Hệ thống nội tiết của chúng ta hoạt động theo hướng phân phối hoóc môn. Sự thiếu hụt hoặc mất cân bằng trong quá trình phân phối này thường dẫn đến các vấn đề sức khỏe như trầm cảm, béo phì, rụng tóc, thậm chí vô sinh.
Các bài tập như thể dục nhịp điệu và tăng sức bền có tác dụng tốt hơn trong việc tăng mức độ hoóc môn – Ảnh minh họa: Shutterstock
Dưới đây là một số cách tự nhiên có thể giúp bạn cân bằng hoóc môn, theo trang tin The Health Site.
Ăn uống lành mạnh
Ăn thực phẩm không lành mạnh làm hỏng hệ thống nội tiết. Để đảm bảo hoóc môn của bạn không hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém, nên ăn thực phẩm chứa nhiều protein và chất xơ. Cùng với việc hấp thụ protein, điều quan trọng là phải cắt giảm tiêu thụ carbohydrate và bổ sung đường.
Các sản phẩm sữa có caffeine cũng có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố vì chúng thiếu chất chống ô xy hóa và giúp cho các gốc tự do trong cơ thể giành ưu thế. Thay vào đó, nên uống trà xanh, vốn rất giàu chất chống ô xy hóa và giúp giảm mức độ hoóc môn hoạt động quá mức như ghrelin, insulin và cortisol, theo The Health Site.
Kiểm soát cân nặng
Cùng với dinh dưỡng kém, thực phẩm và quản lý cân nặng không hiệu quả cũng có thể dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố. Ăn quá ít hoặc quá nhiều có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của bạn và làm tăng mức insulin và cortisol. Điều quan trọng là duy trì sự cân bằng lượng calorie phù hợp trong cơ thể. Điều này cũng có thể phụ thuộc vào t.uổi tác, giới tính và sức khỏe.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên làm tăng lưu lượng m.áu. Để làm được điều đó, cơ thể tăng cường sản xuất hoóc môn chống viêm. Đặc biệt, các bài tập như thể dục nhịp điệu và tăng sức bền có tác dụng tốt hơn trong việc tăng mức độ hoóc môn, theo The Health Site.
Giảm căng thẳng
Khi cơ thể bị căng thẳng, việc sản xuất hoóc môn sẽ bị tác động. Mức độ các hoóc môn như cortisol và adrenaline, vốn có khả năng chống lại bệnh tật, bị xáo trộn khi chúng ta căng thẳng. Lối sống bận rộn hoặc các bệnh tiềm ẩn có thể làm gia tăng mức độ căng thẳng.
Để kiểm soát căng thẳng, hãy thử tập thiền, yoga, vận dụng liệu pháp hương hoa hoặc đơn giản là tập thể dục. Khi căng thẳng giảm, cân bằng nội tiết trở lại.
Ngủ đủ
Khi chúng ta ngủ, cơ thể chúng ta loại bỏ độc tố bằng cách tự nạp lại các hoóc môn quan trọng. Với giấc ngủ không đầy đủ, việc sản xuất hoóc môn sẽ bị xáo trộn. Mô hình giấc ngủ không đồng khiến cơ thể bị nhầm lẫn, và gây thiệt hại tiềm tàng cho quá trình sản xuất hoóc môn, theo The Health Site.
Theo Thanh niên
Nếu con bạn vật vã ngủ không ngon giấc, hãy thử ngay những mẹo “nhỏ mà có võ” này
Tiến sĩ Ranj Singh – một bác sĩ người Anh, đồng thời là một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng đã chia sẻ về các bí quyết giúp trẻ ngủ ngon.
Trên thực tế, có tới 40% t.rẻ e.m từ 1 đến 5 t.uổi có vấn đề về giấc ngủ và chúng thường rơi vào một trong ba trạng thái: không chịu đi ngủ, không buồn ngủ, và không ngủ được. Mặc dù điều này có thể gây ra căng thẳng đối với cha mẹ, nhưng may mắn thay, rất ít t.rẻ e.m mắc chứng rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn, chỉ cần cha mẹ lưu ý một vài điều dưới đây thì mọi chuyện sẽ ổn.
Giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với t.rẻ e.m?
Mặc dù bắt trẻ đi ngủ là việc rất khó khăn, nhưng cha mẹ nên cương quyết yêu cầu trẻ đi ngủ đúng giờ. Vì giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não và thể chất của trẻ. Đặc biệt, giấc ngủ trong thời kỳ từ 0 đến 5 t.uổi còn là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của hệ thần kinh. Thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ không tốt sẽ ảnh hưởng đến hành vi, thành tích học tập và các vấn đề cảm xúc khác. Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân gây nên bệnh béo phì.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não và thể chất của trẻ, đặc biệt là sự phát triển của hệ thần kinh (Ảnh minh họa)
Trẻ cần ngủ bao nhiêu giờ là đủ?
Không có số giờ cụ thể cho giấc ngủ của trẻ, bởi mỗi bé có nhu cầu ngủ khác nhau. Nhưng Tiến sĩ Ranj khuyên là trẻ nên ngủ trung bình từ 10 – 17 giờ khi được 6 tháng và từ 8 – 11 giờ/ngày khi trẻ 11 t.uổi.
Tuy nhiên, đây chỉ là những hướng dẫn chung. Nếu trẻ vẫn tăng trưởng và phát triển bình thường, thì nghĩa là trẻ đã ngủ đủ giấc và cha mẹ không cần lo lắng.
Bí quyết giúp trẻ ngủ ngon:
– Cha mẹ vẫn nên cho trẻ hoạt động bình thường như mọi ngày. Tập thể dục vào buổi chiều sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn nhưng không nên cho trẻ tập khi gần đến giờ đi ngủ.
– Nên cố định giờ ngủ cũng như thứ tự những việc cần làm trước khi đi ngủ để tạo thành thói quen cho trẻ, và cũng là lời nhắc nhở cho trẻ biết đã đến lúc nghỉ ngơi. Ví dụ, trước khi đi ngủ khoảng 30 phút đến 1 tiếng, cha mẹ hãy cho trẻ tắm nước ấm để thư giãn, giúp trẻ giảm căng thẳng vì hóc môn cortisol có thể làm trẻ ngủ không ngon.
Phòng ngủ của trẻ phải ấm áp, yên tĩnh, tối và thoải mái (Ảnh minh họa).
– Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có thể gây kích thích, bao gồm tất cả các loại thức ăn và thức uống chứa đường hoặc caffeine trong 4 giờ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, cha mẹ hãy cho trẻ ăn các loại thức ăn khác kích thích giấc ngủ như sữa tươi, sữa đậu nành, và các loại hạt. Tất cả những thực phẩm này đều chứa axit amin tryptophan – một thành phần thiết yếu của hóc môn serotonin và melatonin – hóc môn kích thích giấc ngủ. Một ly sữa nóng với một lát sandwich bơ đậu phộng nhỏ hoặc bánh quy bột yến mạch là một món ăn nhẹ tuyệt vời trước khi đi ngủ, nhưng lưu ý trẻ nên ăn từ 45 đến 60 phút trước khi ngủ.
– Phòng ngủ của trẻ phải ấm áp, yên tĩnh, tối và thoải mái. Cha mẹ đừng tiếc t.iền đầu tư cho con một cái giường, nệm chất lượng tốt. Nếu trẻ không muốn đi ngủ, cha mẹ có thể cho trẻ ôm con thú bông hoặc món đồ chơi mà trẻ thích nhất để trẻ an tâm đi ngủ.
– Tuyệt đối không được mang điện thoại, Ipad vào trong phòng ngủ. Ánh sáng phát ra từ những thiết bị điện tử này sẽ cản trở quá trình sản xuất hóc môn melatonin. Thay vào đó, cha mẹ hãy đọc truyện cho trẻ trước giờ đi ngủ. Điều này cũng thúc đẩy sự gắn bó khăng khít giữa cha mẹ và con cái.
– Một số trẻ sợ bóng tối và chúng căng thẳng đến mức không dám ngủ. Lắp đèn ngủ rất mờ hoặc để đèn ngủ ngoài hành lang, cửa phòng hơi hé mở để ánh sáng lọt vào một chút là cách khắc phục cho trường hợp này.
Trẻ con rất hay kiếm chuyện nếu chúng không muốn ngủ. Nào là khát nước, nào là đi vệ sinh… Cha mẹ vẫn nên đáp ứng những yêu cầu này của trẻ nhưng nên đặt ra giới hạn rõ ràng để những thói quen xấu không tồn tại.
Làm thế nào để khuyến khích trẻ ngủ xuyên đêm?
Một chiếc đèn ngủ mờ là “vị cứu tinh” của trẻ sợ bóng tối giúp trẻ không sợ và ngủ ngon hơn (Ảnh minh họa).
Thức dậy vào ban đêm là chuyện bình thường, đặc biệt là đối với những em bé sơ sinh thường xuyên thức dậy để bú. Tuy nhiên, khi trẻ đã lớn hơn, nhu cầu ăn đêm giảm dần đi thì đã đến lúc chúng cần học cách ngủ xuyên đêm. Và dù làm cách nào đi chăng nữa thì việc dạy trẻ ngủ xuyên đêm cần có thời gian và sự kiên nhẫn của cha mẹ.
Đối với trẻ dưới 6 tháng t.uổi, cha mẹ nên kiểm tra xem con có đang khó chịu, đau đớn hay không khỏe khi trẻ thức dậy và khóc hay không, nếu không có vấn đề gì, hãy trấn an nhanh gọn để trẻ ngủ tiếp. Còn với trẻ lớn hơn, cha mẹ nên có hành động khen thưởng cho mỗi lần ngủ ngoan của trẻ ví dụ tặng con một ngôi sao gắn lên biểu đồ khen thưởng để khuyến khích trẻ ngủ tốt hơn.
Khi nào thì cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?
Khi cha mẹ thấy con mình khó ngủ, mất ngủ thường xuyên thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ, vì đôi khi đó là dấu hiệu tiềm ẩn của chứng rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày hoặc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng mất và khó ngủ ở trẻ.
Nguồn: Mirror
Theo Helino