Điều máy bay trực thăng cấp cứu ngư dân bị tai nạn tại Trường Sa

Sau khi được cấp cứu và điều trị tại Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn, với tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, bệnh nhân đã được Bộ Quốc phòng điều máy bay trực thăng đưa vào đất liền điều trị.

Tin từ Ủy ban quốc gia ứng phó với sự cố thiên tai & TKCN cho biết, tối ngày 15/10, sau khi đón bệnh nhân Nguyễn Văn Tâm, (SN 1989), ngư dân tàu cá KG 91781 TS đang được cấp cứu và điều trị tại Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn, máy bay Mi 172 (số hiệu 423) Bộ Quốc phòng đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất.

Bệnh nhân Tân sau đó được đưa bệnh viện để điều trị.

Trước đó, vào 1h30′ cùng ngày, Bệnh nhân Tâm đã được y bác sĩ Bệnh xá đảo Trường Sa Lớn hội chuẩn qua Telemedicine với Bệnh viện quân y 175, chẩn đoán: Đa chấn thương, chấn động não; chấn thương hàm mặt (rách môi trên, gãy dọc xương hàm trên và vòm họng); chấn thương mắt phải, n.hiễm t.rùng giác mạc; chấn thương vai trái, gãy xương đòn trái do tai nạn lao động ngày thứ 3; tiên lượng xấu.

Tình trạng bệnh lý của bệnh nhân vượt quá khả năng điều trị của Bệnh xá đảo, Bệnh viện quân y 175 đề nghị vận chuyển cấp cứu bằng máy bay trực thăng về đất liền cấp cứu.

Máy bay trực thăng vận chuyển cấp cứu bệnh nhân. Ảnh: TL.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không – Không quân điều máy bay Mi 172 (số hiệu 423) cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất lúc 12h03′ ngày 15/10 và kíp Bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 bay ra đảo Trường Sa Lớn, 15h19′ hạ cánh tại đảo tiếp nhận nạn nhân và 16h bay bề đất liền.

Cùng trong sáng 15/10, tại đảo Đá Tây/quần đảo Trường Sa, bệnh nhân Phạm Ngọc Sơn (SN 1960)- Thuyền trưởng tàu Khang Dương 16 của Công ty Thành An 96, trong tình trạng đau quặn thận sỏi dưới liệu quản phải, bí tiểu tiện.

Công ty Thành An 96 đề nghị chuyển bệnh nhân sang đảo Trường Sa Lớn cấp cứu. Lúc 12h30′ cùng ngày, Quân chủng Hải quân đã điều tàu 624 đang trực tại đảo Đá Tây tiếp nhân bệnh nhân đưa về đảo Trường Sa Lớn điều trị.

Văn Nguyễn

Theo baovephapluat

Quy trình báo động đỏ giúp cứu sống bệnh nhân bị dao đ.âm x.uyên bụng

Ngày 13/10, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, bệnh viện vừa cứu sống trường hợp bệnh nhân Phùng Văn C (32 t.uổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) bị sốc mất m.áu do dao đ.âm t.hấu bụng nhờ kịp thời kích hoạt hệ thống báo động đỏ nội viện.

Bệnh nhân được cứu sống nhờ hệ thống báo động đỏ nội viện. Ảnh: BV

Được đưa vào bệnh viện trong tình trạng đa chấn thương nặng vì dao đ.âm, bệnh nhân Phùng Văn C lập tức được tiến hành siêu âm tại giường, làm các xét nghiệm. Kết quả khám cho thấy bệnh nhân bị sốc trụy mạch do mất m.áu cấp, vết thương thấu từ sườn lưng vào bụng.

Nhận thấy đây là trường hợp nguy kịch, sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được mổ cấp cứu ngay lập tức nên các bác sĩ đã quyết địn kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện. Chỉ trong vòng 10 phút ngay sau khi kích hoạt, tất cả đội ngũ y, bác sĩ đã có mặt đầy đủ. Bác sĩ Trần Ngọc Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện và ê kip khẩn trương bắt tay vào mổ cấp cứu cho bệnh nhân. Nhận thấy vết thương của bệnh nhân sâu do dao đ.âm x.uyên qua cơ thắt lưng, làm rách thận và lá lách; trong ổ bụng bệnh nhân có khoảng 1,5 lít m.áu đông; các bác sĩ đã tiến hành cắt lách và cấy lách tự thân, khâu và bảo tổn thận trái, xử lý vết thương vùng cơ thắt lưng, lau rửa ổ bụng lấy hết m.áu đông cho bệnh nhân.

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ nỗ lực của các bác sĩ, ca mổ đã thành công, giành lại được sự sống cho bệnh nhân khỏi bàn tay tử thần.

Báo động đỏ là quy trình phối hợp, hỗ trợ khẩn cấp nhằm can thiệp ngoại khoa cấp cứu người bệnh trong tình trạng nguy kịch, ảnh hưởng đến tính mạng. Mục tiêu là vừa hồi sức vừa tiến hành can thiệp phẫu thuật cấp cứu ngay cho người bệnh. Quy trình này yêu cầu toàn bộ đội ngũ nhân viên hồi sức, phẫu thuật và các chuyên khoa liên quan phải có mặt ngay tại phòng mổ trong thời gian sớm nhất, có thể bỏ qua một số khâu của quy trình cấp cứu thông thường như hội chẩn, chờ hồi sức nội khoa ổn định, xét nghiệm m.áu, Xquang, siêu âm…

TN/Báo Tin tức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *