T.ử v.ong sau khi căng da mặt vì sốc phản vệ: nguyên nhân và những điều cần biết để tránh gặp trường hợp tương tự

Thông tin một người phụ nữ ở Sài Gòn đã t.ử v.ong sau khi phẫu thuật làm căng da mặt tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam (TP.HCM) vào tối 14/10 đang khiến nhiều chị em hoang mang lo lắng.

Sáng ngày 15/10, Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM đã tiếp nhận được thông tin vụ việc một người phụ nữ t.ử v.ong sau khi làm căng da mặt ở Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam (phường 9, quận 3, TP.HCM).

Qua thông tin ban đầu cho thấy, trước đó, ngày 11/10, nữ khách hàng C.T.L đã đến Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam (TP.HCM) để thực hiện ca phẫu thuật làm căng da mặt. Khi ca phẫu thuật kết thúc, sức khỏe của bà L. vẫn ổn định.

Tới 21h cùng ngày, nữ bệnh nhân đột nhiên xuất hiện tình trạng khó thở, tím tái. Ngay sau đó, Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam đã gọi tới Trung tâm Cấp cứu 115 xin hỗ trợ và chuyển nữ bệnh nhân vào Bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân được đưa vào Khoa Hồi sức Cấp cứu nhưng sau quá trình điều trị đã t.ử v.ong vào tối ngày 14/10.

Theo Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc nặng, ngưng tim ngoại viện rồi t.ử v.ong sau 3 ngày điều trị. Qua nhận định ban đầu của các bác sĩ, bệnh nhân L. t.ử v.ong do gặp tình trạng sốc phản vệ.

Vì sao phẫu thuật làm căng da mặt lại có thể g.ây s.ốc phản vệ?

Ngành công nghệ thẩm mỹ đang ngày càng được nhiều chị em phái đẹp ưa chuộng để khắc phục những khuyết điểm chưa hoàn hảo trên cơ thể. Đặc biệt trong đó, để cải thiện nhan sắc và đẩy lùi dấu hiệu lão hóa nhanh nhất, các chị em đã tìm đến phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ làm căng da mặt. Đây là phương pháp có thể mang lại hiệu quả chỉ sau vài tuần nghỉ dưỡng nhưng quá trình làm lại gây khá nhiều đau đớn, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ t.ử v.ong do gặp sốc phản vệ.

Trong bất kỳ quy trình phẫu thuật thẩm mỹ nào (kể cả làm căng da mặt) cũng cần tiến hành 2 thủ thuật quan trọng nhất là gây tê và gây mê. Khi gây mê, nếu bác sĩ không thử dược phẩm trước sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng sốc phản vệ. Tùy thuộc vào độ nhạy cảm của từng người mà mức độ sốc có thể gia tăng từ nhẹ đến nặng.

Sốc phản vệ trong phẫu thuật thẩm mỹ thường xảy ra khi nào và có biểu hiện gì để nhận biết không?

*Nguyên nhân nào g.ây s.ốc phản vệ trong phẫu thuật thẩm mỹ?

Có 3 nguyên nhân chính thường dễ dẫn đến tình trạng sốc phản vệ được các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành cảnh báo:

– Do dị ứng với thuốc gây mê: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sốc phản vệ trong phẫu thuật thẩm mỹ. Những loại thuốc gây mê trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ hoàn toàn giống với các loại thuốc gây mê trong phẫu thuật điều trị thông thường.

Do đó, nguy cơ dị ứng là như nhau. Chính vì vậy, trước khi gây mê cho khách hàng, nếu bác sĩ thẩm mỹ nào không test thuốc trước thì nguy cơ khách hàng gặp phải tình trạng sốc phản vệ là rất cao.

– Do xảy ra sự thay đổi thể tích đột ngột: Điều này thường xảy ra với những ca hút mỡ bụng do rút mỡ bụng một lượng quá lớn đột ngột, hay với những ca bơm ngực lại bơm quá lượng thể tích cho phép vào ngực… Tất cả những sự thay đổi thể tích này nếu diễn ra quá lớn và quá đột ngột đều có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ cho khách hàng.

– Do người bệnh có t.iền sử bệnh m.áu không đông, huyết áp cao, bệnh về tim mạch.

*Có biểu hiện gì để nhận biết một người đang bị sốc phản vệ hay không?

Sốc phản vệ là một phản ứng khi gặp các tác nhân hay yếu tố gây dị ứng nghiêm trọng cho cơ thể. Hiện tượng sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút, có thể là ngay sau khi bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng hoặc ủ lại trong cơ thể khoảng vài tiếng mới phát tác.

Dưới đây là một số biểu hiện giúp bạn nhận biết tình trạng sốc phản vệ đang diễn ra với người đối diện:

– Nhiệt độ cơ thể đột ngột nóng hơn bình thường.

– Có cảm giác nóng ran dữ dội trong cơ thể.

– Xuất hiện những phản ứng bất thường trên da như nổi phát ban, ngứa ngáy, da ửng đỏ hoặc tái nhợt.

– Bị co thắt đường hô hấp, lưỡi hoặc cổ họng bị sưng, thở khò khè.

– Mạch đ.ập yếu và nhanh hơn so với bình thường.

– Có cảm giác buồn nôn và nôn, đi kèm tiêu chảy.

– Chóng mặt, ngất xỉu là triệu chứng sau cùng của tình trạng sốc phản vệ.

Source (Nguồn tham khảo): Healthline, NCBI

Theo Helino

Nạn nhân bị TNGT nguy kịch, bất ngờ nguyên nhân lại do… ong đốt

Mới đây 1 người đàn ông nhập viện cấp cứu do TNGT, tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa lại do sốc phản vệ vì ong đốt.

Một người đàn ông bị TNGT nguy kịch, nguyên nhân lại do… ong đốt

BV Hùng Vương vừa cấp cứu cho nam bệnh nhân (42 t.uổi, trú tại Hữu Đô, Đoan Hùng, Phú Thọ) trong tình trạng lơ mơ, mạch nhanh, huyết áp tụt, gọi hỏi đáp ứng chậm, nói ngắt quãng… Da nổi sẩn đỏ toàn thân, lác đác vùng miệng, mắt có dấu hiệu phù kèm khó thở, thở nhanh, không rít thanh quản. Vùng chẩm có vết thương xước da c.hảy m.áu, đau ngực, đau quặn bụng từng cơn, hội chứng màng não âm tính….

Người nhà bệnh nhân kể, buổi tối bệnh nhân đi chơi bằng xe máy, nửa đêm có người phát hiện bệnh nhân bị TNGT đang nằm ở ven đường trong trạng thái mất ý thức sau đó được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Mặc dù qua thăm khám xác định người bệnh có bị đa chấn thương, vùng đầu và trên một số vị trí cơ thể có vết sây sát c.hảy m.áu nhưng với những triệu chứng lâm sàng thu được các bác sỹ thống nhất nhận định trạng thái lơ mơ, các chỉ số sinh tồn của người bệnh dao động… Nguyên nhân không phải do TNGT mà có thể bệnh nhân đã bị dị ứng, phản vệ với một dị nguyên chưa xác định.

Ở thời điểm nhập viện bệnh nhân đã rơi vào trạng thái sốc, tính mạng đã và đang bị đe dọa, bác sỹ trực đã quyết định sử dụng phác đồ điều trị sốc phản vệ… Và chỉ sau ba mươi phút bệnh nhân tỉnh, huyết động ổn định.

Bệnh nhân đã nhớ và cho biết, tối đó bệnh nhân bị ong đốt, ban đầu chỉ ngứa, đau, buốt, nhưng tình trạng khó chịu tăng dần, bệnh nhân định chạy xe máy về nhà để đi bệnh viện nhưng ngang đường thì ngã và không còn biết gì nữa.

May mắn là các bác sỹ trực cấp cứu đã đ.ánh giá đúng, bệnh nhân TNGT nhưng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hôn mê và đe dọa tính mạng của bệnh nhân lại đến từ sốc phản vệ do côn trùng đốt.

Hiện tại bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định và có thể được ra viện.

Theo baogiaothong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *