Nhật Bản là một trong số ít các quốc gia phát triển có chế độ ăn dinh dưỡng cao nhưng lại không gây béo phì cho t.rẻ e.m.
Một buổi ăn trưa tại trường mẫu giáo ở Yokohama (Nhật Bản). Ảnh: AFP
Theo một báo cáo gần đây của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Nhật Bản đứng đầu các bảng xếp hạng về các chỉ số sức khỏe t.rẻ e.m, với tỷ lệ t.ử v.ong trẻ sơ sinh và t.rẻ e.m suy dinh dưỡng tương đối thấp. Xứ sở Mặt trời mọc cũng là quốc gia có tỷ lệ t.rẻ e.m béo phì thấp nhất trong số 41 nước phát triển trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Liên minh châu Âu (EU).
Báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) dẫn nhận định từ các chuyên gia cho rằng bên cạnh việc nâng cao nhân thức từ bé ăn đa dạng các loại thức ăn và tham gia các cuộc kiểm tra sức khỏe thường xuyên, bữa ăn trưa đầy đủ dinh dưỡng tại trường học là yếu tố then chốt giúp t.rẻ e.m Nhật Bản tránh bị béo phì.
“Bữa trưa tại trường với thực đơn được các nhà dinh dưỡng đặt ra áp dụng cho tất cả các trường tiểu học và hầu hết trường trung học trên khắp Nhật Bản”, Mitsuhiko Hara – Giáo sư thuộc Đại học Tokyo Kasei Gakuin – lý giải.
Bữa trưa tại các trường học Nhật Bản là bắt buộc. Nhà trường không cho phép học sinh mang theo thức ăn từ nhà đi. Mỗi phần ăn trưa được thiết kế bao gồm lượng thức ăn có tổng số calo trong phạm vi 600-700 cân bằng các thành phần thịt, cá, rau và carbohydrate.
Một phần ăn trưa trường học điển hình tại Nhật Bản gồm có: cơm với cá nướng cùng rau mầm, ăn kèm với súp miso và thịt lợn. Kết thúc bữa ăn, các em sẽ được tráng miệng bằng sữa và quả mận khô.
“Bữa ăn trưa ở trường được thiết kế để cung cấp đủ dinh dưỡng thường bị thiếu trong các bữa ăn tại nhà. Tôi nghĩ rằng nó góp phần vào sự cân bằng dinh dưỡng cần thiết cho t.rẻ e.m”, quan chức Bộ giáo dục Nhật Bản – bà Mayumi Ueda – cho biết.
Không giống như hệ thống căng-tin được vận hành ở một số nước phương Tây, bữa trưa trường học Nhật Bản được phục vụ trong lớp học. Học sinh có nhiệm vụ dọn phần ăn và dọn dẹp phòng học sau đó. Thực đơn một ngày không có sự lựa chọn khác, cũng như không có phần ăn đặc biệt cho t.rẻ e.m ăn chay hay ăn theo giới hạn tôn giáo.
Theo Giáo sư Hara, những bữa ăn trưa tại trường không chỉ phục vụ mục đích đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh mà còn đem lại khối kiến thức về thực phẩm cho các em.
“Luôn có một chương trình phát sóng hàng ngày giải thích các các yếu tố dinh dưỡng trong bữa trưa ngày hôm đó, và đây là một cách để giáo dục các em”, Giáo sư Hara lý giải. Ở các trường tiểu học, học sinh sử dụng những thanh nam châm in hình thức ăn và đặt chúng vào các ô phân loại khác nhau dựa trên protein, thành phần carb.
Hàng năm, Chính phủ Nhật Bản đều triển khai các đợt nghiên cứu về các chất dinh dưỡng và thói quen ăn uống của người dân. Giới chức sử dụng những kết quả này để định hình thành phần dinh dưỡng trong các bữa ăn trưa tại trường học.
Bữa trưa tại trường học có mặt tại Nhật Bản vào năm 1889, xuất phát từ suất ăn cơm trắng và cá nướng cho các em học sinh sống tại vùng nông thôn tỉnh Yamagata phía Bắc. Khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, chương trình được nhân rộng ra toàn quốc trong bối cảnh nạn đói và tình trạng thiếu lương thực thực phẩm hoành hành.
Tuy nhiên, ngay cả Nhật Bản cũng không hoàn toàn thoát khỏi xu hướng t.rẻ e.m thừa cân và béo phì trong xã hội. “T.rẻ e.m ở những vùng nghèo dễ bị béo phì hơn vì các gia đình có xu hướng cắt giảm chi phí thực phẩm. Các em ăn ít chất đạm trong khi nạp nhiều carb và tinh bột. Điều này dẫn tới tình trạng béo phì”, Giáo sư Hara chia sẻ.
Chính vì vậy, bữa trưa trường học rất quan trọng đối với các em xuất thân trong hoàn cảnh như trên. “Rất nhiều chất dinh dưỡng được bổ sung bằng bữa ăn trưa ở trường. Nó cũng là bữa ăn cứu nhiều t.rẻ e.m ở những vùng khó khăn”.
Theo Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Cần quan tâm tình trạng trẻ thừa cân, béo phì
Với tâm lý nuôi con phải bụ bẫm, nhiều phụ huynh đã không kiểm soát được việc ăn uống, sinh hoạt của trẻ, do đó, không ít trẻ đang có nguy cơ bị dư cân, béo phì, nhưng vẫn thiếu chất dinh dưỡng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
Y, bác sĩ thị trấn Vân Du (Thạch Thành) tư vấn dinh dưỡng cho trẻ.
Những phụ huynh có con mập mạp thường ít cho con đi khám dinh dưỡng và không bao giờ nghĩ đến việc có thể bé vẫn bị suy dinh dưỡng, thiếu chất. Do đó, nhiều mẹ đã bất ngờ khi biết con mình to lớn hơn các bạn cùng t.uổi mà lại thiếu vi chất dinh dưỡng. Chị Lê Thị Vân, (phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa) là một trong những trường hợp như vậy. Được khen là “mát tay” nuôi con nên chị cứ ép cho cháu ăn mà không quan tâm đến việc con thừa cân. Con gái chị đã 4 t.uổi, cao 102cm và nặng 25 kg. Trong một lần con gái bị ốm, đi viện, chị đã phát hiện cô con gái bụ bẫm của chị lại thiếu chất dinh dưỡng. Ngay sau khi cháu khỏi ốm, chị đã đưa cháu đi khám dinh dưỡng và được biết cháu bị dư chất béo, chất đạm, thiếu một số vi chất như: Canxi, sắt, kẽm. Chị Vân chia sẻ: Sau hơn nửa năm cho con khám và theo dõi tại Viện Dinh dưỡng Trung ương (Hà Nội) và phòng tư vấn dinh dưỡng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, tôi đã được các bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý và chế độ sinh hoạt, vận động khoa học cho con. Không ăn đồ béo, nhiều đạm, tăng cường vận động thể chất nên cháu đã giảm được 3kg – gần về mốc phát triển bình thường.
Theo khoa học, thừa cân, béo phì cũng là một dạng của suy dinh dưỡng và thường được gọi là thừa cân béo phì để phân biệt với nhóm suy dinh dưỡng thực sự. Những trường hợp này, nhìn bên ngoài trẻ có thể trạng béo tốt, nhưng rất có thể trẻ đang bị thiếu: Canxi, vitamin D, m.áu, sắt, còi xương… Vì ở những trẻ này, nhu cầu về canxi, phốt pho, vitamin D cao hơn trẻ bình thường nên nếu cha mẹ không lưu ý thì có thể không đáp ứng đủ cho trẻ.
Trẻ suy dinh dưỡng thể thừa cân, béo phì phần lớn là do ăn nhiều chất đạm, chất béo, nhiều chất bột đường nhưng có sự mất cân bằng giữa các nhóm chất như ăn quá nhiều cơm, bánh mì, hoặc ăn quá nhiều bánh kẹo, uống nhiều nước ngọt… Đối với những trẻ dưới 1 t.uổi đã thừa cân, béo phì, nguyên nhân thường gặp là do trẻ uống sữa công thức mà không được bú sữa mẹ nên trẻ không được nhận canxi từ sữa mẹ; cha mẹ kiêng cữ quá kỹ, ít cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời; chế độ ăn không cân đối (cho trẻ ăn quá mặn hay quá nhiều chất đạm làm đào thải vitamin D qua nước tiểu); trẻ được ăn dặm sớm và ăn nhiều bột cũng gây tình trạng rối loạn chuyển hóa, ức chế hấp thụ canxi; chế độ ăn của trẻ không cung cấp đủ chất đạm nhưng vẫn nhận đủ hoặc dư năng lượng từ chất bột đường hay chất béo; sử dụng những loại sữa không phù hợp với thể trạng của trẻ. Năng lượng dư thừa sẽ tích trữ dưới dạng mỡ gây thừa cân, béo phì.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: Trẻ béo phì thường khó vận động hơn, dễ bị tai nạn, thương tích. Nhiều trẻ có tâm lý tự ti, xấu hổ, ngại giao tiếp do bị trêu ghẹo. Đặc biệt, suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì đan xen nhau là cửa ngõ của nhiều bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, mỡ m.áu, tổn thương khớp, xương và cả một số bệnh ung thư, thận, gan… nếu không được điều chỉnh, can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Vì những ảnh hưởng trên, thừa cân béo phì ở t.rẻ e.m được xem là vấn đề sức khỏe cộng đồng, do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bậc cha mẹ nên giúp trẻ phòng tránh và thoát khỏi nguy cơ thừa cân béo phì thông qua chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý bằng các giải pháp đơn giản: Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi chào đời, cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm đảm bảo đủ 4 nhóm: Chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng; cần ăn rau quả; uống đủ nước sạch hàng ngày; trẻ sau 6 tháng nên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa phù hợp với từng lứa t.uổi…
Bài và ảnh: Thùy Linh
Theo baothanhhoa