Công dụng tuyệt vời của quả nhàu

Quả nhàu có mùi gắt, nồng, thường được dùng để hỗ trợ nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Quả nhàu khi chưa chín. Ảnh: Food

Nhàu là một loại thực vật có nguồn gốc từ Đông Nam Á, tên khoa học là Morinda citrifolia, thuộc họ cà phê. Loại cây này còn có tên gọi khác là dâu Ấn Độ, dâu bãi biển.

Theo nghiên cứu dinh dưỡng, trong 100ml nước ép nhàu có chứa 47kcal, 11g carbohydrate, 0,43g protein, 0,1g tổng chất béo, 1,49g đường, 0,2g chất xơ, 0,32g fructose, 0,1g Lactose cùng nguồn vitamin B dồi dào (B1, B2, B3, B5, B6, B12), vitamin C, E và t.iền vitamin A (beta-carotene) rất tốt cho sức khỏe.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Một trong những tác dụng đáng kể của quả nhàu là kiểm soát bệnh tiểu đường. Nguồn dinh dưỡng trong quả nhàu có tác dụng làm giảm mức glycosylated hemoglobin, triglyceride và cholesterol lipoprotein – các yếu tố gây ra bệnh tiểu đường. Ngoài ra, quả nhàu còn giúp tăng cường độ nhạy của các insulin và cải thiện sự hấp thu glucose trong cơ thể.

Ngăn ngừa ung thư

Nhờ khả năng ngăn chặn các liên kết DNA gây ung thư, nước ép quả nhàu giúp bạn ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy nước ép quả nhàu chứa nhiều thành phần có tác dụng hạn chế sự khởi phát bệnh ung thư gan, ung thư phổi và ung thư thận.

Ngăn ngừa bệnh gút

Trong nhiều năm trở lại đây, bệnh gout đã trở nên phổ biến hơn. Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gout gây ra những cơn đau đớn ở các khớp, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Nước ép quả nhàu là một trong những giải pháp giảm đau khớp do gout rất hữu hiệu. Các nghiên cứu đã chỉ ra các thành phần trong quả nhàu có khả năng kháng viêm, gây ức chế các enzyme xanthine oxyase – tác nhân gây ra bệnh gout. Bên cạnh việc uống nước ép quả nhàu, bạn có thể ăn loại quả này mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Quả nhàu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Boldsky

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Y khoa Illinois tại Rockford, các thành phần dinh dưỡng trong quả nhàu có khả năng làm dịu mạch m.áu, thúc đẩy sự lưu thông m.áu và ổn định huyết áp.

Thường xuyên ăn quả nhàu hay uống nước ép nhàu còn có tác dụng giảm tổng hàm lượng cholesterol, đặc biệt là giảm mức cholesterol LDL (có hại) và cải thiện mức homocysteine (yếu tố ảnh hưởng đến mạch m.áu gây ra bệnh tim mạch). Đồng thời, quả nhàu còn giúp cải thiện mức cholesterol HDL (có lợi) trong cơ thể, có lợi trong việc ngăn ngừa cũng như cải thiện sức khỏe bệnh nhân tim mạch.

Chống loạn thần

Không chỉ tốt cho gan, tim mạch và hệ xương khớp,… quả nhàu còn mang đến nhiều lợi ích cho hệ thần kinh. Việc uống nước ép hay ăn quả nhàu có tác dụng tích cực đối với bệnh nhân bị tổn thương não, rối loạn thần kinh hay các bệnh khác liên quan đến thần kinh..

Tác dụng phụ của quả nhàu

Dù mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng việc uống nước ép hay ăn quả nhàu không hề dễ dàng. Với những người mới bắt đầu tiếp xúc với quả nhàu, mùi nồng và gắt của nó có thể khiến bạn bị buồn nôn. Nếu uống nước ép hay ăn quả nhàu quá nhiều, bạn có thể gặp các vấn đề sức khỏe về thận.

Lưu ý, khi dùng thuốc chữa huyết áp cao, không nên dùng các món ăn từ nhàu để tránh những tác hại không mong muốn. Đồng thời, những người có vấn đề về thận không nên dùng quả nhàu, tránh khiến cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cũng không nên dùng quả nhàu vì nó có thể gây sảy thai.

Theo Boldsky/viettimes

Ăn 1 lá tía tô theo cách này, cả tá bệnh trong người cũng “tẩy sạch”

Lá tía tô có nhiều tác dụng thần kỳ khác mà ít ai biết, nhất là khi biết tận dụng theo cách sau đây.

Điều trị đau cơ thể

Vì khí huyết bất hòa, vận động ít và cúi đầu đọc sạch hoặc xem điện thoại quá lâu, thường sẽ khiến cơ thể bị đau nhức, khó chịu. Lấy 300g-500g tía tô cả gốc, cho vào nồi đun sôi, sau đó xông hơi, giúp điều trị các cơn đau nhức trên cơ thể.

Điều trị đau dạ dày

Ảnh minh họa

Lá tía tô có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.

Điều trị nôn ói khi mang thai

Bằng cách sử dụng tía tô kết hợp với các loại cây như đương quy, hoài quy, phòng sâm, cam thảo… cùng với 5 quả táo. Bạn uống mỗi ngày 1 thang, giúp an thai và hạn chế nôn ói.

Chữa bệnh gút

Đới với người bị bệnh gout, thì hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Còn khi lên cơn đau bị sưng tấy lên, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bên cạnh đó, có thể uống nước lá tía tô (sắc như sắc thuốc băc), cơn đau sẽ giảm rất nhanh.

Chữa mề đay, mẩn ngứa

Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,… có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. Lưu ý, sau xát lá tía tô, khi khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.

Lưu ý cần tránh khi dùng lá tía tô

Tía tô vừa dùng làm thức ăn vừa dùng làm thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nếu dùng vị thuốc này lâu ngày có thể khiến người mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ… Chú ý, không dùng tía tô trong trường hợp cảm nóng, người nhiều mồ hôi sử dụng cần thận trọng.

Các chuyên gia khuyến cáo, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Vì vậy, tốt nhất không nên tự ý dùng bừa bãi với liều lượng quá nhiều.

Theo Mộc/Khỏe & Đẹp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *