Ấu trùng thâm nhập vào cơ thể, lây nhiễm vào m.áu và hệ bạch huyết rồi trưởng thành, đẻ trứng trong ruột để bắt đầu chu kỳ mới.
Bác sĩ Lương Trường Sơn, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng TP HCM, cho biết bệnh ấu trùng da di chuyển là một bệnh n.hiễm t.rùng da do ấu trùng giun móc từ mèo, chó và động vật khác gây nên. Vị trí phổ biến nhất thường hay gặp nhất là bàn chân, khe ngón chân, ngón chân tay, đầu gối và mông.
Con người có thể bị nhiễm ấu trùng qua chân trần khi đi bộ trên bãi cát hoặc tiếp xúc với đất bị ô nhiễm phân động vật. Bệnh thường xuất hiện ở bàn chân và cẳng chân, hoặc bất kỳ phần nào của cơ thể tiếp xúc với đất bẩn.
Thông thường, trứng ký sinh trùng được truyền từ phân của động vật bị nhiễm khuẩn qua đất cát ẩm ướt (là nơi ấu trùng nở) tới da người, ấu trùng có thể xâm nhập thông qua nang lông, vết nứt da hoặc thậm chí da còn nguyên vẹn. Sau đó vài ngày đến vài tháng từ nơi xâm nhập ban đầu, ấu trùng di chuyển dưới da tạo nên đường hầm rộng 3-5 mm.
Trong cơ thể người ấu trùng có thể thâm nhập vào các lớp sâu của da lây nhiễm vào m.áu và hệ bạch huyết. Ở trong ruột, chúng trưởng thành và đẻ trứng sau đó được bài tiết để bắt đầu chu kỳ mới. Tuy nhiên, ấu trùng không thể xâm nhập vào lớp trung bì cho nên bệnh này chỉ giới hạn ở lớp biểu bì da.
Ấu trùng da xâm nhập gây ngứa, kích thích trong 30 phút. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Theo bác sĩ, tất cả giới tính, lứa t.uổi đều có thể bị ảnh hưởng nếu tiếp xúc với ấu trùng. Nhóm có nguy cơ bao gồm những người thường xuyên tiếp xúc với đất cát ẩm ướt, đi chân đất, t.rẻ e.m chơi ở hố cát, nông dân, người làm vườn, thợ ống nước, thợ săn, thợ điện, thợ mộc…
Khi bị ấu trùng xâm nhập, bạn có thể có cảm giác ngứa râm ran, kích thích trong vòng 30 phút. Các ấu trùng có thể sau đó nằm im cả tuần hoặc cả tháng hoặc ngay lập tức bắt đầu hoạt động từ từ tạo ra hang rộng 2-3 mm, kéo dài 3-4 cm mỗi ngày từ vị trí xâm nhập. Nếu có nhiều ấu trùng cùng tham gia thì tổn thương biểu hiện ngoằn ngoèo quanh co đa dạng.
Trong hầu hết trường hợp, các tổn thương sẽ tự khỏi trong vòng 4-8 tuần vì cơ thể người là con đường cụt của loại ấu trùng này. Tuy nhiên, nếu can thiệp điều trị sẽ rút ngắn quá trình của bệnh. Triệu chứng ngứa sẽ giảm trong vòng 24-48 giờ sau điều trị và tổn thương giải quyết trong vòng một tuần. Khi có n.hiễm t.rùng da thứ phát có thể cần điều trị kết hợp với kháng sinh.
Bác sĩ khuyên không đi chân đất để tiếp xúc với đất, cát bị ô nhiễm. Tẩy giun cho chó, mèo và động vật sống gần. Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, khi tiếp xúc với môi trường dễ lây bệnh cần có trang phục bảo hộ an toàn.
Thùy An
Theo VNE
Sai lầm khi rửa rau sống nhiều người mắc
Ngâm rau sống trong nước muối quá lâu, sau khi rửa rau thường vẩy qua cho ráo rồi ăn ngay… là sai lầm của nhiều người.
Rau sống chỉ các loại rau có thể ăn trực tiếp, không qua chế biến. Những loại rau thường ăn sống như diếp cá, kinh giới, rau răm, tía tô, húng quế, xà lách, rau mùi, kèo nèo, rau nhúc, dừa nước…
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, rau sống có nguy cơ cao chứa các loại ký sinh do thường bị tưới bằng nước bẩn, bón phân tươi. Đây là mầm mống khiến cho ký sinh trùng sinh sôi và lây lan như các loại giun sán, giun đũa chó mèo, sán lá gan… Khi ấu trùng vào cơ thể phát triển thành con sán. Ăn rau sống còn có nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa khác như tiêu chảy, nhiễm giun hay kiết lỵ.
Theo chuyên gia, ngâm rau trong nước muối loãng không diệt trừ được giun sán như nhiều người vẫn nghĩ, lượng hóa chất bám trên rau cũng không giảm đi đáng kể, mùi vị có thể bị thay đổi. Ngược lại, ngâm rau sống quá lâu (trên 10 phút) có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng. Bạn cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại trừ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.
Nếu là cọng rau lá to như xà lách thì bẻ ra từng nhánh, từng lá, lật qua hai bề mặt để rửa, sau đó bỏ vào thau, rửa lại bình thường một hoặc hai nước. Một số loại rau nên chần qua nước sôi, ở nhiệt độ cao, vi khuẩn sẽ c.hết và không gây hại cho cơ thể.
Rau sống sau khi rửa sạch cần để ráo nước. Nhiều người sau khi rửa thường vẩy qua rồi ăn ngay, dễ làm đau bụng cho t.rẻ e.m hoặc những người hệ tiêu hóa yếu.
Nhiều người rửa rau bằng cách ngâm với giấm. Nhiều nghiên cứu cho thấy giấm giúp t.iêu d.iệt vi khuẩn, virus, phá vỡ phấn, lông bên ngoài. Hỗn hợp giấm 10% sẽ giảm đến 90% vi khuẩn, chưa có nghiên cứu cho thấy giấm loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu. Nếu rửa rau bằng giấm, bạn nên rửa lại bằng nước sạch một lần nữa.
Nên rửa từng lá rau trực tiếp dưới vòi nước chảy thay vì ngâm tất cả trong chậu.
Các loại rau khác như cải, cần, rau có nhánh như bông cải xanh, súp lơ xanh… nên rửa xong mới cắt nhỏ để đảm bảo dinh dưỡng không bị mất đi. Nếu cắt xong mới rửa, vô tình bạn đã làm mất đi lượng vitamin cần thiết.
Các loại củ như khoai tây, cà rốt, củ cải… khi gọt vỏ hoặc cạo bỏ lớp ngoài, các vi trùng, bụi bẩn, thuốc trừ sâu trên bề mặt vẫn có thể thấm vào sâu. Để làm sạch, nên rửa kỹ lại với nước lạnh, tránh chà xát mạnh tay để rau củ không bị nát.
Quỳnh Anh
Theo VNE