Dược lâm sàng là một lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam. Theo đó, không chỉ là người cung cấp thuốc, dược sĩ còn tham gia trực tiếp cùng với bác sĩ và điều dưỡng trong điều trị người bệnh hàng ngày, tư vấn cho người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
“Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, dược sĩ lâm sàng đã góp phần giảm tỉ lệ t.ử v.ong 22%, giảm tác dụng phụ của thuốc 74%; giảm 1,5 ngày điều trị trung bình và hàng trăm nghìn đô la của người bệnh hồi sức tích cực mỗi năm. Những con số nói trên đang khẳng định vai trò ngày càng trở nên không thể thiếu trong hồi sức tích cực để người bệnh được chăm sóc và điều trị tốt hơn” – Dược sĩ Caitlin S. Brown, chuyên sâu về lĩnh vực thần kinh tích cực và cấp cứu, Bệnh viện Mayo – Rochester (Mỹ) chia sẻ tại Hội thảo “ Nâng cao vai trò của Dược sĩ lâm sàng trong lĩnh vực Hồi sức tích cực“.
Dược sĩ Caitlin S. Brown, chuyên sâu về lĩnh vực thần kinh tích cực và cấp cứu, Bệnh viện Mayo – Rochester (Mỹ) chia sẻ về vai trò quan trọng của dược lâm sàng trong hồi sức cấp cứu
Hơn 7 năm phát triển cùng đội ngũ bác sĩ, các dược sĩ lâm sàng Vinmec đã có những tiến bộ vượt bậc, đóng góp quan trọng và trở thành một thành viên không thể thiếu trong nhóm điều trị đa ngành chăm sóc bệnh nhân. Các dược sĩ lâm sàng đi buồng hàng ngày cùng bác sĩ, điều dưỡng, nắm bắt sát sao tình trạng của người bệnh, tư vấn lựa chọn/thay đổi thuốc, đường sử dụng thuốc, tránh trùng thuốc, giảm thuốc không cần thiết để sử dụng thuốc đạt hiệu quả tối ưu cho người bệnh .
Các dược sĩ Vinmec chia sẻ về kinh nghiệm đi buồng đa chuyên khoa trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu
“Hội thảo nâng cao vai trò dược sĩ lâm sàng trong lĩnh vực hồi sức tích cực lần này là cơ hội để Vinmec học hỏi mô hình tổ chức và đào tạo dược sĩ lâm sàng chuyên sâu về hồi sức từ các nền y học tiên tiến. Qua đó, chúng tôi có thể gia tăng hơn nữa các hỗ trợ cho công tác chăm sóc người bệnh như sử dụng tối ưu kháng sinh, ngăn ngừa hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu do nằm lâu, kiểm soát tình trạng đau, ngăn ngừa xuất huyết tiêu hóa so stress… đem lại hiệu quả điều trị cao, an toàn nhất cho người bệnh” – TS.DS. Phan Quỳnh Lan, GĐ Dược Vinmec chia sẻ tại Hội thảo.
Dược sĩ lâm sàng Vinmec với những trăn trở để tư vấn lựa chọn/thay đổi thuốc, đường sử dụng – tránh trùng thuốc, giảm thuốc không cần thiết để sử dụng thuốc đạt hiệu quả tối ưu cho người bệnh.
Ngay từ khi đi vào hoạt động, Vinmec đã xây dựng và vận hành theo các tiêu chuẩn chất lượng JIC – tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về an toàn và hiệu quả điều trị. Cho đến nay, cùng với Dược lâm sàng, Tế bào gốc & công nghệ gen, hồi sức cấp cứu là lĩnh vực mũi nhọn được Hệ thống Y tế Vinmec tổ chức hội thảo quốc tế thường niên với tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu trên thế giới.
