông y cho biết, bài thuốc dân gian lấy nọc chó cắn thì có rất nhiều như, bó thuốc Nam, Bắc hoặc lăn đất… Ông Thống chỉ ra nhiều bài thuốc dân gian, những bài thuốc gia truyền, xưa nay thường sử dụng. Nhưng ông khẳng định: “Tính mạng con người lớn lắm, nên tốt nhất là đi tiêm ngừa để phòng bệnh, vì vắc-xin tiêm người có khả năng kháng được bệnh. Trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có thông báo nhiều về tình trạng chó dại nên không ai chữa trị bằng những cách đó đâu”.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có rất nhiều điểm treo bảng lấy nọc chó, rắn cắn… Trong vai 1 người bị chó cắn nhưng uống thuốc không thuyên giảm, vẫn thường xuyên đau nhức, PV đã đến 1 cơ sở có treo bảng lấy nọc độc chó cắn trên địa bàn P.6, TP.Cà Mau (ngang Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau) để ngỏ ý nhờ lấy nọc.
Tại đây, tiếp PV là 1 người phụ nữ ngoài 60 t.uổi, hỏi vết thương cũ hay mới? Khi được trả lời là vết thương đã hơn 6 tháng nay rồi, và thấy PV đưa xem vết thương và than đau, người phụ nữ này khẳng định: “Đau nhức là vì nọc độc nó còn, bây giờ lấy nọc nhe”. Lúc này, PV có hỏi, cách lấy nọc như thế nào, bà này cho hay, đặt thuốc vô cho rút “cái nọc” ra và uống thuốc là khỏi. Một lần lấy có giá 250.000 đồng là sẽ khỏi hẳn.
Sau đó, PV vờ kể, hồi trước mình có sử dụng biện pháp dân gian bằng cách lăn đất, nhưng vẫn không khỏi. Nghe vậy, người phụ nữ tại cơ sở lấy nọc chó giải thích, việc lăn đất chỉ lấy được lông, còn nọc độc là nước miếng của chó vẫn còn, vì khi bị cắn, nọc độc sẽ rút vào vết thương. Tiếp đó, người phụ nữ đi vào trong nhà và mang ra thứ gì đó là những cục màu đen bằng đầu ngón tay cái, để đưa lên vết thương gọi là đặt thuốc lấy nọc.
Tuy nhiên, PV có phản ứng sợ đau, nên từ chối việc đặt thuốc và rời đi. Thấy vậy, người phụ nữ tỏ ý không hài lòng: “Không ấy, mày mua thuốc uống đi, 1 ngày 80.000 đồng. Lấy nọc có đau gì đâu, nếu bị bệnh dại mà ăn thức ăn trúng phải thì c.hết, cả thế giới cũng thua. Mà bây giờ đi chích ngừa người ta cũng chê nữa, vì chích ngừa chỉ có tác dụng trong 24 giờ kể từ lúc bị chó cắn”…
Biển lấy nọc chó được dựng trước nhà của một hộ dân trên đường Lý Thường Kiệt, P.6, TP.Cà Mau – Ảnh: Khải Nguyễn
Bác sĩ Lê Ngọc Định, Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã ghi nhận ít nhất 2 trường hợp t.ử v.ong do bệnh dại. Có 9 ổ dịch nghi dại và dại trên chó tập chung ở các H.Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời và TP.Cà Mau. Theo bác sĩ Định, tổng số người bị chó căn trong các ổ dịch trên là 35 người. Trong đó, có 35 người tiêm vắc-xin dại, 33 người đã tiêm huyết thanh kháng dại.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau, trong thời gian tới, tất cả chó, mèo trong vùng dịch phải được nuôi nhốt. Cách ly theo dõi những con vật nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh theo quy định. Riêng những con khỏe mạnh trong ổ dịch phải được tiêm phòng bệnh dại.
Đồng thời, tuyên truyền trong vùng dân cư, các tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại, cách xử lý vết thương khi bị động vật cào/cắn và các biện pháp phòng chống bệnh dại. Những người có nguy cơ cao nên thực hiện tiêm phòng trước phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm thực hiện điều trị dự phòng bằng vắc-xin, huyết thanh kháng dại theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Nếu chẳng may bị chó cắn, trong vòng 24 giờ đầu tiên, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để thực hiện việc tiêm phòng ngừa bệnh dại. Đừng để đến khi sự việc đáng tiếc xảy ra, như những trường hợp t.ử v.ong vì sự chủ quan không đi tiêm phòng khi bị chó cắn ở Cà Mau trong thời gian qua. Khi đó, có hối hận thì cũng đã quá muộn.
Khải Nguyễn
Theo motthegioi
2 người t.ử v.ong do bệnh dại, Chủ tịch tỉnh Cà Mau chỉ đạo “nóng”
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn.
Cà Mau tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý chó nuôi và phòng, chống bệnh dại ở động vật.
Ngày 4/10, ông Nguyễn Đức Thánh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa giao Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý chó nuôi và phòng, chống bệnh dại ở động vật.
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân quản lý chặt chẽ chó nuôi, không thả rong chó ra đường; tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn chó nuôi trên địa bàn, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng theo quy định. Bên cạnh đó, UBND các huyện, thành phố Cà Mau chỉ đạo các ngành chức năng tuyên truyền, vận động người dân khi bị chó cắn, phải đến cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Cà Mau, tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 2 trường hợp t.ử v.ong do bệnh dại ở người ở huyện U Minh và huyện Phú Tân; có 9 ổ dịch nghi dại và dại trên chó (trong đó, có 4 ổ xét nghiệm dương tính trên chó, 5 ổ không lấy được mẫu xét nghiệm, gồm: huyện Trần Văn Thời 4 ổ (2 ổ dương tính), huyện Cái Nước 4 ổ (1 ổ dương tính), TP Cà Mau 1 ổ dương tính). Số người bị chó cắn tại 9 ổ dịch là 35 người, tiêm vắc xin 35 người, tiêm huyết thanh kháng dại 33 người.
Một trường hợp ở Cà Mau bị chó dữ cắn vào bàn chân khi đi chợ.
Bác sĩ Lê Ngọc Định, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau chia sẻ, người dân có thói quen nuôi chó, mèo và chó nuôi thường thả rông, không xích nhốt và rọ mõm. Đa số không đăng ký, khai báo với chính quyền khi nuôi chó mèo tại hộ gia đình và không tự giác đem chó, mèo tiêm phòng vắc xin dại cho chó.
“Hiện nay, một số ít người dân có tính chủ quan, thiếu hiểu biết, phong tục tập quán lạc hậu khi bị chó, mèo còn điều trị theo phương thức gia truyền như lấy nọc, đắp thuốc… phương pháp này hiện nay chưa được được y học chấp nhận”, bác sĩ Định thông tin.
Cũng theo bác sĩ Định, để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả cần phải tiếp tục giám sát chặt chẽ tại cộng đồng, kịp thời phát hiện những trường hợp chó, mèo bị bệnh, c.hết hay cắn người… Phối hợp với cơ quan thú Y xác định xem còn bệnh dại nghi ngờ trên chó và các động vật khác hay không. Nếu có cần phối hợp xử lý ngay.
Vận động những người bị chó, mèo mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh cắn, cào, liếm hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh phải được xử lý vết thương ngay theo hướng dẫn. Đến ngay Trung tâm y tế hoặc các điểm tiêm ngừa vắc xin dại gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.
“Tuyệt đối không tự chữa hoặc điều trị thuốc nam, thuốc gia truyền, sẽ nguy hiểm đến tính mạng người bị chó cắn. Các điểm tiêm phòng khi người dân đến tiêm phòng dại cần khai thác kỹ tình trạng chó, mèo cắn người. Nếu chó, mèo có dấu hiệu bệnh dại hoặc cắn nhiều người cần báo ngay cho Trung tâm Y tế gần nhất biết để phối hợp phòng chống dịch kịp thời”, bác sĩ Định khuyến cáo đến người dân.
Theo baogiaothong