Bệnh trầm cảm – mối lo ngại sức khỏe không của riêng ai

Trầm cảm là đang “vấn nạn” lớn trong xã hội hiện đại và đe dọa sức khỏe của con người trên toàn cầu. Căn bệnh trầm cảm gây ra tổn thất nghiêm trọng về con người cũng như làm thất thoát hàng tỉ USD đối với nền kinh tế thế giới.

Có khoảng 350 triệu người ở mọi lứa t.uổi, từ tất cả các tầng lớp xã hội đang mắc phải căn bệnh trầm cảm trên toàn thế giới. Nguy hại hơn, trầm cảm đôi khi có thể dẫn đến t.ự s.át, đây là nguyên nhân thứ hai gây t.ử v.ong ở độ t.uổi từ 15-29 t.uổi.

Hiện nay trên toàn cầu có khoảng 350 triệu người ở mọi lứa t.uổi, từ tất cả các tầng lớp xã hội đang mắc phải căn bệnh trầm cảm. Nó gây ra sự đau đớn tinh thần và ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, ngay cả những công việc hàng ngày đơn giản nhất; hậu quả của trầm cảm còn gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ như gia đình, bè bạn và khả năng sinh tồn của họ. Nguy hiểm hơn nữa, trầm cảm đôi khi có thể dẫn đến t.ự s.át, đây là nguyên nhân thứ hai gây t.ử v.ong ở độ t.uổi từ 15-29 t.uổi. Vì những nguyên nhân đó, trầm cảm ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa t.uổi và cuộc sống con người ở tất cả các nước.

Tổ chức Y tế Thế giới đặc biệt chú ý đến ba nhóm: v.ị t.hành n.iên và thanh niên, phụ nữ trong độ t.uổi sinh sản (đặc biệt là sau khi sinh con) và người cao t.uổi (trên 60 t.uổi).

1. Những điều cần biết để phòng chống trầm cảm

– Những người hướng nội dễ bị trầm cảm hơn

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người sống hướng nội có nguy cơ bị trầm cảm và các triệu chứng của bệnh cao hơn so với người khác. Các đặc điểm khác của người hướng nội như sợ hãi hoặc thay đổi tâm trạng có thể dẫn dến trầm cảm nếu cảm xúc tiêu cực kéo dài. Cô đơn và nghiện facebook cũng có thể là triệu chứng của trầm cảm.

– Kích thước não bộ có thể dự đoán nguy cơ trầm cảm

Những người bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu thường có chất xám trong não ít hơn, đặc biệt là ở vùng chịu trách nhiệm nhiều chức năng như huyết áp, nhịp tim, chức năng nhận thức, khả năng ra quyết định và cảm nhận. Điều này dẫn đến các rối loạn về xử lý cảm xúc và từ đó gây ra các triệu chứng trầm cảm.

– Quan tâm đến giấc ngủ

Thực tế là giấc ngủ và sức khỏe tinh thần có liên quan chặt chẽ với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu không ngủ đủ giấc, bạn sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn. Ngoài ra, những người bị rối loạn trầm cảm nặng có nguy cơ gặp rắc rối về giấc ngủ ban đêm và điều này làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

2. Những giải pháp đơn giản ngăn ngừa bệnh trầm cảm

– Vận động thường xuyên

Ít vận động khiến não bộ trở nên xơ cứng và ngày càng nhận được ít yếu tố kích thích, vì thế stress và tâm trạng bất an sẽ tích tụ và biến thành các triệu chứng trầm cảm. Những người theo giáo phái Amis ở Mỹ gần như không có ai bị trầm cảm đã chứng minh rằng lao động cơ bắp có lợi thế nào. Cộng đồng dân cư ở Pensylvania này không chấp nhận cuộc sống hiện đại, họ duy trì cuộc sống như thời ông bà, tổ tiên, chủ yếu tồn tại dựa vào canh tác nông nghiệp lạc hậu và chỉ tạo ra những công cụ cần thiết cho nhu cầu.

– Thay vì dùng thuốc, hãy đi du lịch

Theo một số nhà khoa học, trầm cảm là hiện tượng tương ứng với phản xạ ngủ đông của con người, là dạng phản ứng mang tính bản năng của động vật có vú. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi nạn nhân trầm cảm trở nên chậm chạp và buồn bã. Vậy nên, không cần đợi đến khi cơ thể có những dấu hiệu trầm cảm, bạn nên dành một vài thời điểm trong năm để tổ chức chương trình nghỉ ngơi dài ngày.

– Nhiệt độ lạnh cải thiện sức khỏe

Tận dụng nhiệt độ thấp để chữa bệnh không phải phát minh mới, tuy nhiên thời gian gần đây phương pháp này mới được áp dụng phổ biến giúp bệnh nhân lấy lại tâm trạng vui vẻ. Người bệnh bước vào phòng kín có nhiệt độ cực thấp (từ -110 độ C đến -160 độ C) trong thời gian 2-3 phút. Sau ca điều trị như vậy, họ thường cảm thấy tinh thần thư thái, thoải mái, và phong độ tinh thần này sẽ được duy trì lâu dài. Người Mỹ và người Nhật đã áp dụng nhiệt độ thấp để điều trị trầm cảm trên phạm vi rộng. Tuy vậy, liệu pháp nhiệt độ thấp không thể là phương thuốc chính chữa trị căn bệnh rối loạn này. Trong điều kiện gia đình, tắm nước lạnh bằng vòi hoa sen có thể coi là giải pháp thay thế hữu hiệu.

– Dạo bộ ngoài trời

Thông thường, chúng ta muốn đi ngủ nhiều hơn vào mùa thu và mùa đông, đôi khi chán ăn hoặc ăn uống nhiều hơn. Thủ phạm gây ra tình trạng bất thường đó là sự thiếu hụt ánh nắng. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Vương quốc Anh, chỉ cần một cuộc dạo bộ ngắn ngoài trời mỗi ngày cũng phát huy tác dụng cải thiện trạng thái tình cảm.

– Luyện tập thể chất

Luyện tập thể thao thường xuyên kích thích cơ thể gia tăng sản xuất endorfin – hoocmone tạo cảm giác hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu đã nhiều ngày mệt mỏi, buồn rầu và chán nản, bạn cần cân nhắc và thấu hiểu khi khuyên họ tham gia các hoạt động tạo sự kích thích này. Không nên biến việc rèn luyện thể chất trở thành nghĩa vụ bắt buộc hay gánh nặng tinh thần, nhưng việc tạo ra thói quen tập luyện hàng ngày thường phát huy hiệu quả điều trị bệnh rõ rệt. Hiểu biết và phòng ngừa trầm cảm sẽ giúp giảm sự kỳ thị liên quan đến tình trạng này và tạo cơ hội để nhiều người mắc bệnh tìm kiếm sự giúp đỡ.

Bài: DOL

Theo dep.com.vn

5 bước hạn chế bệnh trầm cảm

Tuy không dễ dàng trong việc điều trị bệnh trầm cảm nhưng nếu phát hiện sớm, người bệnh có thể khống chế bệnh với những phương pháp đơn giản, không cần lạm dụng thuốc.

Trầm cảm trở thành căn bệnh thế kỷ gia tăng ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là giới văn phòng. Tuy nhiên, nếu được chú ý phòng ngừa và phát hiện để điều trị sớm, căn bệnh hoàn toàn có thể được khống chế.

Được xếp hạng là loại bệnh phổ biến đứng thứ tư trên thế giới về việc gây ảnh hưởng lâu dài đến đời sống của người bệnh, đối với các giai đoạn của chứng bệnh trầm cảm, nếu không được điều trị đúng cách và dứt diểm, sẽ có khuynh hướng tái phát và tái diễn với tỷ lệ t.ự s.át cao.

Bệnh trầm cảm không giới hạn trong một độ t.uổi, giới tính hay nhóm người nhất định nào bởi tất cả mọi người ở đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau.

Theo y văn hiện nay (đăng trên website của Bệnh viện Tâm Thần TP.HCM), 27% người trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm rối loạn về khí sắc và/hoặc lo âu, cũng như rối loạn nhân cách và lạm dụng các chất gây nghiện. Tỉ lệ của rối loạn trầm cảm nặng được ước lượng là 2% ở t.rẻ e.m và 4% tới 8% ở thiếu niên.