Hai hội thảo quốc tế “ Nâng cao vai trò của Dược sĩ lâm sàng trong lĩnh vực Hồi sức tích cực” và Đáp ứng hồi sức tích cực sớm: Phát hiện và phòng ngừa sớm, nâng cao hiệu quả hồi sức tích cực” vừa diễn ra tại Vinmec đã thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới cùng hơn 350 bác sĩ, dược sĩ, cán bộ y tế trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu tại Việt Nam.
Thành công các hội thảo không chỉ cho thấy nỗ lực của Vinmec không ngừng cập nhật kiến thức và phát triển nghiên cứu khoa học đem đến cho người bệnh chất lượng điều trị tối ưu, mà còn khẳng định uy tín của Vinmec với y giới trong và ngoài nước.
Dược lâm sàng là mô hình đã rất phát triển tại nhiều quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Australia, Nhật… Tại Việt Nam, Vinmec là một trong những bệnh viện đi đầu trong việc triển khai thực hiện công tác dược lâm sàng, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân. Đặc biệt, Vinmec cũng là hệ thống y tế đầu tiên ở Việt Nam phát triển dược lâm sàng theo mô hình chuẩn quốc tế của Úc và Mỹ với các các dược sĩ lâm sàng chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực hồi sức cấp cứu, ung bướu, tim mạch, hỗ trợ sinh sản, ghép tạng…
Theo Dân trí
5 nguyên nhân kỳ lạ có thể gây hắt hơi liên tục
Hắt hơi là hiện tượng hết sức bình thường. Nhưng đôi khi, những cơn hắt hơi liên tục bỗng dưng xuất hiện trong khi bạn hoàn toàn không bị cảm hay bất kỳ bệnh nào. Nguyên nhân có thể khiến không ít người bất ngờ.
Không gian ngột ngạt khiến không khí khó lưu thông tốt sẽ dễ gây hắt hơi, nhất là những nơi có nhiều khói thuốc hay nấm mốc – Ảnh minh họa: Shutterstock
Dùng thuốc mới
Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ kỳ lạ là hắt hơi, chẳng hạn như thuốc chẹn beta có tác dụng làm giãn mạch ở các bệnh tim mạch hay thuốc kháng viêm NSAID, theo The Healthy.
Tuy nhiên, tác dụng phụ này là không đáng kể và cũng không cần phải ngưng dùng thuốc. Nếu cảm thấy lo lắng thì người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ.
Cục u trong xoang mũi
Bệnh polyp mũi xảy khi trên niêm mạc xoang mũi xuất hiện cục u có cuống mềm. Cục u gây hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, làm giảm khứu giác và vị giác, bác sĩ Joseph Han tại Trường Y khoa Eastern Virginia (Mỹ), cho hay.
Không gian ngột ngạt
Nếu không gian trong nhà hoặc nơi làm việc lưu thông không khí kém thì rất dễ gây hắt hơi, nhất là những nơi có nhiều khói thuốc hay nấm mốc.
Trong trường hợp này, cách tốt là hãy mở cửa thông thoáng để không khí lưu thông và vệ sinh nhà cửa nhằm hạn chế nấm mốc, bụi bẩn.
Nhìn vào mặt trời
Nhìn vào những ánh sáng mạnh như ánh nắng mặt trời, ánh đèn có thể kích thoạt cơn hắt hơi. Một nghiên cứu công bố năm 2017 ở Đức phát hiện có đến 57% người được hỏi cho biết họ sẽ dễ bị hắt hơi khi nhìn vào ánh mặt trời hay ánh đèn. Điều này có thể mang lại một số nguy cơ không an toàn khi lái xe, theo The Healthy.
Nhổ lông mày
Nhổ lông mày hay nhổ tóc có thể gây kích thích lên dây thần kinh sinh ba. Đây là một trong những dây thần kinh chính của vùng mặt, chi phối khả năng tiếp nhận cảm giác, vận động ở vùng mặt. Vì thế, không lạ gì nếu bạn nhổ lông mày hay tóc và theo sau đó là cơn hắt hơi, theo The Healthy.
Theo thanhnien