Ở phụ nữ, trong nhiều giai đoạn của cuộc đời có thể xuất hiện bệnh trầm cảm cần chú ý như: hậu sản, t.iền k.inh n.guyệt, mãn kinh. Ước lượng 20-70% phụ nữ bị hội chứng trầm cảm t.iền k.inh n.guyệt và khoảng 80% phụ nữ bị triệu chứng trầm cảm trước hoặc sau khi sinh.

Đối với đàn ông, bệnh trầm cảm thường có liên quan đến rượu. Tuy phụ nữ hay bị trầm cảm hơn đàn ông, nhưng điều nghịch lý được ghi nhận rằng trầm cảm khiến đàn ông t.ự t.ử nhiều gấp 5 lần phụ nữ. Ngay cả ở nhóm người cao t.uổi hay những bệnh nhân đang mắc các chứng bệnh nặng cũng là các đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm.

Ngày nay, những áp lực về tài chính, công việc, cộng với chất lượng của điều kiện sống, nhiều bạn trẻ, đặc biệt là giới văn phòng, dễ trở thành “con bệnh” mà không hay biết.

Các dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện như cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, giảm cân, bất lực, chán hoặc thèm ăn; nhưng cũng có khi những triệu chứng trầm cảm có thể không xuất hiện hoặc xuất hiện không nổi bật. Không ít bệnh nhân từ chối điều trị chứng trầm cảm vì cho rằng bản thân mình không mắc bệnh. Điều này hoàn toàn không tốt mà ngược lại còn gây ảnh hưởng đến kết quả và quá trình điều trị sau này, khi bệnh đã chuyển biến phức tạp hơn.

Bảng câu hỏi tự đ.ánh giá trầm cảm PHQ9

Xây dựng sinh hoạt biểu khoa học

Trầm cảm khiến cuộc sống trở nên đảo lộn, đồng thời khiến con người cảm thấy bản thân vô dụng vì không thể hoàn thành bất cứ điều gì. Vì vậy việc xây dựng một lịch trình sinh hoạt chi tiết và khoa học, ngủ đủ giấc, thức dậy đúng giờ, đặt mục tiêu cá nhân cụ thể… sẽ giúp ích rất nhiều khi rơi vào cảm giác rối rắm và mất phương hướng.

Tập thể dục hoặc làm những việc yêu thích

Người mắc bệnh trầm cảm có đặc điểm chung là ít vận động, thiếu linh hoạt và thiếu sự giao lưu. Các hoạt động thể chất, dù là nhẹ nhàng, đều giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất endorphin, chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm đau, từ đó hỗ trợ bộ não tự điều chỉnh theo hướng tích cực hơn. Đây được xem là cách hiệu quả hơn việc uống thuốc.

Cố gắng vui chơi, dành thời gian thư giãn đúng nghĩa

Cũng giống việc làm những điều yêu thích, dành thời gian cho những thứ khiến bản thân vui vẻ như xem phim, gặp gỡ, trò chuyện với mọi người, du lịch… cũng là cách tận hưởng cuộc sống để bạn cảm thấy vui vẻ và thư thái hơn.

Ăn uống lành mạnh

Không chỉ đối với người mắc bệnh trầm cảm chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện cả thể chất lẫn tinh thần của tất cả mọi người. Riêng với chứng bệnh trầm cảm, thường khiến người bệnh ăn uống vô độ nên kiểm soát số lượng và chủng loại thực phẩm nạp vào cơ thể sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy khá hơn.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ ra thức ăn chứa omega 3 (như cá ngừ, cá hồi) và axit folic (như rau bina, quả bơ) giúp giảm nhẹ triệu chứng trầm cảm.

Tập thở thư giãn

Tập thở là một trong những phương pháp điều trị các bệnh liên quan đến tâm trạng, tim mạch, thần kinh. Chất lượng hơi thở quyết định chất lượng cuộc sống. Về mặt tâm lý, tập trung vào các bài tập thở là một trong những cách kết nối cơ thể và tâm trí, xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực, giúp bạn trở về với con người thật của mình để lắng nghe bản thân mong muốn điều gì.

Vi Trần

Theo vietnamnet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *